Bệnh á sừng ở chân thường xuất hiện vào mùa đông, gây khô da, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu gây khó khăn trong sinh hoạt. Nhiều nguời chủ quan vì nghĩ đây là bệnh về da thông thường; chính điều này làm cho việc chữa trị khó khăn hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cho bạn đọc về căn bệnh này.
Căn bệnh á sừng hay còn có tên khoa học là Dermatitis plantaris sicca gây ra những tổn thương dạng khô nứt, bong tróc ngoài da.
Nguyên nhân gây ra á sừng ở chân
Hiện tại chưa có những khẳng định chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh á sừng ở chân. Tuy nhiên, theo chuẩn đoán á sừng ở chân có thể xuất hiện do cả yếu tố khách quan bên ngoài lẫn tác động từ bên trong. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh là:
- Yếu tố di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên á sừng ở chân. Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về da sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng bệnh á sừng cũng như có khả năng mắc á sừng ở chân cao hơn những người khác.
- Chế độ dinh dưỡng: Cơ thể khỏe mạnh cần được bổ sung đủ dưỡng chất hàng ngày. Khi thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể trong thời gian dài như vitamin A, C, D, E, … vốn rất cần cho da; khiến cho lớp sừng bị ảnh hưởng có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Lớp sừng trên da yếu ớt không chống chọi lại được với vi khuẩn.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm: Làn da khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay hóa mỹ phẩm gây kích ứng có khả năng cao bị á sừng ở chân.
- Rối loạn nội tiết tố: Các đối tượng như trẻ trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ mang thai hay vừa sinh con có cơ địa nhạy cảm. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi gây nên các rối loạn ngoài da trong đó có á sừng ở chân.
- Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết; môi trường như thời tiết nóng, lạnh, không khí khô cũng góp phần làm tăng khả năng á sừng ở chân.
Ngoài ra, một số yếu tố khác liên quan đến việc chăm sóc da không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng bệnh á sừng ở chân.
Triệu chứng bệnh á sừng ở chân
Bệnh thường có xu hướng mãn tính và dễ bị nhầm lẫn với các dạng nứt nẻ da thông thường. Do đó người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng điển hình sau của bệnh để phòng ngừa sớm. Khi bị á sừng ở chân, các triệu chứng thường gặp là:
- Da ở chân bị đỏ, khô, thô ráp, sờ vào thấy gồ ghề và cứng ở đầu ngón chân, gan bàn chân, rìa bàn chân và đặc biệt là ở gót chân, đầu ngón chân bị khô nứt.
- Các vùng da chân bắt đầu nứt nẻ, bong tróc từng mảng da màu trắng đục hoặc vàng. Khu vực xuất hiện nhiều ở ria, gót chân và các đầu ngón.
- Vùng da tổn thương có thể sưng đỏ, tấy kèm cảm giác ngứa ngáy.
- Vào mùa hè thường xuất hiện mụn nước giống như tổ đỉa. Lâu ngày sẽ tạo thành những vùng da cứng, lỗ chỗ.
- Vào mùa đông, tình trạng da thường sẽ tệ hơn do độ ẩm của không khí giảm; tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da dễ bị toác ra, rướm máu nứt sâu hơn các ngón chân.
Ngoài ra bệnh á sừng xuất hiện ở da đầu và xuất hiện ở tay chúng ta.
Bệnh á sừng ở chân có lây không? Có tự khỏi không?
Bệnh á sừng ở chân có lây không là băn khoăn của rất nhiều người. Nhiều người bệnh lo ngại rằng á sừng sẽ lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng. Tuy nhiên có thể khẳng định á sừng ở chân không phải là bệnh lây nhiễm. Bệnh không do các virus hay vi khuẩn truyền nhiễm gây nên; do đó việc chăm sóc bệnh nhân có thể thực hiện hoàn toàn bình thường.
Tuy vậy không nên chủ quan với bệnh bởi các vết á sừng có thể dễ lây lan ra các vùng da khác và trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị. Trong một số trường hợp người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc bội nhiễm vết thương.
Bệnh á sừng ở chân hoàn toàn có thể điều trị được dứt điểm. Tuy nhiên nếu như thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, hoá chất, và các chất tẩy rửa, … bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.
Để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất, người bệnh nên đến khám ở cơ sở y tế uy tín. Dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định bác sĩ.
