Chúng ta biết rằng, não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim đẩy ra, tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh của não bộ sẽ bị suy giảm ngay.
Các thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não trên thế giới cũng như Việt Nam chiếm từ 80 - 85% dân số. Thiếu máu não gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Thiếu máu não là gì ?
Thiếu máu não hay là máu lên não không đủ là một trong những căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng trong tích tắc.
Hiện tượng bệnh này, máu trong cơ thể vận hành gặp trở ngại, khiến cho máu không cung cấp đủ tới 1 phần hoặc nhiều phần trên não, từ đó dẫn đến chức năng não hoạt động có vấn đề, gây rối loạn.
Bệnh này thường phổ biến hơn ở nhóm người trên 60 tuổi. Chỉ cần xuất hiện hiện tượng máu lên não không đủ, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra y tế, nếu không có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng như nhồi máu não và mất trí nhớ.
Thiếu máu não thoáng qua là gì?
Bệnh còn được gọi là đột quỵ nhẹ, viết tắt tiếng anh TIA là một dạng thiếu hụt máu ở hệ thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong khoảng vài phút. Bệnh xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu. Bạn sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu trước đó bạn đã từng bị thiếu máu não thoáng qua.
Bệnh phổ biến hơn những người trên 60 tuổi. Người Châu Á, Châu Phi và người gốc Caribe có nguy cơ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua cao hơn. Một phần là vì nhóm người này có khả năng bị táo bón cao hơn có thể dẫn đến thiếu máu lên não và có áp suất máu tăng cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não
Đau đầu: Đây là dấu hiệu sớm nhất và dễ nhận ra nhất của bệnh thiếu máu não. Lúc khởi phát là đau nhói nhè nhẹ một vùng nào đó cố định, về sau dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu như búa bổ, nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Dù là khi bạn đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió cũng rất dễ bị ù tai. Đôi lúc những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng cũng sẽ ập tới bất ngờ. Hiện tượng này xảy ra bạn hãy nhớ ngồi thụp xuống, để tránh vấp ngã, có thể dẫn đến chấn thương xương khớp hoặc sọ não.
Mất ngủ thường xuyên: Người bệnh thiếu máu não thường gặp vấn đề giấc ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được… Dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất khả năng tập trung, nghiêm trọng hơn tính tình thay đổi hay gắt gỏng, dễ bị kích động, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
Suy giảm trí nhớ: Vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não. Từ đó thường xuyên gặp hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ làm giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc.
Tê bì, nhức mỏi chân tay: Đó là khi bạn có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu não là do lượng oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não không được cung cấp đủ, khiến hệ thần kinh trung ương bị đình trệ.
Một số bệnh lý gây ra bệnh thiếu máu não:
Bệnh xơ vữa động mạch não: Khi bạn mắc các bệnh về cao huyết áp, đường trong máu cao, mỡ máu cao,.. sẽ dẫn đến chứng máu vón cục, độ nhớt máu cao gây ra xơ vữa động mạch não, vậy khi mạch máu bị thu hẹp thì việc cung cấp máu lên não sẽ giảm.
Bệnh tim mạch: Khi bệnh tim xuất hiện, gây ra hiện tượng chức năng cung cấp máu từ tim lên não bị suy giảm, sự lưu thông máu của hệ tuần hoàn trong cơ thể không đủ, ảnh hưởng lớn đến việc đưa máu lên não.
Vấn đề cột sống: Khi cột sống của bạn bị tổn thương hoặc có bệnh, chúng sẽ làm chèn lên các mạch máu và ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não.
Những thói quen hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu não:
Gối đầu cao hơn cơ thể khi nằm: Điều này cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Lúc này cổ bị gập ngay đốt sống, chèn ép dây thần kinh gáy gây ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu lên não lâu dẫn đến tình trạng thiếu máu não.
Sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều: Khi ngồi, chỉ nhìn vào màn hình máy tính cũng như điện thoại, khiến cơ cổ không được vận động, ảnh hưởng đến việc tuần hoàn não và gây tổn thương đốt sống cổ
Nạp quá nhiều chất béo: Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ có thể dẫn đến tình trạng hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Các mạch máu bị xơ vữa sẽ làm hẹp lòng mạch gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu. Lười vận động: Không chịu dành ít thời gian để luyện tập thể dục thể thao, dẫn đến huyết mạch ứ trệ, quá trình lưu thông máu chậm chạp đi. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não.
Thiếu máu não có nguy hiểm không ?
Thiếu máu não được coi là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng nói nhất, thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não.
Tiêu thụ đến 20% dưỡng khí toàn cơ thể, não rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Trong vòng 10 giây nếu không được cung cấp máu, mô não bắt đầu có những rối loạn. Nếu thiếu máu não kéo dài trong 4 phút, các tế bào thần kinh đã bị hủy hoại không thể phục hồi lại được.
Thiếu máu não có thể nhẹ và thể nặng. Thể nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Thể nặng có thể gây tình trạng mất ý thức hoặc trí nhớ tạm thời, liệt nhẹ nửa người, choáng váng, da xanh, sợ lạnh,… gây khó khăn cho sinh hoạt cũng như công việc.
Thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não với nhiều di chứng nặng nề: đột tử, liệt nửa người với các mức độ khác nhau.
Chính vì vậy, bệnh thiếu máu não rất nguy hiểm, bạn cần tìm hiểu dấu hiệu và các nguyên nhân của nó, để nhận biết được bệnh tình, đi điều trị sớm và chủ động phòng tránh hiệu quả.
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng thiếu máu não hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu áp dụng chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, không làm việc quá sức và các bạn nhớ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và phòng ngừa sớm các chứng bệnh vì một cơ thể khỏe mạnh.
TuThuoc24h.net