Trẻ em cao sức đề kháng yếu nên có thể sẽ gặp rất nhiều bệnh đặc biệt là các bệnh ngoài da. Chàm là một trong những căn bệnh mãn tính về da khá phổ biến, nhưng liệu các bậc cha mẹ đã biết về bệnh chàm ở trẻ em là như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm có tên y học là Eczema, đây là bệnh mãn tính về da, làm da khô, ửng đỏ, tróc vảy và gây ngứa rất khó chịu cho người bệnh. Bệnh này còn có tên gọi khác là viêm da dị ứng. Đây là bệnh thường gặp, bất cứ ai cũng có thể bị chàm, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Bệnh viêm da bóng nước ở trẻ em sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Theo nghiên cứu của Tổ chức Chàm Quốc gia (ở Mỹ) đưa ra ước tính rằng có khoảng 13% trẻ em bị viêm da cơ địa, là một trong các loại bệnh chàm, số trẻ em bị chàm có thể lên tới 20%. Theo như khảo sát, các trẻ nhỏ thường hay mắc phải bệnh này trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện trong những năm đầu đời hoặc trước khi bé được 5 tuổi.
Bệnh chàm có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay mạn tính. bệnh sẽ khỏi trước khi bé trưởng thành. Tùy cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau và các triệu chứng có thể tái đi tái lại
Trẻ thường bị chàm trên má, trán và da đầu, sau đó có thể lan đến tay, chân và thậm chí là toàn cơ thể.
Hiện nay vẫn chưa có thông tin khẳng định về nguyên nhân gây nên chàm ở trẻ sơ sinh, nhiều ý kiến cho rằng bệnh này có liên quan tới di truyền và sự khác thường của hệ miễn dịch. Những trẻ mang bệnh này thường bị những bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, nổi mề đay, v.v…
Ngoài ra, theo nghiên cứu các chuyên gia cũng đưa ra một số nguyên do của bệnh này là:
+ Môi trường vô trùng không chuẩn bị đầy đủ hệ thống miễn dịch cho trẻ sơ sinh.
+ Việc lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
+ Sự gia tăng của thực phẩm gây viêm, bao gồm đường tinh luyện, thực phẩm chiên, và thịt chế biến.
+ Sự gia tăng của các sản phẩm làm sạch có chứa chất kích thích và nước hoa nhân tạo.
Những thông tin quan trọng về kháng sinh cho trẻ em mẹ nên biết
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện vào tháng thứ 2-3 và biểu hiện không giống như ở người trưởng thành. Trong khi người lớn có thể nhận thấy các vết chàm trên tay, chân hoặc thân mình thì ở trẻ sơ sinh nó là chàm cấp tính hoặc bán cấp tính xảy ra ở phần đầu mặt của trẻ.
Bệnh chàm ở trẻ lớn
Từ trên 6 tháng đến 1 tuổi, hãy cảnh giác với bệnh chàm ở đầu gối và khuỷu tay. Bởi vì bé của đang thời gian tập bò, phần tiếp xúc nhiều nhất chính là đầu gối và tay, chính vì vậy bệnh chàm thường xuất hiện ở những phần này.
Bệnh chàm ở trẻ mới biết đi và trẻ lớn
Trẻ mới biết đi, gồm nhóm tuổi từ 2 đến 5 tuổi, có thể sẽ bắt đầu bị chàm quanh môi, cũng như ở mạng sườn.
Xác định loại bệnh chàm
Xác định được chàm ở trẻ thuộc loại nào sẽ giúp điều trị tốt hơn. Một số dạng chàm là do tác nhân bên ngoài gây dị ứng như trứng, sữa, đậu nành, lúa mì, lạc, mạt bụi nhà, lông thú cưng hoặc bào tử nấm mốc. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị chàm do yếu tố di truyền đối với bệnh về da. Có 6 loại bệnh chàm chủ yếu:
- Viêm da dị ứng: Đây là bệnh mà người ta thường gọi là chàm và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Viêm da dị ứng là vết ban đỏ có thể gây ngứa. Vùng da phát ban thường đỏ, khô và ngứa, sưng tấy và nổi vảy. Khi gãi, trên da sẽ xuất hiện những đường nứt, đứt đoạn và nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp và sẽ để lại sẹo. Bệnh thường mãn tính hay kéo dài.