Những ảnh hưởng của bệnh á sừng ở chân
Á sừng ở chân dù không nguy hiểm đến tính mạng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác; nhưng á sừng ở chân cũng gây ra nhiều rắc rối, phiền toái cho công việc và cuộc sống; khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng như gây đau, rát, rướm máu khi di chuyển, nhất là á sừng ở chân, đau tăng lên khi thời tiết lạnh, hanh khô, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh,…
Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng tây y
Việc điều trị á sừng ở chân cần phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh á sừng của mỗi người mà phương pháp điều trị có thể khác nhau. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này; bệnh nhân nên lựa chọn cách chữa phù hợp và an toàn nhất. Dưới đây là một số phương pháp mà bệnh nhân bị á sừng ở chân nên biết:
Chữa á sừng ở chân bằng Tây y có ưu điểm mang lại hiệu quả nhanh chóng cũng như dễ mua được ở nhiều hiệu thuốc. Tuy vậy phương pháp này cũng có nhiều hạn chế. Thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.
Nguyên tắc điều trị bệnh á sừng ở chân theo Tây y bao gồm dưỡng ẩm, bổ sung nước và tránh các nguyên nhân gây ra bệnh.
Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm là một trong những cách rất quan trọng để tránh tình trạng suy yếu hàng rào bảo vệ da. Cung cấp độ ẩm phù hợp cho da cũng là giải pháp ngăn chặn tình trạng da khô và giúp chống lại tình trạng ngứa ngáy, giảm bong tróc, hạn chế tối đa nhiễm khuẩn ngoài da.
Do đó thao tác dưỡng ẩm cho da được xem là thao tác đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh á sừng ở chân. Tùy theo loại da và mức độ nghiêm trọng mà người bệnh có thể chọn nhiều cách dưỡng ẩm khác nhau. Bạn có thể áp dụng một số cách dưỡng ẩm khác nhau như dùng thuốc mỡ, dung dịch dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm. Mỗi dạng sản phẩm dưỡng ẩm thường phù hợp với những đặc tính da nhất định như:
- Chất làm ẩm dạng mỡ, dạng dầu: phù hợp cho vùng da khô và dày
- Kem dưỡng ẩm phù hợp để sử dụng cho những vùng da trong giai đoạn á sừng bán cấp, chưa có hiện tượng sưng phù nhiều, ít dịch tiết
- Sử dụng loại dung dịch dưỡng ẩm phù hợp để cho người bị á sừng ở chân. Với tác dụng cung cấp độ ẩm nhẹ nhàng mà không làm bít lỗ chân lông như các dạng kem và mỡ.
Khi sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cần chú ý liều lượng được khuyến cáo, tránh dùng quá nhiều. Mỗi ngày có thể dưỡng ẩm nhiều lần tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Điều trị bằng thuốc bôi
Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh á sừng ở chân đều có sẵn dưới dạng thoa ngoài da. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc phù hợp. Phần lớn tác động của các loại thuốc bôi giúp cải thiện các triệu chứng;đồng thời kiểm soát tình trạng da, tránh để cho bệnh tiến triển xấu và nặng nề hơn. Một số loại thuốc bôi thường được chỉ định cho bệnh nhân á sừng ở chân gồm có:
- Thuốc chứa Steroid như Gentrizone, Fucicort, … có tác dụng giảm viêm, hạn chế tình trạng bong tróc da.
- Nhóm thuốc Nizoral hoặc dẫn xuất Imidazol có thể kháng khuẩn và tiêu diệt nấm.
- Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp á sừng ở chân nặng, tổn thương lớn và phát bệnh trên diện tích rộng.
Những trường hợp bệnh nhân á sừng ở chân có da bị rỉ, bong tróc mảng da lớn thì không tùy tiện bôi thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bệnh có xu hướng xấu đi sau hai tuần điều trị thì người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị hợp lý chứ. Tuyệt đối không nên chủ quan tiếp tục điều trị tại nhà.
Mẹo chữa á sừng ở chân bằng phương pháp dân gian
Dầu dừa
Dầu dừa là tinh dầu thiên nhiên lành tính rất phù hợp để dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, dầu dừa cũng hỗ trợ tẩy tế chết, lấy đi lớp sừng trên da và hỗ trợ điều trị á sừng ở chân an toàn, tự nhiên.
