Các biểu hiện cụ thể của triệu chứng rối loạn tiêu hóa đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau bụng,... Và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và việc chữa trị kịp thời sẽ giúp cho bé có được hệ tiêu hóa tốt hơn, bắt kịp với đà tăng trưởng.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?
- Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là triệu chứng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường, gây ra biểu hiện đau bụng và những thay đổi về vấn đề tiêu hóa thức ăn.
- Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé sau này, bởi vì đây là giai đoạn mà cơ thể của trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Và khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện ở trẻ em, thi lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể của bé bị thiếu hụt đáng kể. Hậu quả để lại là trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và cả về trí não, làm suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ sẽ dễ bị tái phát rối loạn tiêu hóa khi xuất hiện các tác nhân từ môi trường tấn công vào hệ tiêu hóa của bé.
Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách giải quyết
Bé bị nôn trớ
- Nôn trớ là triệu chứng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược qua miệng dưới tác động của cơ thể của bé. Nguyên nhân chủ yếu gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là: bé bú quá no, các cữ bú của bé quá gần nhau hoặc mẹ mới đổi loại sữa mới, lỗ núm vú cao su quá to, bé nằm bú không đúng tư thế.
Trẻ em đi ngoài ra chất nhầy là bị gì? Có nguy hiểm không?
- Để hạn chế thấp nhất nôn trớ sinh lý, cha mẹ cần chú ý cho con bú nhiều lần trong ngày, không nên bú quá no trong mỗi cữ bú, nên cho bé bú đúng tư thế; nếu bé bị nôn thì để bé nằm nghỉ sau khi nôn xong, và đặc biệt không nên cho bé bú sữa ngay, cho bé súc sạch miệng. Nếu việc điều chỉnh chế độ ăn cũng như tư thế bú không đạt hiệu quả thì ba mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.
Ngoài nguyên nhân nôn trớ sinh lý, các dị dạng đường tiêu hóa như là teo tắc ruột, teo thực quản, hay phình đại tràng bẩm sinh,... cũng có thể là những nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu điều trị chậm, trẻ có thể bị tử vong.
Bé bị tiêu chảy
- Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là trẻ đi nặng phân lỏng nhiều, trên 3 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày, sức khỏe bé mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ. Mặt khác, trẻ có thể bị trương, sình bụng, sốt, phân có chất nhầy, có máu,...
- Cách xử lí khi bé bị tiêu chảy:
- Mẹ nên đưa bé đi điều trị sớm, chú trọng việc bù nước, điện giải và đảm bảo chế độ ăn cho trẻ;
- Cho bé uống nhiều nước đun sôi để nguội và oresol. Nếu bé bị nôn thì nên đợi khoảng 10 đến 15 phút rồi tiếp tục cho trẻ uống.
- Nếu xuất hiện tình trạng mất nước quá nặng, ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện điều trị sớm nhất có thể
- Cho bé ăn các thực phẩm như là khoai tây, gạo, thịt gà, thịt lợn, sữa đậu nành, dầu thực vật, cà rốt, chuối, táo,
Bé bị táo bón
- Biểu hiện cụ thể của táo bón là trẻ đi nặng không thường xuyên, thường thì 2 - 3 ngày mới đi một lần, xuất hiện phân khô rắn. Hậu quả của chứng táo bón là trẻ biếng ăn, chậm lớn, đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.
Hiện tượng trẻ em đi ngoài ra máu có sao không? Ba mẹ nên làm gì?
- Cách xử lí:
- Cho bé uống nhiều nước;
- Chế độ ăn nhiều rau xanh và quả chín: rau hoặc củ khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi,...
- Cho trẻ sử dụng sữa không gây táo bón, bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng đối với những trẻ đã có thể ăn dặm
Các cách phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng khi mang thai, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, chất kích thích
- Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Nếu vì một lý do nào đó mà không có sữa mẹ thì cần trao đổi với đội ngũ nhân viên y tế để tìm ra một loại sữa thay thế phù hợp nhất dành cho bé;
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý: Thực đơn dinh dưỡng của mẹ đang giai đoạn cho con bú và trẻ cần phải đa dạng và giàu dưỡng chất, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm;
- Không nên cho trẻ bú quá no hoặc quá ít, rèn luyện cho trẻ có thói quen ăn uống và đi tiểu tiện đại tiện đúng giờ;
- Giữ gìn vệ sinh và môi trường xung quanh bé;
- Không được tùy tiện dùng thuốc cho bé mà không có ý kiến bác sĩ;
- Thực hiện tiêm phòng cho bé để tránh những căn bệnh nguy hiểm và tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là một số biểu hiện cũng như cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần biết để giúp cho trẻ khỏe mạnh hơn.
TuThuoc24h