Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Các bệnh liên qua đến viêm đường ruột ở trẻ em mà các mẹ phải biết để kịp thời phát hiện và xử lý để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Viêm đường ruột ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường ruột, nguyên nhân do một số loại virus gây ra, khiến trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi hay bị tiêu chảy, mệt mỏi, kèm theo hiện tượng nôn mửa. Ngoài ra, viêm đường ruột ở trẻ nhỏ còn kèm theo các triệu chứng như: sốt hoặc đau bụng.

Nguyên nhân gây nên viêm đường ruột ở trẻ em
Dấu hiệu bên trong của bệnh viêm đường ruột

Các bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Bệnh lý tiêu chảy ở trẻ nhỏ là một vấn đề hết sức đáng lo ngại của các bậc cha mẹ. Vào mùa hè, trẻ thường thích thú với các món ăn vặt như kem, siro, đá bào,…để hạ nhiệt. Tuy nhiên, đa số những món ăn vặt thông thường lại không đảm bảo an toàn vệ sinh và là thủ phạm gây tiêu chảy ở trẻ. Bênh cạnh đó những vi khuẩn, vi rút tồn tại trong môi trường sống có thể tấn công trẻ nhỏ bất cứ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi.

viêm đường ruột ở trẻ sơ sinh
Có nhiều dấu hiệu chứng tỏ trẻ của bạn bị viêm đường ruột

Nếu trẻ nhỏ có những biểu hiện sau đây thì được coi là bị tiêu chảy và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế uy tín để kịp thời chữa trị:

  • Đi phân lỏng trên 3 lần/ngày
  • Phân có máu
  • Ớn lạnh kèm sốt
  • Đau bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Có biểu hiện mất nước

 

bệnh viêm đường ruột
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng ở trẻ bị viêm đường ruột

Tiêu chảy ở trẻ em tuy là bệnh thông thường nhưng nếu kéo dài khiến trẻ bị mất nước do tiêu chảy mà không được bù nước và chất điện giải kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng trẻ bị viêm, nhiễm trùng ở đường ruột bởi một số vi khuẩn, ký sinh trùng có hại đến đường ruột tấn công. Bệnh sẽ làm cho trẻ đi đại tiện liên tục, có dịch nhầy và máu trong phân. Đây là một trong những bệnh thường bắt gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không lưu ý sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng khi không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Một  số biểu hiện thường gặp của bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ cần lưu ý như sau:

  • Đi đại tiện ra phân có kèm chất nhầy và máu, xuất hiện bọt hơi
  • Sốt cao
  • Đau bụng
  • Luôn có cảm giác muốn đi cầu
  • Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc trước khi đại tiện, sau khi đại tiện sẽ giảm bớt quấy khóc

Bệnh tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn của thức ăn hoặc dịch khi đi qua bộ phận ruột non hoặc ruột già (đại tràng) bị dừng lại và gây ứ đọng. Nguyên nhân gây tắc ruột có thể đến ừ nhiều lí do như các dãy sợi của mô trong bụng bị dính sau khi phẫu thuật, bệnh viêm đường ruột, viêm nhiễm túi thừa, thoát vị và ung thư đại tràng. Trong đó ở trẻ nhỏ, nguyên nhân đến từ bệnh viêm đường ruột chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Tắc ruột hiện tại có thể được điều trị thành công, tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị kịp thời, phần ruột bị tắc có khả năng bị chết, gây nên các vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến đường ruột và các cơ quan khác trong cơ thể.

Những cơn đau của bệnh tắt ruột thường lặp đi lặp lại nhiều lần, cứ khoảng mỗi 15-20 phút đầu tiên. Những cơn đau này kéo dài và tần sất xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khác của bệnh tắt ruột bao gồm:

  • Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy;
  • Nôn hoặc buồn nôn;
  • Một khối u trong bụng;
  • Táo bón, chướng bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Sốt

Bệnh tả

Bệnh tả mắc phải ở người là một bệnh truyền nhiễm cấp tính liên quan đến đường tiêu hoá do vi khuẩn tả Vibrio Cholerae tấn công. Gây nên tình trạng tiêu chảy nặng và mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời, khi trở nặng bệnh nhi có thể tử vong chỉ trong vài giờ. Bệnh tả chỉ xảy ra ở người và nguy cơ phát tán thành bệnh dịch rất cao.

