Viêm đường tiết niệu sẽ gây khó chịu cho người bệnh, nhất là khi đi tiểu sẽ đau rát và thấy buốt nhói. Vậy bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để mau khỏi?
Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Khi mà vi khuẩn xâm nhập vào trong bàng quang hay thận, chúng sẽ sinh sôi nảy nở ở những cơ quan này. Chúng có thể gây nhiễm khuẩn nước tiểu và cuối cùng chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan một của hệ tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do nữ giới có cấu tạo đường niệu đạo ngắn và thẳng hơn(3.8cm) so với niệu đạo của nam giới (20cm), gần hậu môn nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Theo thống kê, có khoảng 20 - 40 % phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.
Lưu ý đặc biệt với trường hợp viêm đường tiết niệu khi mang thai nhé!
Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu
- Do sử dụng các ống thông khi điều trị sỏi hoặc các dị tật bẩm sinh làm tắc nghẽn đường tiểu
- Quan hệ tình dục không an toàn với người đang bị nhiễm bệnh.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ nhất là ở nữ giới có cấu tạo bộ phận sinh dục gần với hậu môn
- Do dị ứng với một số sản phẩm hóa học như: xà phòng tạo bọt, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ… có thể gây dị ứng.
- Dị ứng với các loại thuốc nhất là các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide and ifosfamide
- Biến chứng của các bệnh khác như: tiểu đường, sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt…
- Suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tiểu đường hoặc 1 số các bệnh lý khác
- Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh bị thiếu hụt estrogen gây thay đổi đường tiết niệu, làm bạn dễ nhạy cảm với nhiễm trùng hơn.
Liệu rằng bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không ?
Bị viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì?
Vốn là một bệnh lý nguy hiểm gặp ở cả nam giới và nữ giới. Đây là căn bệnh cần phải điều trị ngay bởi chủ quan để lâu bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh, thậm chí gây nên vô sinh, hiếm muộn. Bị viêm đường tiết niệu uống kháng sinh gì? Câu trả lời là có nhiều loại và tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Liệu rằng viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?
Với viêm đường tiết niệu đơn giản
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu hiện nay khá đa dạng và hiệu quả:
Doxycycline (Monodox, Vibramycin)
Đây là một trong những loại thuốc kháng sinh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra.
Thuốc được điều chế dạng viên uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc uống nên uống ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn thuốc tiêm dùng loại thuốc tiêm đường tĩnh mạch. Tùy tình trạng sẽ có liều phù hợp.
Thuốc kháng sinh Trimethoprim
Đây là một loại thuốc có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn. Đồng thời chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E. Coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter…
Thuốc cũng có thể dùng dạng viên uống hoặc thuốc tiêm. Tuy nhiên, những trường hợp bị suy gan, suy thận, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic; quá mẫn cảm với Trimethoprim đều không thể sử dụng thuốc được.
Thuốc Mictasol Bleu
Đây là loại thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng lượng Methemoglobin huyết. Thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu. Những thành phần có trong thuốc sẽ ngấm qua thành ruột đi vào máu và được thận bài tiết qua nước tiểu giúp tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ.
Thuốc Mictasol Bleu chỉ có dạng uống, trường hợp nặng cần điều trị dài ngày hơn. Tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu Cephalexin
Đây là loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1. Thuốc Cephalexin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn do các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn E. Coli, Proteus mirabilis… gây ra.
Thuốc được chỉ định trong những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng… Thận trọng với những bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, người có tiền sử sốc phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.
Với viêm đường tiết niệu thường xuyên tái phát 3 – 4 đợt/năm
Việc dùng thuốc cần lâu dài hơn kết hợp khi điều trị
+ Dùng kháng sinh liều thấp trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn.
+ Kết hợp liệu pháp estrogen âm đạo trong giai đoạn tiền mãn kinh.
+ Dùng sớm 1 liều kháng sinh ngay sau khi quan hệ tình dục để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Viêm đường tiết niệu nặng: nếu dùng thuốc uống không cải thiện, người bệnh thường được chỉ định dùng kháng sinh đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm giảm triệu chứng
Để giúp xoa dịu những cơn đau và khó chịu do viêm đường tiết niệu, một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, thuốc giảm đau chống viêm không Steroid,… được chỉ định cho các chị em. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng những thuốc này để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Dùng thuốc kháng virus, thuốc chống nấm
Ngoài tác nhân chính là do vi khuẩn, trong các trường hợp bị viêm tiết niệu do virus, nấm, cần thiết phải sử dụng các thuốc đặc trị virus, nấm như ketoconazole, acyclovir,…
Lưu ý
Người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng, liều dùng và các dùng cần phải tư vấn các bác sĩ chuyên khoa.
