Bụng cồn cào khi mang thai là bình thường hay bất thường?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Bụng cồn cào khi mang thai - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bụng cồn cào khi mang thai là hiện tượng rất bình thường. Tình trạng này khiến mẹ khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé !

Bụng cồn cào khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng nhưng làm cho mẹ khó chịu và lo lắng.Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu cồn cào, nặng bụng khi mang thai. Loại bỏ cảm giác xót ruột khi mang thai là gì?. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân gây ra bụng cồn cào khi mang thai

Nguyên nhân bụng cồn cào khi mang thai là gì ?

Bà bầu uống nước quá nhiều dễ gây cồn cào bụng

Bà bầu uống quá nhiều nước

Bổ sung nước mỗi ngày là cần thiết. Tuy nhiên bà bầu uống nước quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng no ngay, ăn ít hơn nhưng nhanh đói. Điều đó dẫn đến bụng cồn cào, khó chịu.

Do bé bị đói

Nhiều lúc bà bầu thấy cồn cào là do thai nhi bị đói. Con đói cũng có thể khiến mẹ cảm thấy đói theo. Những lúc như vậy, bà bầu cần tìm đồ để ăn ngay.

Không cần ăn những thứ to tát, chỉ cần ăn những món ăn vặt là được. Không nên để cơn đói quá lâu sẽ khiến thai nhi bị béo phì khi sinh ra do cơ thể quen tích trữ chất béo.

Thai càng lớn, bà bầu càng dễ đói bụng và cần ăn nhiều hơn. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là thời gian bà bầu thấy hay cồn cào nhất.

Dưới đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang đói cồn cào:

Bé liên tục đạp: Đó là tín hiệu bé muốn nhắc mẹ hãy đi ăn gì đó đi. Nếu đúng như vậy, ngay sau khi bạn ăn hay uống gì đó, bé sẽ bớt đạp ngay hoặc không đạp nữa.

Bé trườn phần bụng xuống dưới: Nếu bé có tín hiệu máy nhẹ hoặc trườn xuống bụng dưới khi mẹ đang làm việc và vận động thì có thể bé đang đói.

Thức ăn cay nóng khiến bụng cồn cào khi mang thai

Ăn quá nhiều thức ăn cay nóng khiến bụng mẹ cảm thấy cồn cào. Ăn đồ vị cay có thể làm kích thích lớp lót dạ dày, tăng nguy cơ bị loét dạ dày. Đau do loét dạ dày này ở mức nhẹ bạn sẽ cảm thấy gần giống với đói bụng cồn cào. Mẹ nên hạn chế và chú ý khi ăn thực phẩm cay nóng. Điều này vừa không tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bụng cồn cào khi mang thai do thai nhi lớn

Bụng cồn cào có thể dễ nhận biết và thường gặp rõ hơn khi bà bầu đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi phát triển và lớn nhanh chóng. Nếu không ăn uống đủ, tình trạng này sẽ gây bất lợi cho cả người mẹ và thai nhi.

Tăng cân quá nhiều khi mang thai có nguy hiểm không?

Bụng cồn cào khi mang thai do thay đổi hormone

Mang thai sẽ làm thay đổi đáng kể lượng hormone trong cơ thể.  Khi mẹ bị ốm nghén sẽ cảm giác đói bụng cồn cào như thể chưa ăn gì. Thay đổi hormone gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu kể cả bụng đói cồn cào.

Bà bầu ăn quá nhanh và ăn ít

Não bộ vẫn chưa kịp kích hoạt các trung tâm bảo dưỡng khi bạn ăn quá nhanh. Tức là bà bầu vẫn cảm thấy đói. Chế độ ăn uống cho bà bầu vẫn phải ăn nhiều hơn so với bình thường để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu bà bầu đang uống một số loại thuốc đường uống như corticosteroid, somatropin. Điều này có thể khiến bà bầu đói bụng liên tục.

Uống thuốc khi không biết mình mang thai có sao không?

Bà bầu bụng cồn cào do nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng như giun sán cũng sẽ làm tăng sự thèm ăn. Bởi vì những ký sinh trùng này hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến sự thiếu hụt. Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy bụng đói cồn cào mặc dù ăn uống đầy đủ.

Loại bỏ cảm giác xót ruột, cồn cào khi mang thai

Bổ sung chất xơ có thể loại bỏ cảm giác cồn cào khi mang thai

Bụng cồn cào, nặng bụng khi mang thai gây ra nhiều sự khó chịu cho bà bầu. để loại bỏ cảm giác đó, mẹ bầu áp dụng những chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng hằng ngày.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý

Điều này sẽ giúp dạ dày không thèm ăn. Ngoài bữa chính bầu nên ăn những bữa ăn phụ để đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh tình trạng cồn cào.

