Chuột rút bắp chân là căn bệnh phổ biến và gần như vô hại nhưng nếu căn bệnh xảy ra quá thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về chuột rút bắp chân là gì, nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng ngừa được bệnh một cách hiệu quả nhất.
1. Hiểu rõ hơn về chuột rút bắp chân là gì?
Chuột rút bắp chân là cơn đau đến từ cơ bắp chân do sự co thắt cơ bắp khi một vận động trong cơ bắp quá khó, nó thường xảy ra ở bắp chân, dưới và phía sau đầu gối. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà một cơn đau có thể chỉ kéo dài vài giây, vài phút nhưng thậm chí cũng có cơn đau kéo dài đến 10 phút.
Chuột rút bắp chân hay xảy ra vào lúc bạn đang nghỉ ngơi, đặc biệt là thường xảy ra vào ban đêm khi bạn đang ngủ nên nó thường được gọi với cái tên khác là chuột rút ban đêm. Chuột rút ban đêm sẽ làm bạn thường xuyên thức giấc, khiến cơ thể mệt mỏi cũng như tâm trạng trở nên khó chịu khi giấc ngủ thường xuyên bị quấy rầy.
2. Chuột rút bắp chân xảy ra thường xuyên cảnh báo điều gì cho cơ thể?
Chuột rút xảy ra không phải chỉ do nguyên nhân vận động cơ bắp quá nhiều hoặc không đúng cách mà nhiều khi chuột rút thường xuyên còn xuất phát từ các vấn đề do cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị chuột rút khó ngờ tới:
-
Các dây thần kinh bị chèn ép do các loại bệnh lý khác gây chuột rút bắp chân: Bất cứ căn bệnh gì có thể khiến một dây thần kinh bị chèn ép như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hay hẹp đốt sống thắt lưng… đều có thể gây kích thích thần kinh dẫn đến triệu chứng chuột rút.
-
Giữ nguyên một tư thế quá lâu và thường xuyên gây chuột rút bắp chân: Đây là một trong những lý do có thể gây tình trạng chuột rút bắp chân. Với những công việc có đặc thù đứng lâu, hoặc đối với phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót cả ngày sẽ gây sức ép lên các cơ bắp và mạch máu gây chuột rút. Ngoài ra, việc khi ngủ nhưng thường xuyên để cong chân, không duỗi ra thì khi cử động nhẹ sẽ có thể gây chuột rút khi ngủ.
-
Chuột rút bắp chân do cơ thể thiếu nước: Sự mất nước trong cơ thể sẽ dẫn đến sự mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion dễ dẫn đến việc các cơ bị rối loạn và co rút không báo trước nên ban đêm bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân.
-
Người mắc các bệnh về thận thường có nguy cơ gặp phải chuột rút bắp chân hơn: Ở cơ thể bình thường, quá trình chuyển hóa các chất dư thừa thường xảy ra trong vòng 24h, nhưng đối với các bệnh nhân lọc thận phải mất từ 2 - 3 ngày, dẫn đến việc các chất điện giải trong cơ thể thay đổi liên tục có thể gây ra chuột rút.
-
Thường xuyên căng thẳng, lo lắng cũng dẫn đến chuột rút bắp chân: Tâm trạng thường xuyên căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cho các hooc-mon tròn cơ thể bị mất cân bằng, từ đó khiến cho nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao dẫn đến tình trạng chuột rút thường xuyên.
3. Chuột rút bắp chân ở người cao tuổi
3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút bắp chân ở người cao tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây chuột rút ở người lớn tuổi, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn chuột rút bắp chân ở người cao tuổi:
-
Người cao tuổi đứng, ngồi quá lâu, khi nằm ngủ tư thế chân không đúng hay ngủ với một tư thế trong một thời gian dài sẽ làm cho máu lưu thông không tốt, lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đầy đủ dẫn đến chuột rút bắp chân.
-
Chuột rút bắp chân có thể xảy ra ở những người cao tuổi đang sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính vì khi sử dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc chính là gây ra tình trạng chuột rút cho người cao tuổi.
