Vi khuẩn HP và những thông tin bạn cần phải biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Sức Khỏe

Vi khuẩn HP và những thông tin bạn cần phải biết

Khuẩn HP là loại khuẩn gây ra những loại bệnh liên quan đến dạ dày. Nếu không chứa trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng

Theo các nghiên cứu gần đây, vi khuẩn HP là một trong những khuẩn có khả năng nhiễm rất cao. Khuẩn là một trong các tác nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày  nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về khuẩn HP qua bài viết sau đây để có thể hiểu rõ về khuẩn HP cũng như cách chữa trị nó.

Vi khuẩn HP là gì?

          Vi khuẩn HP là viết tắt của từ Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn sống và phát triển trong dạ dày con người. Vi khuẩn này có thể xuất hiện ở bất kì ai. Khi mới xâm nhập, loại vi khuẩn này không gây ra triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó để người nhiễm khuẩn có thể phát hiện ra. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra thông qua kiểm tra sau khi những ảnh hưởng của khuẩn HP xuất hiện.

Vi khuẩn hp là loại vi khuẩn sống trong dạ dày thường rất khó phát hiện
Vi khuẩn HP

 

Vi khuẩn HP dạ dày

          Khuẩn HP có thể sống trong dạ dày vì nó có thể tiết ra một loại enzyme Urease giúp nó trung hòa được độ acid trong dạ dày. khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mãn tính và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm khuẩn HP  có nguy cơ mắc ung thư. Chính vì vậy việc phát hiện và điều trị khuẩn kịp thời là rất quan trọng và cần thiết.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP:

Triệu chứng nhiễm khuẩn HP với người lớn và trẻ em là gần giống nhau nhưng sẽ khó xác định với trẻ em hơn vì các triệu chứng không được rõ ràng:

Đối với người lớn:

  • Đau bụng: Người nhiễm bệnh sẽ có cảm giác đau bụng bỏng rát hoặc quặn thắt ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng xuất hiện thường xuyên nhất khi đói bụng hoặc sau khi ăn.
  • Buồn nôn: Dấu hiệu buồn nôn sẽ xuất hiện ngay cả khi không có gì trong bụng. Khi nôn sẽ không nôn ra thức ăn mà sẽ nôn ra chất có màu thẫm - gần như đen. Đó có thể là máu đông vì loét dạ dày do vi khuẩn HP gây nên. Ngoài ra, người bệnh có triệu chứng nôn khan, nôn vào buổi sáng sớm.
  • Đầy bụng, chướng hơi: Người bênh sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng ngay cả khi chưa ăn gì. Triệu chứng này thường xảy ra vào lúc đói, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Ợ nóng và trào ngược: Ợ nóng kéo theo cảm giác đau rát từ vùng bụng đến cổ rất khó chịu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Ảnh hướng của khuẩn HP lên đường tiêu hóa là gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bị tiêu chảy, một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng táo bón ở người bệnh.
  • Hôi miệng: Khuẩn HP có khả năng khiến cho nha chu bị viêm, làm suy giảm các yếu tố xung quang chân răng, làm gia tang các mảng bám ở chân răng, lâu dần sẽ gây nên tình trạng hôi miệng.
  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược: Khuẩn HP gây ra bệnh dạ dày làm cho cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém dẫ đến tình trạng sụt cân. Một số trường hợp có thể gây nên rối loạn tâm trạng.

Đối với trẻ em cũng sẽ gặp các triệu chứng tương tự như trên và đôi khi

  • Đau quanh rốn, đau vùng thượng vị nằm giữa rốn và xương ức.
  • Mệt mỏi, xanh xao, sụt cân không rõ nguyên nhan
  • Một số trẻ gặp tình trạng sụt ợ hơi, ợ chua, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

 

Vi khuẩn HP sống được bao lâu?

      Ngoài môi trường dạ dày, khuẩn HP chỉ có thể sống trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng có thể sống được trong môi trường đất, nước và không khí:

  • Trong môi trường đất: sau khi ra khỏi cơ thể người, chúng có thể biến đổi cấu trúc để có thể tồn tại trong môi trường đất khoảng vài giờ. Nếu tiếp xúc với môi trường có khuẩn HP thì người tiếp xúc vẫn có khả năng lây nhiễm cao.
  • Trong môi trường không khí: Độ ẩm và nhiệt độ sẽ quyết định thời gian sống của khuẩn HP ở ngoài môi trường. Chúng được xác định có thể sống từ 60 phút cho tới 4 giờ. 
  • Trong môi trường nước: Thời gian tồn tại của khuẩn HP sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Đới với môi trường nước như ao hồ, kênh rạch, chúng có thể sống được hơn 1 năm nhưng khi nước sôi ở 1000 độ, khuẩn HP sẽ chết. Nên chú ý nguồn nước sử dụng để có thể giảm thiểu được nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP

          Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, vị trí địa lý và chất lượng cuộc sống. Nhiễm HP có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng thông thường bệnh nhân sẽ bị nhiễm ngay từ khi còn nhỏ. Các nguyên nhân chính gây nhiễm bệnh là: 

  • Người bệnh thường sống ở nơi đông người như ký túc xá, gia đình đông người, quân đội. Chỉ cần một người nhiễm thì khuẩn HP có thể lây lan cho nhiều người.
  • An toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo: Nước nhiễm bẩn, thức ăn nhiễm bẩn cũng là một trong những nguyên nhân nhiễm khuẩn HP.
  • Sống ở các thành phố lớn, những khu vực đang phát triển: Đây là những nơi điều kiện sống chật chội, nước sinh hoạt thiếu và không đảm bảo, vệ sinh môi trường kém dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao.
  • Sống chung với người bị nhiễm khuẩn HP: Khuẩn HP có thể lây qua đường miệng-miệng hoặc phân-miệng là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiễm khuẩn HP.
  • Thói quen dùng đồ chung: Thói quen dùng đồ chung, ăn uống chung trong gia đình hoặc cộng đồng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn HP.

Điều trị khuẩn HP

Khi nhận thấy các dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn HP, người bệnh nên tiến hành khám bệnh sớm nhất có thể để được chẩn đoán, đồng thời tìm ra hướng giải quyết thích hợp để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Việc điều trị khuẩn HP cần có phác đồ điều trị của bác sĩ, chủ yếu là dùng thuốc với sự chỉ định và theo dõi sát sao. Khuẩn HP rất đề kháng với kháng sinh nên việc điều trị thường phải phối hợp 2 thuốc kháng sinh trở lên. Bệnh nhân phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và không được tự ý sử dụng kháng sinh để tránh tình trạng kháng kháng sinh của khuẩn HP. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kiêng hoàn toàn bia, rượu, thuốc lá.

Khi nhận được những triệu chứng của nhiễm khuẩn hp, người bệnh nên nhanh chóng đi khám
Người bệnh nên đi khám khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn HP

Ngoài ra, khuẩn HP còn có thể được chữa bằng các bài thuốc Nam. 

Chữa khuẩn HP bằng thuốc Nam

Việc dùng thuốc Nam để chữa khuẩn HP ở dạ dày là sự lựa chọn an toàn hơn vì thuốc Nam không gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe như thuốc Tây. Bên cạnh đó, việc sử dùng thuốc Nam trong thời gian dài cũng không gây ra tình trạng kháng thuốc. 

Những bài thuốc điều trị khuẩn HP đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và được sang lọc qua nhiều thế hệ nên các bài thuốc Nam đều khá an toàn. Phương pháp điều trị dạ dày bằng thuốc Nam có cách thự hiện đơn giản, ít tốn kém nên có thể ứng dụng rộng rãi. 

Không phải loại thảo dược nào cũng có tác dụng điều trị khuẩn HP, dưới đây là 5 loại thảo dược có tác dụng chữa khuẩn HP đã được các chuyên gia chọn lọc:

  • Cây chè dây 

Chè dây còn có tên gọi khác là khau rả, thau rả... và mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc. Chè dây có vị đắng, hơi ngọt, tính bình.

Chè dây có thể diệt khuẩn HP vì trong thành phần của chè dây có chứa hoạt chất kháng khuẩn giúp diệt khuẩn HP sinh sống trong dạ dày. Nhờ cơ chế làm sạch và tiêu diệt, khuẩn HP sẽ bị chè dây thanh lí khỏi niêm mạc dạ dày. Nếu dùng chè dây liên tục, khuẩn sẽ chết dần, giúp trị khỏi bệnh.

Ngoài ra, chè dây còn có tác dụng giảm đau, tiêu viêm nhờ cơ chế trung hòa axit dạ dày. Thông thường người bệnh sẽ khỏi sau 8-9 ngày sử dụng. Để việu điều trị được thuận lợi, người bệnh cần thự hiện phương thuốc đúng cách thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

 

Chè dây có thể hạn chế khả năng phát triển khi nhiễm khuẩn HP
Cây chè dây có thể giảm đau khi nhiễm vi khuản HP

 

  • Cây hoàng liên

Cây hoàng liên là loại thảo dược sống lâu năm, cây mọc hoang tại một số tỉnh như Lào Cai, Hà Giang trong rừng kín thường xanh. Phần thân rễ được dùng để chữa bệnh.

