Nổi mề đay ở trẻ em thường bị coi nhẹ, nhưng lại có thể dẫn tới những biến chứng khó lường. Bệnh mề đay ở trẻ sẽ gây mẩn ngứa làm cho trẻ rất khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và việc học của trẻ. Nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả là cách tốt nhất để giúp trẻ khỏe mạnh, tránh gặp biến chứng nguy hiểm. Để nắm được vấn đề này chúng ta tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nổi mề đay ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh, nhất là mề đay mẩn ngứa bởi sức đề kháng và thể trạng yếu. Nổi mề đay ở trẻ em là tình trạng da bé nổi mẩn, ngứa ngáy khi tiếp xúc với dị nguyên.
Nổi mề đay ở trẻ sẽ được chia thành 2 cấp độ: Mề đay cấp tính (triệu chứng xuất hiện đột ngột trong vài tiếng, hoặc dưới 6 tuần rồi thuyên giảm mà không cần điều trị) và mề đay mãn tính (bệnh xảy ra nhiều đợt, có thể kéo dài đến vài tuần hoặc cả năm).
Phần lớn thì các trường hợp nổi mề đay giai đoạn cấp tính ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe và không để lại sẹo. Bệnh chỉ gây khó chịu khiến bé bứt rứt, mất ngủ, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn… Tuy nhiên, nếu bệnh không được xử lý sớm sẽ chuyển sang mãn tính, kéo theo nhiều hệ lụy. Trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng da, suy nhược cơ thể, phù mạch, khó thở, co thắt thanh quản, sốc phản vệ…
Vì vậy mà cha mẹ không nên chủ quan và coi thường chứng bệnh này. Nếu thấy bé có triệu chứng nổi mề đay, cần tìm biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Ai có thể mắc bệnh?
Bệnh mày đay cấp tính thường xuất hiện ở những bệnh nhân có yếu tố cơ địa và phổ biến ở trẻ em
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em
- Những tác nhân gây dị ứng như: Trẻ tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi…
- Thực phẩm: Bé bị nổi mề đay do ăn các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng, hải sản…
- Thời tiết: Nhiệt độ tăng giảm đột ngột có thể khiến da trẻ bị kích thích và nổi mề đay. Tình trạng này thường gặp khi thời tiết nóng ẩm hoặc chuyển lạnh đột ngột.
- Nhiễm trùng cấp: Trẻ thường dễ mắc phải các chứng bệnh do nhiễm trùng như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, cảm lạnh… Nhiễm trùng không chỉ gây đau và sốt cao mà còn khiến da bị kích thích, nổi ban đỏ và mày đay mẩn ngứa.
- Do thuốc: Trẻ có thể bị nổi mề đay do sử dụng các loại thuốc như kháng sinh nhóm penicillin, thuốc giảm đau…
- Nguyên nhân khác: Côn trùng cắn, ma sát với quần áo, vệ sinh kém hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn như gan, vấn đề về tuyến giáp,…
Cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả cho các mẹ
Triệu chứng nhận biết trẻ bị ngứa nổi mề đay
Một số triệu chứng điển hình của chứng nổi mề đay ở trẻ em:
- Da thường xuất hiện các vết ban dạng sẩn, có hình tròn hoặc dạng mảng.
- Tổn thương da thường sẽ có màu hồng hoặc trắng nhạt, bờ tròn và có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh.
- Mề đay thường đi kèm với triệu chứng ngứa âm ỉ đến dữ dội. Một số trẻ bị mề đay kích ứng có thể bị đau nhức và nóng rát.
- Nếu bệnh nặng, trẻ có thể gặp tình trạng sưng phù mí, môi, mắt, bộ phận sinh dục…
- Triệu chứng khác: Mệt mỏi, sốt, chán ăn, quấy khóc, mất ngủ…
- Dựa vào phạm vi ảnh hưởng và biểu hiện của mề đay, bạn có thể khoanh vùng các nguyên nhân có khả năng xảy ra. Mề đay xuất hiện khu trú thường khởi phát do dị ứng thức ăn, phấn hoa, côn trùng, lông động vật,… Trong khi đó, mề đay lan tỏa toàn thân có thể xảy ra do nhiễm trùng, thay đổi thời tiết và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Sưng mí mắt ở trẻ em - Nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị
Cách chữa nổi mề đay ở trẻ nào an toàn, hiệu quả nhất?
Chữa nổi mề đay ở trẻ em tại nhà
Các biện pháp chăm sóc mề đay tại nhà thường có độ an toàn cao và có thể áp dụng cho trẻ nhỏ. Một số biện pháp giảm ngứa và tổn thương da bạn có thể áp dụng:
- Dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ có thể làm dịu da, giảm ngứa và sưng viêm
- Rửa sạch dị nguyên trên da: Trong trường hợp nổi mề đay chỉ xảy ra khu trú, bạn nên dùng khăn sạch thấm nước để loại bỏ dị nguyên (phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc).
- Cho trẻ tắm nước mát: Nước mát có thể làm dịu triệu chứng sưng nóng, giảm viêm và cải thiện tình trạng kích ứng ở da. Ngoài ra bạn cũng có thể pha thêm yến mạch hoặc baking soda vào nước tắm để tăng tác dụng giảm ngứa.
- Chườm lạnh: Với tình trạng mề đay nổi nhiều sẩn và gây ngứa dữ dội, bạn có thể dùng túi chườm lạnh lên da của trẻ. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm viêm và làm mát da.