-
Một số người cao tuổi mắc một số bệnh mạn tính kéo dài như đái tháo đường, loãng xương, tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật cũng thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân.
-
Tình trạng chuột rút bắp chân xảy ra khi người già vận động quá sức hoặc không đúng cách.
-
Những người thường xuyên sử dụng rượu, bia cũng dễ gặp phải chuột rút bắp chân hơn những người khác.
-
Một số người cao tuổi mắc bệnh thiếu máu, Parkinson, mắc chứng rối loạn về thần kinh, suy giãn tĩnh mạch, xơ gan cũng gây nên tình trạng chuột rút vào ban đêm.
3.2 Những cách điều trị chuột rút bắp chân hiệu quả dành cho người cao tuổi
Nếu người cao tuổi thỉnh thoảng mới bị chuột rút thì có thể áp dụng những cách sau để cải thiện tình trạng chuột rút của mình:
-
Người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục để có thể lưu thông khí huyết. Chỉ nên tập những bài tập vận động nhẹ như đi bộ, xoa bóp cơ bắp, co duỗi hay xoay cổ tay, cổ chân cũng đã phần nào cải thiện được tình trạng chuột rút bắp chân.
-
Vị trí ngủ có thể chặn được bắp chân không bị rút ngắn khi đang ngủ thì có thể có tác dụng giảm được tình trạng chuột rút. Ngoài ra, người bệnh có thử các cách khác như: Sử dụng một chiếc gối để nâng đỡ bàn chân trên giường trong khi ngủ trên lưng của bạn; Treo chân so với cuối giường trong khi ngủ vào phía trước của bạn; Giữ chăn mất dưới chân giường để ngăn chặn các ngón chân và bàn chân không bị gập xuống khi ngủ.
-
Hạn chế vận động hoặc làm việc nặng nhiều nhất có thể. Nếu bắt buộc phải làm việc nặng và ra mồ hôi nhiều, người bệnh cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều rau và hoa quả, hạn chế rượu bia để ngăn ngừa được tình trạng chuột rút bắp chân của mình.
-
Nếu tần suất bệnh xuất hiện nhiều và thường xuyên thì người bệnh cần đến điều trị tại các cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân bệnh chính xác thì mới có thể điều trị bệnh triệt để và hiệu quả.
4. Tình trạng chuột rút bắp chân ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Thông thường, hiện tượng chuột rút bắp chân ở bà bầu thường bắt đầu xuất hiện ở những tháng đầu tiên của chu kỳ thai và triệu chứng này xảy ra thường xuyên hơn vào những tháng cuối, khi thai bắt đầu lớn dần. Sau đây là những nguyên nhân gây chuột rút bắp chân ở bà bầu:
-
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi:
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu cần lượng canxi nhiều hơn mức bình thường để có thể cung cấp cho con. Nếu lượng canxi cung cấp không đủ cho thai nhi thì canxi có trong cơ thể mẹ sẽ tự động rút ra và truyền qua con, khiến cho bản thân mẹ bị thiếu canxi, dẫn đến bắp chân bị căng cứng gây chuột rút.
-
Trọng lượng cơ thể tăng nhanh:
Trọng lượng cơ thể đột ngột tăng nhanh sẽ tạo nên áp lực lớn tác động lên cơ bắp và hệ xướng khớp, đặc biết là bắp chân dẫn đến các dây thần kinh và cơ bắp bị tác động gây nên chuột rút.
-
Dây chằng bị kéo căng:
Vào các tháng cuối thai kỳ, việc thai nhi phát triển ngày càng lớn đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng phải giãn nở để đủ không gian chứa. Điều này sẽ dẫn đến việc dây chằng nâng đỡ tử cung sẽ bị kéo căng và giãn nỡ theo. Sự co giãn đột ngột này sẽ dẫn đến sự đau nhức, co rút ở vùng bụng và gây ra những cơn chuột rút khó chịu.