Bệnh tả ở người với một số biểu hiện giống bệnh tiêu chảy như sau:

  • Tiêu chảy liên tục, đi ngoài rất nhiều lần. Lưu ý đặc điểm phân của bệnh tả điển hình chỉ toàn là nước, có màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không xuất hiện chất nhầy hoặc máu.
  • Bị nôn mửa rất dễ dàng, ban đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra nước, cảm giác luôn buồn nôn
  • Bệnh nhân mắc bệnh tả thường không sốt, ít khi đau bụng.

Bệnh tả kéo dài dẫn đến tình trạng nguy hiểm nhất là cơ thể mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút...

Bệnh thương hàn

Một loại vi khuẩn gây hại thuộc họ Salmonella làm ngộ độc thực phẩm, có khả năng gây ra sốt thương hàn người. Vi khuẩn này sống được ở cơ thể người, tấn công và lây lan qua sự tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân chứa mầm bệnh. Khi xâm nhập được vào cơ thể, vi khuẩn có khả năng sinh sôi nhanh chóng và lây lan trong đường máu.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh thương hàn nhất vì sức đề kháng của cơ thể còn non yếu. Sự bất cẩn trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, khiến trẻ tiếp xúc với nước hoặc thực phẩm bị nhiễm khuẩn…

  • Xuất hiện những cơn sốt nhẹ khoảng 37,5°C; nhiệt độ tăng theo thời gian và kéo dài hơn ba ngày, cơn sốt có xu hướng trở nên nặng hơn vào buổi đêm và trở lại bình thường vào ban ngày;
  • Các vết đốm màu hồng nhạt nổi lên trên ngực;
  • Trẻ nhỏ có xuất hiện các cơn đau bất thường ở khu vực dạ dày;
  • Trẻ tỏ ra mệt mỏi, yếu ớt;
  • Có dấu hiệu đau đầu nghiêm trọng;
  • Chán ăn, bú kém.

Táo bón

Táo bón là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu cảnh báo cho biết hệ tiêu hóa của trẻ không được khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trường hợp trẻ bị táo bón trong thời gian lâu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị. Một số biểu hiện như sau: 

  • Đối với trẻ nhỏ đang bú bình không đi tiêu trong 3 ngày; trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không đi tiêu trong khoảng 1 tuần. Trẻ sơ sinh sẽ có phản ứng xuất hiện như rên nhẹ, mặt găng đỏ khi đi ngoài;
  • Tình trạng của phân khô cứng, vón cục to hơn bình thường;
  • Tâm trạng trẻ quấy khóc, lo sợ khi phải đi đại tiện.
trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột
Khi bị viêm đường ruột, trẻ có thể bị táo bón

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rối loạn tiêu hóa mạn tính xảy ra khi dịch vị có tính axit trong dạ dày, hay thực phẩm và chất lỏng khác dẫn ngược vào thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả là ở trẻ sơ sinh. Một số dấu hiệu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị trào ngược dạ dày thực như sau:

  • Nôn mửa tất cả thức ăn sau khi ăn;
  • Bị nghẹn hoặc thở khò khè nếu dịch trào ngược vào khí quản và phổi;
  • Thường hay ợ hơi hoặc nấc cụt;
  • Triệu chứng nôn thức ăn kéo dài hoặc dịch lỏng có mùi chua;
  • Thường xuyên cáu kỉnh hoặc quấy khóc sau khi ăn;
  • Chán ăn, sợ ăn hoặc ăn với số lượng ít;

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý rất phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, thường tái phát và lặp lại nhiều lần. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bệnh lý có thể được chữa trị khỏi, ít gây nên những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên có thể đem lại nhiều phiền toái và trở ngại trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.

