Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, điều này không quá nguy hiểm nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy thì xuất phát từ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đầy bụng này và các biểu hiện cũng như triệu chứng bệnh ra làm sao? Các cách phòng tránh đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối như thế nào? Cùng xem nhé!
1. Đầy bụng khi mang thai nguy hiểm không?
1.1 Nguyên nhân của tình trạng đầy bụng khi mang thai
Bụng đầy hơi là tình trạng khá phổ biến của mẹ bầu, nguyên nhân chủ yếu do tiêu hóa bị chậm khi hoocmon gia tăng dẫn đến các vi khuẩn hoạt động trogn đường ruột xử lí các thức ăn nạp vào lâu hơn và tạo ra nhiều hơi, gây ra triệu chứng đầy hơi thậm chí là táo bón.
1.2 Đầy bụng có nguy hiểm không
Triệu chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối khá là phổ biến ở các mẹ bầu, làm cho bà bầu có cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng quá đến sức khỏe của cả mẹ và bé
- Khi qua các giai đoạn nhạy cảm này thì mẹ sẽ biết cách khắc phục bằng chế độ ăn uống của mình và tình trạng đầy bụng sẽ chấm dứt, ngoài ra, nếu như tình trạng này kéo dài thì sẽ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mẹ và bé vì mẹ sẽ có các biểu hiện chán ăn, điều này làm cho lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể để nuôi bé bị giảm đi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, mẹ nên đến trung tâm y tế để được khám kịp thời.
2. Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu như thế nào?
2.1 Nguyên nhân
- Ngoài nguyên nhân tiêu hóa chậm do nội tiết tố thay đổi như ở trên thì còn có nguyên nhân khác như loại thức ăn mà mẹ nạp vào cơ thể. Vì trong giai đoạn thai kì mẹ thường sẽ xuất hiện các cơn them ăn không đúng giờ giấc, gây ra hiện tượng mất cân bằng nên sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa
2.2 Triệu chứng
- Cảm giác tức bụng như có vật gi chèn phía trên bụng, bụng bị đầy hơi hoặc đầy nước, không thoải mái
- Hay ợ khan hoặc ợ chua
- Không có cảm giác them ăn, luôn thấy no bụng và chán ăn bởi dịch tiêu hóa không tiết ra như bình thường
- Xuất hiện tình trạng buồn nôn ở mẹ
- Khi nuốt thức ăn sẽ thấy như bị vướng ở vùng cổ
- Kèm theo tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy
2.3 Cách khắc phục triệu chứng đầy bụng
- Nguyên nhân của triệu chứng đầy bụng do thay đổi nội tiết tố nên sẽ chỉ xuất phát từ 3 tháng đầu thai kì và thường sẽ kết thúc khi qua tháng thứ 4. Tuy nhiên, nếu như tình trạng đầy bụng gây ra bởi chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ thì hãy thử xem các cách khắc phục sau đây:
+ Chia nhỏ ra các bữa ăn hàng ngày, ăn thật chậm và nhai khĩ trước khi nuốt
+ Nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế ăn các thực phẩm cứng và khó tiêu
+ Bổ sung nhiều thực phẩm như rau xanh và trái cây
+ Không nên ăn vào buổi khuya
+ Không ăn các thực phẩm muối chua vì sẽ làm tăng lượng axid trong dạ dày cũng như đồ ăn nóng, cay và nước uống chứa ga
+ Nên vận động cơ thể nhẹ nhàng sau khi ăn, không nên nằm sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa
+ Nằm ngủ đúng tư thế và nên kê gối ở giữa lưng để cảm thấy thoải mái hơn
+ Nên tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, café hay khói thuốc lá vì đây là những tác nhân làm gia tăng tình trạng đầy bụng
3. Có nguy hiểm hay không khi bị đầy bụng lúc mang thai 3 tháng cuối?
- Triệu chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối sẽ lặp lại giống như các triệu chứng khi mang thai 3 tháng đầu do sự thay đổi của hoocmon làm kéo dãn vùng xương chậu do quá trình chuyển dạ và sẽ làm cho mẹ cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Tuy vậy, các triệu chứng đầy bụng không quá nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên tình trạng này nên được chữa bệnh kịp thời
- Các mẹ nên có các biện pháp để phòng tránh như:
+ Ăn uống một cách khoa học
+ Uống nhiều nước
+ Nạp vào nhiều rau và trái cây
+ Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ và thoải mái, tránh stress
+ Không nên mang, vác các vật nặng tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
+ Bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn để tốt cho hệ tiêu hóa
+ Khi ngủ nên nằm ở tư thế thoải mái nhất, tốt nhất là kê 1 chiếc gối ở lưng cho dễ ngủ
+ Hạn chế thức khuya, nên ngủ đủ giấc và ăn uống đúng giờ
+ Bà bầu nên vận động và tập các bài tập nhẹ nhàng,..
Trên đây là một số thông tin về chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình thai kì. Các triệu chứng này tuy không nguy hiểm tuy nhiên các mẹ cũng nên nhận biết sớm và khắc phục kịp thời để có thể cho bé một sức khỏe tốt nhất có thể và không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.
Tuthuoc24h