Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh quai bị là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

Quai bị là bệnh dễ dàng lây nhiễm vì thế nên hầu hết mọi lứa tuổi đều có nguy có mắc phải. Nhưng bệnh quai bị ở trẻ em thì thường nhẹ và ít biến chứng hơn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần biết về các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ để chăm sóc con trẻ tốt hơn.

Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Quai bị là một loại bệnh gây ra bởi virus quai bị gây sưng đau ở tuyến nước bọt, còn gọi là tuyến mang tai.

Nguyên nhân: Bệnh quai bị lây truyền phổ biến nhất qua con đường không khí, khi tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Trẻ sau khi mắc bệnh quai bị thì sẽ không mắc lại lần nữa do sau khi mắc bệnh một lần thì cơ thể đã tạo kháng thể bảo vệ khỏi các virus xâm nhập.

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Một trong những biểu hiện của bênh quai bị là sưng to một bên má
Một trong những biểu hiện của bệnh quai bị là sưng tuyến mang tai

Khi mắc bệnh quai bị, các triệu chứng sẽ không xuất hiện ngay mà thường xuất hiện sau khoảng 14-24 ngày. Trẻ mắc bệnh thường sẽ có các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
  • Sợ tiếp xúc với ánh sáng mạnh, sợ tiếp xúc với môi trường gió.
  • Xuất hiện cảm giác khó thở, khó nói, khó nuốt dẫn đến biếng ăn, ăn kém.
  • Sốt nhẹ hoặc có thể sẽ sốt cao khoảng 39°C
Bệnh quai bị có thể gây nên tìnht trnagj sốt, đau họng
Trẻ có thể sốt khi mắc bệnh quai bị
  • Đau họng và đau góc hàm.
  • Triệu chứng đặc trưng, phổ biến nhất: Liên tục tiết nước bọt, tuyến nước bọt sẽ sưng và rất đau. Tuyến này nằm ở 2 bên trước tai và dưới gò má, tức là vùng nằm giữa tai và hàm. Tuyến nước bọt ở mang tai có thể sưng một bên hay hai bên. Nếu sưng cả hai bên thì hai tuyến có thể không sưng cùng lúc. Sau đó sưng má. Đặc biệt sẽ đau hơn mỗi khi vị giác bị kích thích. Sau tầm 5 đến 10 ngày, hiện tượng sưng đau sẽ giảm dần.
  • Viêm tinh hoàn (đối với bé trai) 

Triệu chứng này khá hiếm gặp (khoảng 20%), xuất hiện sau khi viêm tuyến nước bọt. Khi bị viêm tinh hoàn, trẻ sẽ sốt cao trở lại, nhức đầu, mê sảng, nôn, đau bụng, tinh hoàn bị sưng to, đau nhức, da bìu đỏ. Viêm tinh hoàn thường kéo dài vài ngày là hết sốt, nhưng phải sau vài tuần mới hết đau, hết sưng.

  • Viêm buồng trứng (đối với bé gái) 

Bé gái mắc bị quai bị cũng có thể bị viêm buồng trứng, tuy nhiên tỷ lệ là rất hiếm gặp.

Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh rõ rệt.

Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường mà còn có thể gây viêm nhiễm những bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não và hệ sinh sản.

  • Viêm tinh hoàn do quai bị ở bé trai có thể gây teo tinh hoàn. Mặc dù tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị khá thấp, nhưng nếu mắc phải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản sau này hoặc có thể dẫn đến vô sinh. Viêm cả hai bên tinh hoàn thì khả năng cao hơn sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn. Trong những trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể trở về bình thường.
  • Viêm buồng trứng ở nữ giới bị quai bị rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Viêm màng não: Virus quai bị có thể tấn công hệ thống thần kinh trung ương, gia tăng nguy cơ gây dị tật não hoặc viêm màng não.
  • Các biểu hiện khác hiếm gặp hơn một số biểu hiện như viêm tụy cấp, viêm cơ tim, , viêm đa khớp,…

Các biến chứng này xảy ra với tỉ lệ thấp song rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nên rất cần cảnh giác, nhất là trẻ em sức đề kháng thấp.

