Theo các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nhiễm HP ở người Việt Nam hiện nay đang nằm ở mức khoảng 87.5% và đặc biệt, nhóm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em dưới 8 tuổi được xem là nhóm đối tượng có tỷ lệ nhiễm HP rất cao, chiếm khoảng 98%. Điều này cho thấy, đây là một tình trạng đang cần được báo động để mọi người có thể nhận biết sớm cũng như điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là vi khuẩn hình que, có một túm lông ở một đầu, giúp vi khuẩn di chuyển được, HP sống trong môi trường axit. Loại vi khuẩn này chính thức được công nhận là một trong những nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày – hành tá tràng và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
Là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày, vi khuẩn HP có tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori (viết tắt: HP) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1982 bởi hai bác sĩ người Australia. Theo quan niệm trước đây, nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng là do axit và nguyên tắc điều trị bệnh là làm giảm tiết axit trong dạ dày. Tuy nhiên, sự phát hiện vi khuẩn HP đã thay đổi hoàn toàn quan niệm, bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh nhiễm khuẩn. Và nguyên tắc điều trị từ việc giảm tiết axit trong dạ dày đã thay đổi và mục tiêu chính là tiêu diệt vi khuẩn HP.
Người ta còn phát hiện ra vi khuẩn HP có mặt ở nhiều nơi trên cơ thể như khoang miệng, mảng bám trên răng, đường ruột, trong các hốc xoang,… Tuy nhiên, mới chỉ phát hiện vi khuẩn HP gây bệnh ở dạ dày.
Cách nhận biết nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em?
Đối với trẻ em, nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày rất khó phát hiện vì thường không có dấu hiệu đặc trưng. Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp ở trẻ em thường gây ra các bệnh về dạ dày như ở người lớn. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là trong Y khoa thế giới chưa ghi nhận vi khuẩn Hp gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ khi nhiễm phải vi khuẩn Hp đó là gây u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng.
Triệu chứng bệnh máu khó đông ở trẻ em và cách điều trị
Các triệu chứng và cường độ của triệu chứng là khác nhau ở mỗi người, vì mỗi người có cơ địa khác nhau. Điểm chung duy nhất là đau bụng, thường kéo dài trong khoảng 2-3 giờ sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Ngoài ra, trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp còn có thể có những biểu hiện khác như:
- Đầy hơi, ợ nóng khó chịu.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Ăn mất ngon, kém ăn.
- Sụt cân, suy nhược cơ thể.
- Nôn ra máu hoặc phân đen, trường hợp này là do xuất huyết trong dạ dày hoặc tá tràng.
- Tuy nhiên, có một số trẻ lại không có những biểu hiện gì đặc biệt mà chỉ có biểu hiện như xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Những triệu chứng này nhìn chung không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở hệ tiêu hóa khác. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán ngay nếu gặp các trường hợp sau:
- Trẻ bị đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
- Khi ăn trẻ thường có cảm giác khó nuốt.
- Khi đi ngoài phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
- Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường nào?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn hoàn toàn có khả năng lây lan từ người nhiễm sang người lành. Những con đường lây lan chính của vi khuẩn HP như sau:
- Đường miệng – miệng: Những tiếp xúc đường miệng – miệng với người bị nhiễm vi khuẩn HP có thể truyền nhiễm cho đối phương thông qua nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa chứa vi khuẩn HP.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP có trong chất thải được xem là nguồn lây nhiễm nhanh chóng bởi thói quen sinh hoạt hoặc ăn uống không vệ sinh cẩn thận, không ăn chín uống sôi hoặc do người chế biến không giữ vệ sinh tay đúng cách.
- Đường dạ dày – dạ dày: Khi nội soi tác các cơ sở y tế, các dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch, khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bệnh này sang người bệnh khác.
- Đường dạ dày – miệng: khi bị ợ chua hoặc trào ngược dạ dày, người có vi khuẩn HP có thể đẩy khuẩn HP lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em liệu có nguy hiểm như bạn nghĩ?
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Chúng có thể gây ra những bệnh lý nào?
Có đến 80% người bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng vẫn không xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm nào. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này lại là nguyên nhân của nhiều căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm, tiêu biểu có thể kể ra như sau:
- Viêm dạ dày: Vi khuẩn HP sinh trưởng trong môi trường axit của dạ dày. Chúng có thể sống và phát triển ngay tại lớp nhầy của bề mặt niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ khiến cho dạ dày bị viêm mà không gây ra triệu chứng nổi bật nào.
- Loét dạ dày, tá tràng: Sau một thời gian dài cư trú dưới lớp nhầy của dạ dày và thường xuyên tiết ra nhiều độc tố như urease, cytokine… vi khuẩn HP sẽ làm dạ dày mất đi lớp nhầy bảo vệ, tạo điều kiện cho axit tấn công dạ dày. Từ đó thì các vết loét ở dạ dày cũng như tá tràng sẽ hình thành.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày: Quá trình kích thích của vi khuẩn làm các tế bào tuyến ở niêm mạc dạ dày mất đi dần, thay vào đó là các tế niêm mạc biểu mô ruột (chuyển sản ruột). Khi niêm mạc dạ dày không còn tế bào tuyến để tiết axit, dịch vị dạ dày… thì cơ thể sẽ gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu, nuốt khó…. Dần dà thì việc loại sản tế bào cũng có thể gây ra nguy cơ ung thư dạ dày.
Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ em
Khi nào nên điều trị nhiễm vi khuẩn Hp nếu chẳng may trẻ mắc phải?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, các trường hợp trẻ em sau đây nên điều trị nhiễm vi khuẩn Hp:
Trẻ em đi ngoài ra chất nhầy là bị gì? Có nguy hiểm không?
- Tất cả trường hợp trẻ em bị viêm loét dạ dày- tá tràng mà có vi khuẩn Hp dương tính.
- Trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Hp và trong gia đình có người thân bị bệnh ung thư dạ dày.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn Hp được phát hiện qua mô bệnh học, không bị viêm loét dạ dày- tá tràng thì phụ huynh có thể cân nhắc điều trị cho trẻ. Việc điều trị cần được hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Dùng kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp cho trẻ trong thời gian dài sẽ gây ra tác hại: rối loạn vi khuẩn đường ruột, suy nhược cơ thể trẻ, giảm đề kháng,… và một số tác dụng phụ khác. Vì thế, khi điều trị vi khuẩn Hp cho trẻ, phụ huynh không nên tự ý quyết định mà hãy cân nhắc kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ để có lựa chọn sáng suốt nhất.
Các cách phòng ngừa nhiễm trùng Hp ở trẻ em?
Giúp con xây dựng thói quen tốt cho sức khỏe hoặc vệ sinh cá nhân có thể giúp giữ an toàn cho con. Những thói quen này bao gồm:
- Rửa tay sau khi bạn đi vệ sinh và trước khi bạn chuẩn bị hoặc ăn thức ăn. Dạy con bạn nên làm như vậy.
- Tránh thực phẩm hoặc nước không sạch.
- Đừng ăn bất cứ thứ gì không được nấu chín kỹ.
- Tránh thức ăn được phục vụ bởi những người không rửa tay.
Với những thông tin đã nêu trong bài viết không chỉ giúp giải đáp câu hỏi “Vi khuẩn HP ở trẻ em là gì” mà còn giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về những dấu hiệu nhận biết và phòng tránh lây nhiễm loại vi khuẩn này. Nếu bạn đang nghi ngờ các bé nhà mình mắc phải vi khuẩn HP, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị kịp thời các mẹ nhé!
Tuthuoc24h.net