Chuẩn bị: Dầu dừa nguyên chất, nước ấm, khăn mềm
Thực hiện: Sử dụng nước ấm để vệ sinh sạch vùng da bàn chân bị á sừng. Dùng khăn mềm để lau khô chân. Làm ấm dầu dừa sau đó massage vào vùng da bị tổn thương khoảng 10 phút cho đến khi vùng da bàn chân mềm và ẩm. Lau qua lại bằng nước ấm.
Trầu không
Trầu không là dược liệu thiên nhiên thường được áp dụng để điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp bao gồm á sừng. Tinh dầu trong lá trầu không có tính kháng khuẩn cao; đặc biệt có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.
Chuẩn bị: Lá trầu không sạch
Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không sau đó cắt nhỏ. Đun sôi lá trầu không với nước khoảng 15 – 20 phút là được. Sau đó dùng nước này để ngâm rửa chân hàng ngày. Khi ngâm chân nên chú ý không nên để nhiệt độ nước quá cao. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 40 độ C.
Tỏi
Chuẩn bị vài nhánh tỏi tươi. Đem bóc vỏ tỏi rồi giã nhuyễn. Lấy tăm bông thấm tinh chất tỏi rồi bôi lên vùng da bị á sừng. Xoa nhẹ để tinh chất tỏi thấm sâu vào da. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút thì rửa lại với nước sạch.
Lá lốt
Chuẩn bị: Lá lốt khoảng 30g, nước sạch 1 lít, muối sạch khoảng 2 – 3 muỗng
Thực hiện: Hòa nước với muối sau đó rửa sạch lá lốt và để ráo. Đun lá lốt với 1 lít nước cùng với một ít muối trong 5-7 phút. Để nước nguội bớt rồi dùng để ngâm chân.
Chữa á sừng ở chân bằng phương pháp Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh xuất hiện do cơ địa người bệnh nóng, máu phong ngứa nhiều. Điều trị cần đẩy lùi được căn nguyên gây bệnh. Thành phần thuốc Đông y trị á sừng gồm các thảo dược thiên nhiên có tính kháng khuẩn như:
- Thảo dược giúp thanh nhiệt, tiêu viêm: lá đơn đỏ, kim ngân hoa, bồ công anh
- Thảo dược trị ngứa ngáy lở loét: tang bạch bì, ké đầu ngựa…
Tùy thuộc vào cơ địa từng người bệnh mà liều lượng thuốc sẽ gia giảm cho phù hợp. Tính an toàn của thuốc Đông y được đánh giá cao. Được dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
So với một số hướng điều trị bệnh á sừng ở chân khác, điều trị bằng bài thuốc Đông Y có ưu điểm lành tính, an toàn, ít xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị, cải thiện sức khỏe từ bên trong, có hiệu quả điều trị lâu dài. Ngoài ra, các bài thuốc Đông y còn có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Xem thêm: bệnh á sừng ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
Những lưu ý khi bị bệnh á sừng ở chân
Trong quá trình điều trị bệnh á sừng ở chân, bạn cần lưu ý:
- Hạn chế bóc vẩy ngoài da khi da đã bong tróc để tránh gây thương tổn nặng hơn trên vùng da có á sừng ở chân
- Không nên chọc vỡ các mụn nước do á sừng gây ra để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng
- Không nên ngâm rửa tay chân quá thường xuyên; đặc biệt không ngâm rửa với nước muối để tránh tình trạng khô và nứt nẻ trên da tiến triển nặng hơn
- Khi có tiếp xúc với các chất tẩy rửa; nhất là các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, nước rửa chén, … nên mang bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với da tay, chân
- Vào mùa đông hoặc khi thời tiết trở lạnh cần chú ý giữ ấm vùng da bị á sừng ở chân với vớ, giày dép ấm,… để tránh thương tổn nặng nề và trở nên khó chịu hơn.
- Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa; các loại vitamin để cải thiện tình trạng da. Đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây, trà xanh, giá đỗ, …
Bệnh á sừng ở chân gây mất thẩm mỹ cũng như nếu tiến triển xấu có thể gây khó khăn trong hoạt động; sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, để nhanh chóng điều trị dứt điểm cũng như ngăn ngừa không cho bệnh tái phát lại thì cần áp dụng đúng phương pháp cũng như kiên trì điều trị để đạt hiệu quả cao. Hi vọng một số kiến thức hữu ích trên đây có thể giúp bạn sớm lấy lại làn da khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe.
TuThuoc24h