Chữa trị bệnh quai bị ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị quai bị. Vì thế, việc mà các bậc cha mẹ nên làm đó là hiểu biết về các cách chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà một cách hợp lí, khoa học. Những việc nên làm khi trẻ mắc bệnh:

  • Khi mắc bệnh quai bị trong khoảng thời gian tuyến nước bọt bắt đầu sưng là khoảng thời gian dễ lây truyền bệnh nhất, vì vậy việc quan trọng là phải giữ cách ly trẻ với những người xung quanh. Việc giữ trẻ cách ly với mọi người không chỉ bảo vệ sức khỏe mọi người xung quanh mà còn giúp trẻ có thời gian dưỡng bệnh.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
  • Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc hạ sốt, an thần để giúp giảm đau đầu, giảm sưng. Nhưng tuyệt đối phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Cho trẻ luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Bệnh quai bị là căn bệnh có thể lây lan bằng đường ho hấp
Cho trẻ luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh tình trạng bệnh tiến triển xấu

 

  • Đối với trẻ em nam khi bị viêm tinh hoàn, mẹ cho mặc quần lót phù hợp và chườm lạnh để giảm sưng đau.
  • Không nên cho bé vận động, cho bé nghỉ ngơi ở trong phòng, giúp tránh bụi bẩn, không khí lạnh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả…. để tránh mất nước quá nhiều. 
  • Trẻ thường bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh
  • Chườm nóng vùng góc hàm cho trẻ để giảm sưng, giảm đau
  • Các bậc cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.
  • Thường xuyên theo dõi tình hình của trẻ, trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt hoặc có biểu hiện nghiêm trọng cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Những lưu ý về thực phẩm cho trẻ trong quá trình mắc bệnh

Bên cạnh những vấn đề đã liệt kê ở trên, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý các loại thực phẩm dành cho trẻ khi trẻ đang trong quá trình mắc bệnh quai bị.

  • Kiêng những món ăn nếp và thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Kiêng các đồ ăn chua, cay bởi đây là nguyên nhân kích thích tuyến nước bọt hoạt động tiết nước bọt dẫn đến việc sưng, đau vùng tuyến nước bọt này hơn.
  • Ưu tiên các thức ăn lỏng như cháo, bột, thức ăn nhẹ như súp, sữa chua và những loại thực phẩm không cần nhai. Khi bệnh chuyển biến nhẹ dần, có thể chuyển qua những món mềm. Không cho trẻ ăn các thực phẩm dai, cứng.
  • Cho trẻ ăn các loại đỗ, vì đỗ không chỉ có thành phần dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng như thuốc giúp trẻ mắc quai bị mau hồi phục.

 Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ

  • Ở những nơi biết có người mắc bệnh quai bị thì không cho trẻ đến.
  • Dạy cho trẻ biết cách hạn chế bị lây nhiễm bệnh quai bị qua các hành động nhỏ như vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân và không dùng chung với người khác, thường xuyên đeo khẩu trang.
  • Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là phòng ngừa bằng vắc xin. Cho trẻ được tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR. Vắc-xin MMR là loại vắc-xin tiêm chủng hỗn hợp sởi-quai bị-rubella, thường được tiêm ngừa cho bé từ 12 – 15 tháng tuổi. Liều thứ 2 sẽ tiêm khi bé được 4 – 6 tuổi. Và chỉ khi tiêm đủ và đúng hai liều này thì cơ thể trẻ sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi virus gây bệnh quai bị.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm không quá nghiệm trong và dù có gặp biến chứng sau khi mắc bệnh quai bị hay không thì khi trẻ mắc bệnh cũng rất cần được các bậc cha mẹ chăm sóc. Vì vậy, cần hiểu về bệnh quai bị là bệnh gì, biết rõ các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em để khi trẻ có những biểu hiện của bệnh thì áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị đúng hướng. 

TuThuoc24h.net