  • Nôn trớ hay trào ngược dạ dày thực quản
  • Táo bón
  • Đi ngoài phân sống
  • Tiêu chảy

Nguyên nhân gây viêm ruột ở trẻ đến từ đâu?

Nguyên nhân gây ra viêm đường ruột ở trẻ em là do đâu? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều phụ huynh trăn trở. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bện trong đó trước tiên phải kể đến nhiễm khuẩn bởi do trẻ bị ngộ độc thức ăn. Những thực phẩm bẩn có chứa nhiều vi khuẩn, những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ khiến trẻ bị viêm đường ruột. Ngoài ra thực phẩm không được sạch, không đảm bảo vệ sinh, không đúng cách sơ chế và chế biến các loại thịt gia cầm sống, các loại thịt, sữa chưa được tiệt trùng, sản phẩm chưa qua bước nấu chín. 

Viêm đường ruột ở trẻ còn do nhiễm khuẩn hay bị virus phổ biến tấn công. Một số loại khuẩn gây viêm đường ruột ở trẻ em chủ yếu là: Salmonella (gây tiêu chảy), Esscherichia coli (đau bụng, đi phân có máu), Staphylococcus aureus (gây ngộ độc thực phẩm), Shigella (gây ra bệnh kiết lỵ), Yersinia enterocolitica (gây tiêu chảy, nhiễm trùng máu).

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột

Khi trẻ đã mắc phải viêm đường ruột thì các bà mẹ nên chú ý đến cách chăm trẻ, cùng theo dõi những thông tin sau đây để chủ động có cách chăm sóc trẻ khi bị viêm đường ruột phù hợp.

Mẹ nên cho con uống gì khi bé bị viêm ruột?

Viêm đường ruột sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị mất nước nên các mẹ cần chú ý bổ sung nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây cho bé, bù đắp lại lượng nước đã mất đi. Bên cạnh đó, nên tập cho trẻ thói quen uống 200ml nước ấm mỗi sáng thức dậy, điều này hỗ trợ giúp cho việc nhuận tràng và lợi tiểu. Còn đối tượng là trẻ sơ sinh thì cần được cho bú nhiều hơn.

Ngoài ra, có thể dùng dung dịch Oresol để hỗ trợ bù nước và chất điện giải cho trẻ kết hợp với việc uống nước lọc thường xuyên. Dung dịch này dễ dàng tìm thấy ở các cửa hiệu thuốc tây.

Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ hay đang trong chế độ ăn dặm, các mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú và ăn. Tuy nhiên, điều chỉnh tần suất và số lượng tăng dần lên. Trong trường hợp trẻ đã được một tuổi thì mẹ có thể bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống sữa.

Mẹ không nên cho bé dùng loại thức uống nào?

Hạn chế cho trẻ bị viêm đường ruột hấp thụ và tránh sử dụng các loại thức uống có ga và thức uống chứa chất kích thích.

Nguyên nhân là do những loại thức uống này chứa hàm lượng đường cao, sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy và viêm đường ruột của trẻ tồi tệ hơn.

Trẻ có thể ăn như bình thường khi bị viêm ruột không?

Câu trả lời là trẻ vẫn hoàn toàn có thể ăn như bình thường dù có đang bị viêm đường ruột. Bởi việc ăn uống đầy đủ sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, hỗ trợ trẻ hồi phục nhanh chóng hơn và thời gian bị viêm đường ruột cũng được rút ngắn lại.

điều bệnh trị viêm đường ruột cho trẻ em
Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ không may mắc bệnh viêm đường ruột

Trẻ có thể sẽ có xu hướng từ chối và không muốn ăn nhưng các mẹ đừng quá lo lắng mà cứ tiếp tục kiên trì bổ sung nước đầy đủ cho trẻ và dỗ bé ăn để mau khỏi bệnh, các mẹ nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều lần để cho trẻ ăn. Lưu ý nên tránh tình trạng trẻ không chịu ăn gì trong suốt 24 giờ, điều này khiến trẻ dễ mất sức và lâu khỏi bệnh.

