Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Trẻ đi ngoài ra bọt là có dấu hiệu nguy hiểm của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là tình trạng khá phổ biến, mức độ thường là nhẹ, cũng có nhiều trường hợp là nghiêm trọng và cần phải được điều trị y tế.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt có thể là bình thường hay nghiêm trọng, tùy theo nguyên nhân gây ra vấn đề và tình trạng sức khỏe của từng bé. Dù vậy, tất cả những trường hợp đều cần phải được chăm sóc cẩn thận.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là bệnh gì?

Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ đi cầu sau mỗi lần bú mẹ. Trung bình, trẻ sẽ đi ngoài khoảng 5 - 7 lần/ngày. Phân của trẻ có màu vàng sậm, hơi sệt. Nếu trẻ đi ngoài ra phân lỏng, phân có bọt, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì có thể là trẻ đã bị tiêu chảy.

Tìm hiểu thêm thông tin khi  trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhé.

Biểu hiện của trẻ bị tiêu chảy gồm:

  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, đi ngoài liên tục
  • Trẻ bú kém
  • Trẻ quấy khóc do đau bụng
  • Trạng thái của phân thay đổi: phân lỏng, nhiều nước, phân có bọt, phân có dịch nhầy, phân đổi màu...
  • Trẻ sốt
  • Nôn, trớ

Bệnh tiêu chảy của trẻ sơ sinh có thể tự hết trong khoảng từ 1 - 2 ngày. Dù vậy, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể diễn tiến rất nhanh dẫn đến mất nước quá nhiều, gây suy thận và suy hô hấp.Vì vậy, cha mẹ cần phải chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu bệnh tiêu chảy không cải thiện kèm thêm biểu hiện sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt liệu có nguy hiểm?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra bọt

Phân lỏng hoặc đặc sệt có bọt giống như tiêu chảy là khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và em bé vẫn khỏe mạnh bình thường thì đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại.

- Nguyên nhân thứ 1: Tình huống này thường rơi vào những em bé bú sữa mẹ. Ngược lại, những bé bú sữa công thức hoặc sữa bột lại thường dễ bị táo bón.

Phân lỏng có bọt của trẻ sơ sinh thường là một biểu hiện cho thấy cơ thể em bé đang bị quá tải đường sữa, một loại đường có trong sữa mẹ.

Sữa mẹ bao gồm 2 thành phần: foremilk và hindmilk. Foremilk chảy ra ngoài trong vài phút khi trẻ bắt đầu bú. Hindmilk chảy ra sau nhưng lại đặc hơn và thành phần dinh dưỡng cao hơn.

Foremilk thường loãng hơn, trong hơn và có ít chất dinh dưỡng hơn hindmilk và nếu em bé bú quá nhiều loại sữa này thì có thể khó tiêu hóa đường sữa một cách chính xác, điều này gây ra kết quả như trên.

Đó là lý do nhiều người khuyên các bà mẹ nên vắt sữa đầu bỏ đi, sau đó mới cho em bé bú sữa sau.

Nguyên nhân hay xảy ra với sữa mẹ

- Nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt có thể là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Chúng không chỉ khiến trẻ bị tiêu chảy mà còn gây ra các triệu chứng như : đau bụng, buồn nôn, sốt, sụt cân…

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, trẻ có thể sẽ phải mất đến 1-6 tuần để bình phục khỏe mạnh trở lại.

Nhiễm trùng dạ dày ruột chủ yếu liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm chưa nấu chín, uống nước không sạch hoặc do các bé chạm tay vào bề mặt bẩn sau đó đưa lên miệng.

- Nguyên nhân thứ 3, đó là do ăn các thức ăn mới lạ, thường xảy ra với những bé mới tập ăn dặm. Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa với hệ bài tiết chưa được hoàn thiện, do đó khá nhạy cảm với thức ăn (trước đó trẻ chỉ bú sữa mà thôi).

Khi  trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng liệu có nguy hiểm?

Điều này là không hiếm gặp, thường nó sẽ tự hết sau một thời gian khi trẻ đã quen dần với thức ăn. Thực phẩm ăn dặm nên được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ theo từng tháng tuổi nhất định. Chẳng hạn nếu cho trẻ uống quá nhiều nước cam khi mới ăn dặm, trẻ sẽ rất dễ bị tiêu chảy và phân sủi bọt.

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Cách thức chữa trị phụ thuộc vào tháng tuổi của em bé, tình trạng sức khỏe hiện tại và nguyên nhân gây ra vấn đề. Nếu chỉ là do trẻ bú sữa mẹ quá nhiều, đặc biệt là sữa đầu thì chỉ cần vắt bỏ sữa đầu đi và cho em bé bú sữa sau (sữa sau đặc hơn) là được.

Xem thêm các phương pháp  trị tiêu chảy cho bé nhé!

Nếu là do ăn thực phẩm mới, thì bố mẹ nên tạm thời ngừng cho trẻ ăn những loại thức ăn đó. Hãy để trẻ ăn các món cũ theo thói quen trước, miễn sao vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng là được.

Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng dạ dày ruột, thường có thêm các triệu chứng đau bụng và sốt, thì bố mẹ không thể chủ quan. Tiêu chảy thường dẫn đến mất nước, đối với trẻ sơ sinh thì mất nước là rất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, cần phải cho trẻ bú sữa thường xuyên để ngăn ngừa mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài  và trẻ có triệu chứng bị mất nước, cần phải cho trẻ uống thuốc bù lại điện giải oserol.

Ngoài ra, chú trọng việc vệ sinh cho em bé thường xuyên cũng như các vật dụng trong nhà để tránh lây lan nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó , hãy để trẻ nghỉ ngơi nhiều theo nhu cầu của trẻ.

Khi  trẻ bị đi ngoài nên ăn gì và kiêng gì?

Thườn xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ

Cách phòng tránh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất đề kháng giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi những vi khuẩn gây hại.

Sữa mẹ được cấu tạo phù hợp cho sự phát triển và giúp hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện. Do đó, nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để phòng chống tiêu chảy cũng như nhiều bệnh lý khác. Trẻ được bú sữa mẹ có tỷ lệ bị tiêu chảy ít hơn trẻ bú sữa công thức hoặc trẻ không được bú mẹ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, người mẹ trong quá trình mang thai cũng nên chăm sóc thai sản tốt, tạo tiền đề sức khỏe cho trẻ, hạn chế nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh.

Có nhiều thời gian chăm sóc trẻ tốt hơn

Trong thời gian cho trẻ bú, đặc biệt là trong 1 - 2 tháng đầu, người mẹ nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vì những thức ăn mà mẹ ăn sẽ chuyển hóa thành sữa. Người mẹ cần ăn các thức ăn lành tính như: thịt nạc, rau ngót, trứng, tôm... hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn...

Hy vọng rằng, sau bài viết về trẻ đi ngoài ra bọt trên, các bạn đã biết được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và đồng thời cũng nắm được cách chữa trị hiệu quả nhất.

Tuthuoc24h.net