Hiện tượng trẻ em đi ngoài ra máu có sao không? Ba mẹ nên làm gì?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và những điều ba mẹ nên biết!

Nguyên nhân nào khiến trẻ em đi ngoài ra máu? Trẻ em đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Và mẹ cần làm gì trong trường hợp này? Cùng xem nhé!

Trẻ em đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng nguy hiểm. Đối với những trường hợp phụ huynh chủ quan thì triệu chứng này có thể kéo dài và đem  đến một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, trẻ thấp còi. 

Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài ra máu

Trẻ em đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng nguy hiểm
Trẻ em đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng nguy hiểm

- Trẻ em đi ngoài ra máu là hiện tượng bé đi ra phân lỏng, màu đen hoặc màu đỏ sẫm có lẫn với máu tươi. Đối với một số trường hợp, bé có thể đi ngoài ra một chất nhầy màu hồng có chứa máu.

- Triệu chứng này thường sẽ đi kèm với một số biểu hiện ở đường tiêu hóa như xuất hiện tình trạng đau quặn bụng, hậu môn sưng nóng, buồn nôn, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, 

- Tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng rất nguy hiểm. Vậy nên, cha mẹ cần quan sát con kỹ và khi nhận thấy một trong số biểu hiện này thì phụ huynh không nên chủ quan và lơ là. Bởi vì nếu tình trạng này kéo dài thì trẻ con có thể đối mặt với một vài biến chứng rất nguy hiểm.

- Dưới đây là một số nguyên nhân có liên quan đến triệu chứng trẻ em  đi ngoài ra máu:

Do bé mắc bệnh kiết lỵ

- Kiết lỵ được xem là một trong những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, nó gây ra các triệu chứng tiêu chảy kèm theo xuất hiện máu. Bệnh xuất hiện khi đường ruột của bé bị nhiễm trùng vì sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng .Nguyên nhân chính gây ra bệnh kiết lỵ là amip Entamoeba histolytica cũng như là trực khuẩn Enterobacteria shigella.

- Kiết lỵ cũng được coi là một dạng nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng. Nếu tình trạng này không được khắc phục sớm thì trẻ có nguy cơ bị tử vong do bị vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu.

Ngoài triệu chứng tiêu chảy kèm theo máu, trẻ em bị kiết lỵ còn có các biểu hiện thông qua một số triệu chứng khác như là bé đi đại tiện nhiều lần, trong phân có xuất hiện dịch nhầy, bọt hơi, trẻ em xuất hiện tình trạng quấy khóc khi đại tiện,…

Triệu chứng thực tràng

- Trẻ em có thể xuất hiện tình trạng trực tràng do bé bị béo phì, hay ăn quá nhiều chất béo, ít chất xơ và  nạp hàm lượng thịt đỏ vào cơ thể cao. Thông thường các trường hợp mắc polyp đại trực tràng đều không có các biểu hiện lâm sàng cụ thể. Tuy nhiên, một khi kích thước polyp tăng lên thì phụ huynh có thể thấy rằng trẻ đi ngoài có lẫn máu, chất nhầy hoặc bé bị chảy máu trực tràng.

- Ngoài ra, một số loại polyp có khả năng thải ra nước và muối, gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài đối với trẻ. Các triệu chứng này có thể gây hạ kali huyết và làm mất đi sự cân bằng điện giải ở bé.

Polyp ở trẻ nhỏ nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây tắc ruột và đau bụng dữ dội. Vì vậy nếu bạn nhận thấy trẻ đi ngoài ra máu, cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện các chẩn đoán cần thiết.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như thiếu vitamin K, bị bệnh trĩ, thương hàn hay bé ăn dặm không đúng cách,…

Trẻ em đi ngoài ra chất nhầy nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không?

Phân loại chảy máu thực trạng

Thực phẩm cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài ra máu
Xác định đúng loại bệnh để áp dụng đúng phương pháp để chữa bệnh cho trẻ

- Có hai nguồn chính có thể gây ra tình trạng xuất hiện máu trong phân chính là: đường tiêu hóa phía trên (dạ dày và ruột non) và đường tiêu hóa phía dưới (đại tràng, trực tràng và hậu môn).

• Tình trạng chảy máu từ đường tiêu hóa phía trên thường có biểu hiện chính là phân màu đen 

• Tình trạng chảy máu từ đường tiêu hóa dưới thường có biểu hiện là phân bị phủ phía bên ngoài hoặc trộn chung với máu tươi.

• Một vài loại thực phẩm và thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng phân như có máu.

Trẻ em đi ngoài ra máu có nguy hiểm hay không?

- Trẻ em đi ngoài ra máu được xem là tình trạng bất thường và rất nguy hiểm. 

- Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy những biểu hiện cũng như triệu chứng bất thường của bé, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc các mẹo dân gian để chữa trị cho trẻ khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Giun kim ở trẻ em làm sao để điều trị?

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ em đi ngoài ra máu?

Khi có biểu hiện đi ngoài ra máu, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện sớm
Khi có biểu hiện đi ngoài ra máu, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện sớm

- Nên đưa bé đến bệnh viện: Đa số các trường hợp trẻ em đi ngoài có xuất hiện máu và chất nhầy đều cần phải điều trị y tế. Vậy nên, việc đầu tiên mà bạn cần làm là đưa trẻ đến bệnh viện để được khám càng sớm càng tốt

- Thực hiện theo phác đồ điều trị của bệnh viện: Như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay phẩu thuật trong các trường hợp cấp bách.

- Nên chăm sóc bé thật kỹ tại nhà: Như bổ sung đủ nước cho bé, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K, ăn dặm hợp lí,…

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu mà quý phụ huynh cần lưu ý để  có các biện pháp chữa bệnh cho con em mình một cách hợp lí. Lưu ý rằng, khi phát hiện con có bất kì biểu hiện khác lạ nào của bệnh thì ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được tìm hiểu rõ nguyên nhân và được chữa trị sớm nhất.

TuThuoc24h