Trẻ có cần uống thuốc không?

Đừng nên cho trẻ uống thuốc để giảm tiêu chảy khi mắc viêm đường ruột. Nếu trẻ có biểu hiện nôn ói nhiều thì bác sĩ đôi khi có thể kê toa cho trẻ loại thuốc chống nôn ói, để kìm hãm việc nôn ói. Thường thì thuốc sẽ chứa nhiều chất kháng sinh và trong trường hợp viêm đường ruột sẽ không trị khỏi ngay cho trẻ. Trong giai đoạn này cơ thể trẻ sẽ tự chống lại virus gây bệnh nên các mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà hãy làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Thêm vào đó các mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn của trẻ sau khi đi đại tiện bằng việc rửa thật sạch và lau khô vì đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất có thể phát ban tại hậu môn.

Làm thế nào để biết con có đang bị mất nước hay không?

Một số dấu hiệu sau đây giúp cho các mẹ dễ dàng nhận biết được con mình có đang bị mất nước hay không:

  • Khô môi
  • Khô miệng
  • Tiểu ít hơn 6 lần trong 24 giờ
  • Không muốn bú mẹ
  • Thóp mềm trên đỉnh đầu bé
  • Không có nước mắt chảy ra khi con khóc
  • Thường hay cáu gắt, quấy khóc.

Khi nào bố mẹ cần sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức?

Đối với trẻ nhỏ tình hình tiến triển của bệnh phức tạp, không lường trước được, cơ thể trẻ còn yếu và sức đề kháng chưa đủ để chống lại các virut, vi khuẩn có hại tấn công. Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm đường ruột thì không nên để con trẻ ở nhà điều trị mà nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp, một số dấu hiệu xuất hiện và các mẹ nhanh chóng đưa con đi khám:

  • Dưới sáu tháng tuổi, trẻ xuất hiện triệu chứng nôn ói hoặc bị tiêu chảy;
  • Tiêu chảy diễn ra liên tục trong 10 ngày.
  • Xuất hiện máu hay chất nhầy có trong phân;
  • Chất lỏng ói ra có màu xanh lá cây (mật);
  • Xuất hiện các cơn đau bụng nghiêm trọng;
  • Có dấu hiệu mất nước.

Cách phòng tránh các bệnh đường ruột ở trẻ em

Các mẹ có thể kiểm soát bệnh lý viêm đường ruột ở trẻ em bằng cách áp dụng một số biện pháp sau trong sinh hoạt hàng ngày để phòng tránh tối đa căn bệnh này:

  • Luôn rửa tay và tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, và cả sau khi đi vệ sinh, các mẹ cũng giữ thói quen này khi nấu thức ăn cho trẻ;
  • Tránh sử dụng nguồn nước uống không đảm bảo vệ sinh như nước lấy từ dòng suối, nước giếng và nước chưa được đun sôi cẩn thận;
  • Xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ;
  • Bổ sung cho trẻ uống đủ nước;
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để hỗ trợ xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh;
  • Nên sử dụng các loại thực phẩm đã được nấu chín kĩ càng và luôn dự trữ bảo quản thực phẩm bên trong ngăn mát của tủ lạnh;
  • Hạn chế trẻ em sử dụng các loại nước có ga, chất kích thích.

Viêm đường ruột ở trẻ em là loại bệnh lý phổ biến ở độ tuổi này, rất cần sự chú ý và chăm sóc về dinh dưỡng, thói quen sống để làm giảm triệu chứng bệnh, hỗ trợ điều trị nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm. Đối với những trường hợp viêm đường ruột ở trẻ mà phụ huynh không rõ cách xử lý hoặc xử lý không mang lại hiệu quả thì nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở ý tế uy tín để thăm khám kịp thời và điều trị sớm.

TuThuoc24h.net