- Uống nhiều nước: Cho trẻ uống đủ nước và cung cấp thêm vitamin, khoáng chất bằng các loại nước ép trái cây và rau củ. Các thành phần trong nước ép có khả năng tăng cường miễn dịch, sức khỏe của trẻ và giảm thiểu các triệu chứng của nổi mề đay mẩn ngứa.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm thường có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm và giảm viêm da đáng kể. Vì vậy bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành riêng cho trẻ để làm giảm triệu chứng của mề đay mẩn ngứa.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược quen thuộc: Nha đam, lá hẹ, tía tô, ngải cứu…
Lưu ý: Cách chữa tại nhà chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, không có tác dụng với bệnh mãn tính. Hiệu quả điều trị thấp, không chữa bệnh dứt điểm.
Bệnh tay chân miệng trẻ em: những điều bố mẹ phải nên biết
Điều trị nổi mề đay ở trẻ bằng thuốc Tây y
Với những trường hợp nổi mề đay toàn thân hoặc kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc sau:
- Trong trường hợp triệu chứng kéo dài, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
- Thuốc kháng Histamin H1: Histamin là thành phần trung gian kích thích phản ứng nổi mề đay. Do đó để làm giảm triệu chứng, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng Histamin như: Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Cetirizine… Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng… nên bạn cần theo dõi trẻ trong suốt thời gian sử dụng.
- Thuốc bôi chứa Menthol: Menthol là hoạt chất được chiết xuất từ cây bạc hà. Thuốc bôi chứa Menthol có khả năng làm mát, dịu da và cải thiện tình trạng viêm đáng kể.
- Thuốc bôi chứa Corticoid: Thuốc này sẽ giúp giảm nhanh tình trạng viêm trên da. Tuy nhiên nhóm thuốc này có khả năng gây ra nhiều rủi ro khi sử dụng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Lưu ý: Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với hoạt động của các loại thuốc. Do đó bạn không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ – đặc biệt là thuốc dạng uống. Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc dùng lại đơn thuốc cũ cho bé.
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em và những thông tin bạn nên biết
Điều trị nổi mề đay bằng Đông y
Đông y là phương pháp điều trị an toàn, đem lại hiệu quả cao hơn so với cách chữa tại nhà và Tây y. Có thể nói, đây là giải pháp chữa nổi mề đay ở trẻ em tối ưu, được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn.
Y học cổ truyền quan niệm, nổi mề đay thuộc chứng Phong, phát sinh do 2 yếu tố: Ngoại nhân (phong hàn, phong nhiệt) và nội nhân (cơ thể suy nhược, khí huyết không thông, chức năng phủ tạng suy giảm…).
Dựa trên quan điểm đó, Đông y chú trọng vào điều trị tận sâu gốc rễ, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, giải độc. Kết hợp với nâng cao chức năng ngũ tạng và sức đề kháng cho trẻ nhỏ, từ đó lập lại cân bằng âm dương, giúp ngăn chặn bệnh tái phát.
Các bài thuốc Đông y có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, các thảo dược có dược tính tốt, lành tính với sức khỏe của trẻ em. Nhờ đó, thuốc Đông y an toàn, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các lương y sẽ bốc thuốc dựa trên cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi bé, đảm bảo đúng liều lượng.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng thuốc Đông y cũng có những hạn chế nhất định. Thời gian điều trị của phương pháp này thường lâu hơn so với Tây y, bởi thuốc phải điều trị sâu. Mặt khác, thuốc Đông y cần đun sắc, vị đắng khó uống.
Hiện tượng trẻ em đi ngoài ra máu có sao không? Ba mẹ nên làm gì?
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mày đay tại nhà?
- Nên ngừng tất cả những loại thuốc và thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
- Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da.
- Có thể chườm lạnh, tắm lạnh, tránh tắm nóng (không áp dụng cho 2 trường hợp bị mày đay do nóng, lạnh).
- Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Chế độ ăn uống hợp lý để chống táo bón.
- Mặc quần áo cotton nhẹ, vừa với cơ thể.
- Tránh các hoạt động nặng, gây mồ hôi.
- Cố gắng nghỉ ngơi, giảm stress.
- Những loại thực phẩm, gia vị có tính kích thích dị ứng, ngứa da cũng cần phải bỏ như rượu bia, nước ngọt, gia vị, ớt...
- Không chọn ăn những món ướp nhiều gia vị, thức ăn đông lạnh, thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều chất phụ gia.
Thực phẩm nên ăn khi bị nổi mề đay
- Hành tỏi
- Bưởi
- Ớt đỏ
- Cải bẹ xanh
- Hạt lanh
- Quả óc chó
- Trà xanh
- Nghệ
Những thực phẩm nên kiêng khi bị nổi mề đay
- Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê, nước có gas. Vì các chất này làm kích ứng với các tế bào thần kinh, sẽ gây nên tình trạng ngứa da, nổi mẩn, mề đay càng tăng cao.
- Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, đồng thời cũng cần giảm lượng đường, muối trong chế độ ăn vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng gây mề đay, dị ứng.
- Thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, cá, thịt bò, thịt gà,… sẽ làm tình trạng mề đay càng nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng lạc vì trong lạc các protein sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, nổi mề đay. Nó sẽ gây dị ứng mạnh và bền vững ở nhiệt độ cao, do đó khi ăn lạc nướng gây dị ứng nhiều hơn lạc luộc hay rang.
- Không ăn những đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè, sữa đặc vì có thể khiến vết thương bị viêm nhiễm trên da trở nên nghiêm trọng.
Thông qua bài viết, các bạn đã giải đáp được thắc mắc nổi mề đay ở trẻ em là gì rồi nhé!. Cũng như nguyên nhân và cách chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn hãy lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mày đay tại nhà. Phụ huynh nên chọn lựa những thực phẩm phù hợp để trẻ mau khỏi bệnh. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.
Tuthuoc24h.net