Tiêu chảy cấp ở trẻ em liệu có nguy hiểm như bạn nghĩ?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và các triệu chứng ba mẹ không nên bỏ qua

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho các bé. Cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này ngay nào.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em tuy không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không điều  trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng thậm chí tử vong.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy cấp ở trẻ em liệu có nguy hiểm

Tiêu chảy cấp là một bệnh phổ biến rất thường gặp ở những em nhỏ và có thể gây ra tử vong do tình trạng bị mất nước và bị mất muối.Trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp khi đi ngoài phân sẽ lỏng trên 3 lần 1 ngày và thường sẽ kéo dài không quá 14 ngày. Nếu như trẻ bị tiêu chảy mà trên 14 ngày thì được gọi là tiêu chảy kéo dài, những trường hợp bị tiêu chảy mà xảy ra sớm ngay từ khi mà trẻ vẫn còn nhỏ, kéo dài thì được chẩn đoán là bệnh tiêu chảy mãn tính.

Trẻ bị tiêu chảy thường bị sốt, bị nôn ói, đau bụng, thấy biếng ăn và có thể bị mất nước đến tử vong. Trẻ ngủ li và bì khó đánh thức, mắt thấy trũng, thóp lõm, môi bị, tiểu ít, hay khát nước và đòi uống liên tục.

 Bên cạnh đó, trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp là một tác nhân gây ra tình trạng bị suy dinh dưỡng. Siêu vi, hay vi trùng, các ký sinh trùng và thêm một số yếu tố khác nữa chính là tác nhân gây bệnh tật.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tìm hiểu thêm thông tin khi  trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhé.

Tác nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp ở ở trẻ em là virus siêu vi, một số ít các trường hợp khác là do vi khuẩn và ký sinh trùng hoặc là do dùng kháng sinh bừa bãi, dùng kéo dài, hoặc là do rối loạn hệ tiêu hóa hấp thu ở đường ruột sau khi đổi sữa.

Các nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ

Một số những yếu tố làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy:

  • Tuổi hay mắc phải: Trẻ em tuổi từ 6 đến 11 tháng tuổi (khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm)
  • Bé kém ăn, bé bị suy dinh dưỡng
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Việt Nam vốn có khí hậu là nhiệt đới gió mùa nên các bé rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy gây ra do vi khuẩn, đặc biệt là do rotavirus, chúng vẫn hay hoành hành vào những mùa khô lạnh
  • Tập quán không tốt: Bú dùng chai, ăn dặm mà không đúng cách, nước bị ô nhiễm, không rửa tay sạch sau  khi dọn phân, không vệ sinh sạch khi chế biến thức ăn, cách xử lý phân không được hợp vệ sinh.

Có nguy hiểm không khi  trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt ?

Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Khi  bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì ? Cung tìm hiểu nhé!

Theo một số bài giảng về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em thì việc điều trị được dựa theo 3 nguyên tắc:

- Nguyên tắc 1: Đề phòng bị mất nước

- Nguyên tắc 2: Cho trẻ ăn được đầy đủ các chất, nhất là các chất đạm để có thể thúc đẩy được quá trình đổi mới tế bào ở  ruột và phòng được bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ.

- Nguyên tắc 3: Hướng dẫn các bà mẹ biết khi nào cần phải đưa trẻ đến các  cơ sở y tế gần nhất.

Cụ thể việc điều trị và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp gồm những cách sau:

Cho trẻ uống ORS bù nước

Bù nước và điện giải

Mất nước ở mức độ A (mất nước mức nhẹ): điều trị ngay tại nhà bằng cách cho trẻ uống thêm nước nhiều hơn bình thường bằng dung loại dịch ORS, nước được  đun sôi để nguội hoặc dùng các dung dịch được chế từ nguồn thực phẩm như nước cháo muối, hay nước gạo rang, hay nước cà rốt thêm muối, nước ép chuối, nước hồng xiêm…

Mất nước ở mức độ B (bị mất nước vừa): trẻ cần phải được điều trị tại các cơ sở y tế. Cách để điều trị tiêu chảy tốt nhất đó là cho uống ORS, số lượng dịch cần thiết  cho uống sau mỗi lần bị đi ngoài là:

– Trẻ em dưới 2 tuổi: 50ml – 100ml

– Trẻ em từ 2 – 10 tuổi: 100ml – 200ml

– Trẻ em từ 10 tuổi trở lên sẽ uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần thiết cho trẻ uống trong khoảng 4 giờ đầu có thể sẽ tính như sau: Số lượng dịch (đơn vị ml) = Cân nặng (số kg) x 75.

Xem thêm thông tin  trị tiêu chảy cho bé nhé.

Cách cho trẻ uống

- Trẻ em < 2 tuổi: Bạn cho uống từng ngụm dịch bằng cốc.

- Nếu trẻ bị nôn, đợi thêm 10 phút rồi bạn tiếp tục cho trẻ uống, nhưng cho uống chậm hơn một chút, uống một chút từng thìa và cách nhau 2 đến 3 phút.

Sau 4 giờ thì bạn đánh giá lại tình trạng bị mất nước của trẻ, nếu như xuất hiện mất nước nặng bạn cần phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay để có thể được điều trị phục hồi nước và điện giải bằng cách (truyền dịch).

Các loại dịch để dùng trong điều trị trẻ bị tiêu chảy cấp

- ORS (oresol) hoặc hydrit.

- Nước cháo pha muối: dùng một nắm gạo (50g), một nhúm muối (3,5g) và sáu bát ăn cơm nước sạch, đun cho nhừ, rồi lọc qua rá để cho trẻ uống dần.

- Nước gạo rang với muối: Gạo đem rang vàng 50g, cho một thìa cà phê muối (3,5g) vào với sáu bát cơm nước để nấu nhừ, rồi lọc qua rá dùng cho trẻ uống dần.

- Nước chuối, nước hồng xiêm, nước dừa: chuối hoặc là hồng xiêm dùng 5 quả đem xay hoặc nghiền nát cùng với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho vào 1 thìa gạt muối (3,5g) dùng cho trẻ uống dần.

Nước chuối với muối cho trẻ

Trường hợp mà trẻ bị mất nước nặng: trẻ vật trong tình trạng vã kích thích hoặc li bì, khi uống nước thì bị nôn, ít khi đi tiểu , khóc mà không ra nước mắt, da bị nhăn nheo, mắt thấy trũng, môi trông khô phải đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được truyền dịch.

Tìm hiểu thêm  trẻ bị đi ngoài nên ăn gì nhé

Ngoài việc bù thêm nước và điện giải bằng cách uống, bố mẹ cũng  có thể cho trẻ sử dụng thêm  các chế phẩm có chứa kẽm, nhưng mà không nên cho trẻ dùng tới các loại thuốc cầm ỉa, thuộc chống nôn sẽ gây ra chướng bụng và kháng sinh, chỉ nên dùng khi mà đã có sự chỉ dẫn của thầy thuốc trong những trường hợp phân có máu.

Vậy là thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu biết thêm về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em rồi đúng không nào. Hãy chăm sóc các bé thật chu đáo để các bé yêu luôn khỏe mạnh nhé!

Tuthuoc24h.net