5. Chuột rút bắp chân, phải làm sao?
Mặc dù chuột rút bắp chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến sức khỏe cũng như tâm trạng bị ảnh hưởng ít nhiều vì chuột rút bắp chân thường xảy ra khi ngủ. Dưới đây là các cách trị chuột rút bắp chân hiệu quả mà bạn cần phải biết:
-
Massage cơ bắp nhẹ nhàng: Khi cơn đau chuột rút bất ngờ xuất hiện, bạn hãy nhanh chóng thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng cho cơ bắp của mình, việc massage sẽ giúp lưu thông máu xuống vùng bị chuột rút một cách nhanh hơn để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ giúp giảm đau hiệu quả.
-
Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau hiệu quả: Bạn có thể sử dụng một miếng giữ nhiệt để đặt lên vùng bị chuột rút sẽ giúp tăng lưu thông máu đến khu vực bị đau giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
-
Căng cơ cùng với một chiếc khăn: Khi bạn bắt đầu cảm giác được có dấu hiệu của chuột rút bắp chân nhẹ, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn tắm rồi đặt chân vào giữa và dùng hai tay giữ chắc 2 đầu khăn, sau đó kéo căng để kéo căng cơ ở bắp chân ra, nó sẽ giúp bạn nhanh chóng xóa tan được cơn đau do chuột rút gây ra.
-
Di chuyển ngón chân: Khi bị chuột rút, bạn hãy nhanh chóng nâng cao các ngón chân bằng cách nâng chân lên với chiều nghiêng khoảng 60 độ sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
-
Bấm huyệt: Ngoài những cách trên, khi bị chuột rút bắp chân đột ngờ, bạn có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt để giảm đau nhanh chóng. Trên cơ thể có một số huyệt giúp bạn đỡ đau khi bị chuột rút đó chính là 2 huyệt giữa 2 ngón chân cái và ngón kế bên. Phương pháp bấm huyệt sẽ giúp bạn có thể đẩy lùi được cơn đau do chuột rút rất hiệu quả.
6. Những cách phòng ngừa chuột rút bắp chân hiệu quả
Chuột rút bắp chân là vô hại đối với người bị nhưng ít hay nhiều khi xảy ra vẫn đem lại cảm giác đau đớn cho người bị. Những phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh khó chịu này:
-
Thường xuyên luyện tập các bài tập kéo dãn cơ: Việc thường xuyên tập các bài tập kéo dãn cơ bắp chân ngoài việc giúp bạn giảm các cơn đau chuột rút còn giúp cho cơ thể của bạn khỏe mạnh hơn.
-
Uống đủ nước mỗi ngày: Nguyên nhân hàng đầu khiến chuột rút bắp chân xảy ra là do bạn không cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày. Vậy nên việc uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày vừa ngăn ngừa được chuột rút bắp chân lại vừa đem lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể của bạn.
Thay đổi thói quen của bạn khi ngủ: Nếu thường xuyên bị chuột rút bắp chân thì bạn không nên duỗi thẳng cả bàn chân khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên ngủ nghiêng về một bên, tránh việc chui vào chăn quá chật và trùm kín người để phòng tránh được nguy cơ xảy ra chuột rút bắp chân nhiều nhất có thể.
-
Kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng: Vì việc chuột rút thường xuyên là do các loại thuốc bạn đang uống nên khi có chuột rút có dâu hiệu xảy ra thường xuyên cùng với thời gian sử dụng thuốc thì bạn nên đến gặp và trao đổi với bác sĩ về vấn đề này để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết hiệu quả.
-
Ăn nhiều rau quả hơn: Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính của mình, đồng thời sau mỗi bữa ăn bạn cũng nên bổ sung thêm các loại hoa quả như chuối, mơ, cam, đủ đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý cũng giúp ngăn ngừa được tình trạng chuột rút bắp chân của bạn.
Việc nắm rõ các kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân mình cũng như cho những người xung quanh bạn. Hi vọng các thông tin của bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh chuột rút bắp chân cũng như giúp bạn có thể chọn lựa được cách điều trị và phòng ngừa phù hợp nhất với bản thân mình.
Tuthuoc24h.net