Cây hoàng liên có tính hàn, vị thuốc thường được sử dụng để giảm đau dạ dày. Dịch chiết từ hoàng liên có tính kháng khuẩn khá rộng đối với một số khuẩn HP.

Hoàng liên có tác dụng kháng khuẩn là nhờ hoạt chất trong cây có thể ức chế quá trình tổng hợp chất của khuẩn HP, khiến chúng không thể sinh sôi, phát triển và gây bệnh được.

 

Cây hoàng liên có thể giảm đau dạ dày khi người bênh khồn may mắc bênh nhiêm khuẩn HP
Cây hoàng liên

 

  • Cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm có tên gọi khác là cây loét mồm, gặp nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, nhất là ở tỉnh Lạng Sơn. Dạ cẩm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng.

Cũng như hoàng liên, một số thành phần của cây có tác dụng ức chế quá tình tổng hợp chất của khuẩn HP, từ đó ngăn cản sự phát triển và tiêu diệt được khuẩn trong dạ dày.

Mặc dù cây dạ cẩm đã được kiểm nghiệm về độ công hiệu, tuy nhiên phụ nữ có thai không nên tự ý sử dụng. Nếu muốn sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.(

Cây dạ cẩm có khả năng hạn chế khả năng phát triển của bệnh
Câu dạ cẩm
  • Cây khôi tía

Cây khôi tía còn được gọi là cây độc lực, lá khôi, khôi nhung. Cây mọc nhiều ở những tỉnh vùng núi phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An…

Lá khôi tía có tính hàn, vị chua, có tác dụng giảm can khí uất-nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Thành phần trong lá khôi tía có tác dụng ức chế sự phát triển của khuẩn HP, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị khuẩn HP ở dạ dày.

Đặc biệt, lá khôi tía nếu kết hợp với những nguyên liệu khác có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày cấp mãn tính, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Nếu sử dụng người bệnh phải lưu ý sử dụng đúngg liều lượng thích hợp và đúng cách mới có thể đảm bảo hiệu quả điều trị.

Cây tía khôi có thể giảm can khí uất-nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày
Cây khôi tía

 

  • Lá mơ

Lá mơ còn được biết đến với một số tên gọi khác như ngũ phương đằng, mẫu cẩu đằng… Ngoài công dụng tăng hương vị cho món ăn, lá mơ còn có tác dụng chữa viêm loét dạ dày í tai ngờ đến.

Lá mơ có vị mát, được dùng để chữa một số bệnh như khó tiêu, đầy bụng, tốt cho hệ tiêu hóa mà nhất là dạ dày. Lá mơ có chứ các hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn cản quá trình tổng hợp chất của khuẩn HP vô cùng hiệu quả. Những bênh nhân sử dụng nước sắc lá mơ chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, bệnh đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực.


 

Lá mơ có thể chữa những bênh liên quan đến dạ dày như khó tiêu, đầu bụng
Lá mơ

Mặc dù có hiệu quả nhưng việc chữa khuẩn HP bằng các bài thuốc Nam chỉ phù hợp đối với người bệnh nhẹ hoặc mới chớm bệnh và không có khả năng điều trị dứt điểm. Nếu chỉ áp dụng điều trị bằng các bài thuốc Nam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát sự phát triển của chúng. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.

Điều trị khuẩn HP trong bao lâu?

Thông thường, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần kéo dài trong 2 tuần và có thể điều trị duy trì từ 4-8 tuần để có thể chữa khỏi hẳn. Thời gian điều trị còn phụ thuộc lớn vào ý thức của bệnh nhân. Nếu trong hoặc sau thời gian điều trị, người bệnh không chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống hằng ngày như: thức khuya, uống nhiều bia rượu, bỏ bữa, stress… thì quá trình điều trị sẽ tiếp tục kéo dài. Khuẩn HP hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu tuân thủ phác đồ điều trị và có lối sống lành mạnh.

Ngày này, tỉ lệ nhiễm khuẩn HP ngày càng tăng dần, chính vì vậy mỗi người phải tự phải biết phòng ngừa và bảo vệ mình. Chỉ cần có các dấu hiệu của bệnh thì nên đến bệnh viện để được khám, chữa bệnh kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy khuẩn HP khó chữa nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bản thân người bệnh có thể kiên trì. Đừng để khuẩn HP có cơ hội cản trở cuộc sống của bạn.

TuThuoc24h.net