Ăn chậm nhai kỹ

Việc này không chỉ tốt cho thời kỳ bầu bì mà còn giúp mẹ giảm cân sau sinh một cách hiệu quả. Nhai kỹ giúp nước bọt tiết ra từ khoang miệng cũng có chứa các enzym tiêu hóa giúp giảm gánh nặng cho dạ dày. Bà bầu không nên ăn quá nhanh hoặc quá no. Điều này không tốt cho bà bầu.

Uống nước đúng cách

Không nên uống quá 3 lít nước mỗi ngày và không nên uống nước trước và ngay sau bữa ăn để tránh cảm giác sôi bụng khi mang thai.

Bổ sung chất xơ

Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi là một phương thuốc tuyệt vời giúp loại bỏ hiện tượng táo bón, khó tiêu, bị xót ruột khi mang thai.

Tập thể dục điều độ

Tập thể dục thường xuyên là biện pháp hiệu quả giúp bà bầu ngăn ngừa các cơn đau bụng trên. Thói quen này còn tạo sự thoải mái và xua tan căng thẳng rất hiệu quả.

Giữ ấm cơ thể

Việc giữ ấm cơ thể giúp mẹ bầu hạn chế được những cơn đau bụng trong thai kỳ. Thế nên, mẹ hãy thường xuyên tắm với nước ấm để duy trì một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Nghỉ ngơi, thư giãn

Khi mang thai mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu vì những thay đổi của tâm, sinh lý. Những lo lắng này dễ dẫn đến những cơ đau bụng bất thường. Thế nên, mẹ hãy luôn giữ tâm lý ổn định và nghỉ ngơi nhiều hơn nhé. Việc làm này không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu mà còn cho cả bé yêu nữa đấy.

Bà bầu nên kiêng những thực phẩm này khi bụng cồn cào

Đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây cảm giác cồn cào khi mang thai

Đồ ăn lên men

Một số các thực phẩm tạo hơi, chứa nhiều axit, làm tăng tiết dịch dạ dày và gây ra các cơn đau bụng bà bầu không nên ăn gồm: hành muối, dưa muối, cà muối

Các loại hoa quả chua

Cam, quýt, khế, sấu, … những loại hoa quả này làm tăng axit trong dạ dày khiến cho tỳ vị khó chịu, ợ chua, gây rối loạn chức năng của đường ruột. Riêng chuối tiêu khiến cho đường ruột có cảm giác khó tiêu, nóng rát gây tổn thương.

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên ít ăn các loại hoa quả chua. Nếu ăn thì nên ăn sau khi ăn cơm 30 phút – 1 tiếng chứ không nên ăn khi dạ dày đang trống rỗng.

Ăn dứa khi mang thai có nên không?

Đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ

Các loại đồ ăn cứng (ngô rang, ngô cay, cơm cháy,…) và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ rất khó tiêu hóa, làm tăng thêm gánh nặng , khiến nó phải co bóp nhiều hơn và tiết dịch vị nhiều hơn. Điều này khiến cho các cơn đau bụng càng nhiều và dữ dội.

Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn ít nhiều đều chứa chất bảo quản hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cực kỳ hại cho dạ dày và đường tiêu hóa.

Đồ ăn cay nóng

Các loại đồ ăn cay nóng hoặc chứa nhiều các gia vị nồng như ớt, tiêu, bột ớt, tỏi,… gây hại cho dạ dày

Đồ uống có chứa chất kích thích

Bà bầu không nên sử dụng cà phê, bia, rượu, đồ uống có cồn, có ga. 

Bà bầu bị bụng cồn cào có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bụng cồn cào khi mang thai là tình trạng bình thường

Với những mẹ bầu bị lần đầu cần nhớ bụng cồn cào khi mang thai là tình trạng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng thường xuyên xảy ra có thể mẹ gặp vấn đề về bao tử. Nghiêm trọng hơn việc tiêu hóa thức ăn kém làm cho dinh dưỡng không đủ cho cả mẹ và bé khiến sức khỏe của mẹ và bé không tốt.

Lưu ý cho bà bầu tránh bị bụng cồn cào

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, giúp con khỏe mạnh

Thai nhi càng lớn mẹ sẽ cần phải tiêu thụ càng nhiều thức ăn và ở tam cá nguyệt thứ 2 chính là khoảng thời gian mà mẹ cảm thấy rất nhanh đói. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể mình thường xuyên để có thể kịp thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, giúp con khỏe mạnh và chào đời bình an.

Thông qua bài viết, các mẹ đã hiểu khái quát về hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai rồi nhé!. Cũng như nguyên nhân và một số biện phạm loại bỏ cảm giác nặng bụng, cồn cạo khi mang. Bên cạnh đó, các mẹ nên kiêng những thực phẩm không tốt đã nêu ở trên. Ngoài ra, mẹ nên thăm khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể biết được thai nhi có các dấu hiệu đáng lo ngại hay có  đang phát triển có khỏe mạnh hay không?. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt.Mong rằng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho các mẹ.

Tuthuoc24h.net