Với trường hợp viêm đường tiết niệu sau sinh thì như thế nào?
Bên cạnh những lợi ích mang lại, khi dùng các thuốc tây này liều cao kéo dài người bệnh có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như hoa mắt, chóng mặt, kích ứng đường tiêu hóa,… Ngoài ra, trước thực trạng vi khuẩn kháng kháng sinh tràn lan như hiện nay, việc dùng thuốc càng cần tuân thủ đúng về liều lượng và thời gian.
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà bằng Đông y
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Râu ngô từ lâu đã được sử dụng là loại thảo dược chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả trong Đông y. Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, tan sỏi thận, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, thanh lọc thận.
Khi viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?
Cách làm
Bạn chuẩn bị 100g râu ngô tươi, có màu nâu nhưng đem rửa sạch và nấu với 100ml nước đun sôi. Đun sôi trong khoảng 10 đến 15 phút ngày uống đều đặn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn khoảng 3 đến 4 giờ
Chữa viêm đường tiết niệu với bông mã đề
Bông mã đề là loại thuốc Đông y có tính hàn, vị ngọt và khá lành tính. Hơn nữa đây còn là loại nguyên liệu có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và thanh phế nhiệt.
Cách làm
Rửa sạch mã đề nguyên rể rồi đem đun sôi cho thêm kim tiền thảo và chạch lan (mỗi loại khoảng 20g) uống thay nước hàng ngày. Khoảng một tuần sau khi bạn sử dụng sẽ thấy công dụng rõ rệt.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu
Ngải cứu là loại nguyên liệu có vị đắng, tính ôn, mùi thơm nồng có tác dụng mát gan giải độc, lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt lợi thấp điều trị các bệnh về niệu đạo, bàng quang, thận.
Cách làm
Lấy 45g ngải cứu, 15g cỏ seo gà, 15g rễ cỏ tranh trộn đều và đun sôi trong 15 đến 20 phút đến khi gần cạn thì chắt nước và hòa với 10g mật ong để uống. Ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh
Thành phần trong lá trà xanh có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, lợi tiểu và là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể dùng lá trà xanh để điều trị viêm đường tiết niệu. Những người bị thiếu máu, dạ dày, tim, cao huyết áp, mất ngủ, suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên áp dụng.
Cách làm
Dùng lá trà xanh đun với nước sôi và uống hàng ngày thay nước. Để tăng hiệu quả có thể dùng để rửa niệu đạo.
Rau diếp cá chữa viêm đường tiết niệu
Rau diếp cá có vị tanh nhưng tính mát có thể sử dụng hỗ trợ điều trị viêm bàng quang, bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, giải độc, chống viêm nhiễm.
Cách làm
Bạn có thể dùng rau diếp cá để ăn sống hoặc xay lấy nước uống hàng ngày. Nếu bạn thấy khó chịu vì mùi tanh của rau diếp cá có thể phơi khô để lấy nước uống trong ngày.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm đường tiết niệu
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ để loại bỏ bớt các vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể. Nên uống nước và đi tiểu để giảm vi trùng xâm nhập vào bọng đái và ống dắt tiểu sau khi giao hợp.
- Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Trong những ngày có kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước.Nó có thể là nước lọc, bông mã đề, nước râu ngô,…
- Không nên nhịn tiểu vì sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng. Từ đó dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.
- Không nên sử dụng các sản phẩm thụt rửa có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn. Hạn chế mặc quần áo, đồ lót quá chật gây bít tắc mồ hôi.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng
- Cần tăng cường vitamin C. Vitamin C sẽ làm tăng mức độ axit trong nước tiểu. Từ đó giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu.
- Uống một số loại nước ép trái cây kích thích lợi tiểu. Nhất là trong trường hợp ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra.
Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã biết được viêm đường tiết niệu uống thuốc gì rồi đúng không nào. Tuy bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng không điều trị dứt điểm thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, các bạn nên chăm sóc sức khoẻ và thực hiện theo lời khuyên để luôn khỏe mạnh và phòng ngừa được bệnh nhé.
Tuthuoc24h.net