Trẻ em đi ngoài ra chất nhầy là bị gì? Có nguy hiểm không?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Trẻ em đi ngoài ra chất nhầy có bị sao không? Cách khắc phục?

Nguyên nhân của hiện tượng trẻ em đi ngoài ra chất nhầy là gì? Các biểu hiện như thế nào? Và các cách chữa trị ra làm sao? Cùng Tuthuoc24h tìm hiểu nhé!

Hiện tượng trẻ đi ngoài ra chất nhầy thường xuất phát từ hệ tiêu hoá của trẻ còn con và yếu. Do đó, ba mẹ nên theo dõi trẻ để có thể nhanh chóng phát hiện và nhanh chóng điều trị, bởi lẽ nếu hệ tiêu hoá của trẻ không khoẻ sẽ ảnh hưởng nhiều đến chế độ ăn uống của trẻ hằng ngày.

Những trường hợp mà trẻ đi tiêu chỉ có một ít chất nhầy ở trong phân thì điều này không đáng lo ngại nếu như điều này xuất hiện và không có thêm bất kỳ biểu hiện nào kèm theo. Ngược lại, nếu như có một lượng lớn chất nhầy xuất hiện trong phân của bé vào những lần trẻ đi đại tiện, đồng thời, kèm theo các dấu hiệu như là dị ứng, nhiễm trùng thì đây là một vấn đề đáng lo ngại.

Ở trẻ sơ sinh, khi phát hiện bé có các biểu hiện như xuất hiện chất nhầy trong phân nhưng lại không có bất kỳ biểu hiện của triệu chứng nào thì thường đây không phải là dấu hiệu của bệnh.

Ngược lại, khi nó xuất hiện với một lượng lớn chất nhầy ở trong phân của bé và kéo dài trong nhiều ngày liền  thì phụ huynh nên lo lắng và đưa bé đi khám, bởi vì  có rất nhiều khả năng đây là một vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn.

Các nguyên nhân chủ yếu của triệu chứng trẻ em đi ngoài ra chất nhầy

Các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trẻ em đi ngoài ra chất nhầy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em đi ngoài ra chất nhầy

Trẻ bị tiêu chảy

- Bé bị tiêu chảy có thể là một trong những nguyên nhân của tình trạng trẻ em đi ngoài ra chất nhầy với biểu hiện thường gặp là xuất hiện phân lỏng, chứa nhiều nước và thỉnh thoảng còn xuất hiện chất nhầy ở trong phân. Tuy nhiên, đối với những bé đang bú mẹ thì triệu chứng thông thường là xuất hiện phân lỏng và lợn cợn, vì vậy, mẹ rất khó để có thể phân biệt sự khác biệt giữa việc bé đi vệ sinh bình thường và tiêu chảy.

- Sự nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc do virus, hay là bé thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy thường tự hết, nhưng điều quan trọng mẹ cần phải đảm bảo rằng bé được bổ sung nước đầy đủ. Với người mẹ, chế độ ăn và vấn đề vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa cho con bú nên cũng cần chú ý.

- Ở trẻ dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể nhanh chóng gây mất nước. Tiêu chảy diễn biến nặng thậm chí có thể gây tử vong, vì thế cần xử lý kịp thời khi bé có dấu hiệu mất nước, tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.

Đi ngoài ra máu ở trẻ em nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Do dị ứng và thay đổi chế độ dinh dưỡng

- Dị ứng hay là nhạy cảm với các thực phẩm có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc có thể dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân nhầy, mặc dù đây là điều không phổ biến. Đối với trẻ bú sữa mẹ thì sự thay đổi bất ngờ trong chế độ ăn của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó, trẻ em có thể nhạy cảm với các yếu tố như sắt, đậu nành hoặc là một vài thành phần khác mà mẹ tiêu thụ.

Do những thay đổi khi cho bé bú

- Trẻ em đi ngoài ra chất nhầy đôi khi còn tùy thuộc vào lượng sữa đầu (Foremilk) hoặc lượng sữa cuối (Hindmilk), mà bé nhận được khi còn bú mẹ. Sữa đầu là loại sữa có sẵn trong giai đoạn trẻ bắt đầu bú sữa mẹ, được xem như “món tráng miệng” nhiều nước, giàu vitamin, protein, ngoài ra còn tạo cho bé cảm giác ngon miệng. Trong khi lượng sữa cuối tuy nằm ở giai đoạn cuối nhưng lại chứa nhiều năng lượng cũng như chất dinh dưỡng hơn giúp cho trẻ no và tăng cân rất tốt.

Biểu hiện của triệu chứng trẻ em đi ngoài ra chất nhầy

Màu của phân ở trẻ sẽ phản ánh sức khoẻ của hệ tiêu hoá của trẻ
Màu của phân ở trẻ sẽ phản ánh sức khoẻ của hệ tiêu hoá của trẻ

- Đối với mỗi giai đoạn khác nhau, việc trẻ em hay trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng đi ngoài có chất nhầy thì đều có những biểu hiện và cách nhận biết khác nhau:

+ Đối với các bé còn bú sữa mẹ: Phân của bé thường sẽ có màu xanh thẫm ở vài ngày đầu rồi sau đó chuyển qua màu vàng hoa cải. Đôi khi phân của bé còn có màu xanh sáng, ít bọt và có chất nhầy.

+ Đối với những trẻ đang bú sữa công thức: Phân của trẻ thường có màu xanh hoặc vàng nâu như đất sét, mùi nặng và rắn.

Trẻ em bị viêm lợi, mẹ phải làm sao?

Trẻ em đi ngoài ra chất nhầy có nguy hiểm hay không

- Nếu như trẻ đi ngoài có xuất hiện dịch nhầy liên tục trong một khoảng thời gian dài thì đây có thể là biểu hiện về các bệnh tiêu hóa. Vì vậy, cha mẹ nên đưa con em mình  đến các phòng khám chuyên khoa để được xác định rõ nguyên nhân và chữa trị.

Mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra chất nhầy

Những thức ăn mà mẹ dùng cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ tiêu hoá ở trẻ
Những thức ăn mà mẹ dùng cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ tiêu hoá ở trẻ

- Nếu như trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy do chưa kịp tiêu hóa hết lượng đường có trong sữa thì mẹ có thể cho bé uống thêm men tiêu hóa. Và cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ để biết được chính xác các loại men tiêu hóa phù hợp cho bé.

- Còn các bé đang bú sữa mẹ thì mẹ cần ăn nhiều hoa quả, rau củ, sữa chua... tránh các thực phẩm như chiên, rán, nhiều đường, nhiều chất béo làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi bé bú.

Trên đây là một số thông tin về việc trẻ đi ngoài ra chất nhầy mà phụ huynh cần biết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các giải pháp để chữa trị cho bé.

TuThuoc24h