Bệnh viêm da ở trẻ em có nguy hiểm không? Phòng ngừa bằng cách nào?
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Dạng viêm da này thường là do tiếp xúc với chất gây dị ứng như kim loại niken, kháng sinh thoa tại chỗ, sồi độc hoặc cây thường xuân độc và gây phản ứng đỏ, ngứa tại vị trí tiếp xúc. Viêm da dạng này thường không lan rộng.
- Chàm tiếp xúc: Dạng chàm này tương tự với viêm da tiếp xúc dị ứng nhưng là do tác nhân gây kích ứng gây ra. Chàm tiếp xúc không lan rộng. Vùng da bị viêm sẽ nổi đỏ, có khi nó sẽ làm xuất hiện một số mụn thịt hoặc mụn nước. Da nổi mẩn đỏ sẽ thường ngứa, có thể hơi ẩm ướt và phồng rộp.
- Chàm tổ đỉa: Dạng viêm da này xuất hiện trên bàn tay, lòng bàn chân với những mụn nước kích thước vừa, gây ngứa và rộp như bị bỏng.
- Chàm thể đồng tiền: Bệnh này tạo ra những mảng tròn hình dạng giống đồng tiền, thường xuất hiện trên cánh tay, lưng, mông và bắp chân.
- Chàm da dầu: Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi. Không giống như tình trạng viêm da dị ứng ở trên, viêm da do tiết bã sẽ tạo ra những mảng da dầu, màu vàng và bong vảy trên da đầu, mặt, cổ và ngực. Chàm da dầu phổ biến ở trẻ sơ sinh da bị viêm khô, đỏ và hơi nổi vảy nhưng lại không ngứa. Vùng da dễ bị viêm thường là trên mặt, cổ, ngực, những vùng nếp gấp của da và khu vực mang tã.
Thuốc trị bệnh chàm
Phương pháp y khoa
Một số loại thuốc nổi bật:
Thuốc steroid
Có hai dạng là dạng thuốc viên và dạng kem xoa. Trong đó, dạng kem xoa sẽ có tác dụng nhanh hơn. Kem thoa steroid sẽ giúp làm giảm quá trình viêm và hỗ trợ các rối loạn da, giúp da bớt ngứa, bớt đau... vết chàm nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bôi thuốc mỡ tại chỗ có lượng steroid nồng độ thấp.
Thuốc steroid an toàn khi dùng đúng cách, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý:
- Chỉ bôi steroid ở vùng da đỏ, ngứa, thô ráp, không bôi lên vùng da lành.
- Không sử dụng ở nếp gấp của da như nách, háng, đùi trong thời gian dài.
- Không bôi ở mí mắt.
- Dùng steroid nồng độ nhẹ và có hướng dẫn của bác sĩ.
- Không sử dụng quá 2 lần/ngày.
Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng sinh này giúp giảm triệu chứng ngứa ở trẻ, giúp trẻ ngủ ngon hơn được bác sĩ kê trong đơn thuốc.
Một số nhóm thuốc thường được chỉ định chữa bệnh chàm:
- Thuốc uống chống ngứa: Siro Phenergan, Chlorpheniramine, Cetirizine,…
- Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng da: Cephalosporin, Amoxicillin,…
- Thuốc mỡ: Cream Synalar-neomycin, Cream Celestoderm-neomycin,… tác động chống viêm nhiễm da, hạn chế lây lan sang vùng da lân cận.
Chữa bệnh chàm bằng phương pháp dân gian
Các mẹo chữa dị ứng da đơn giản mà cực kỳ hiệu quả tại nhà
- Lá ổi: Dùng 300 gam lá ổi rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi rồi đổ ra cho nguội. Sau đó ngâm vùng da bị chàm vào nước lá ổi khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần.
- Dưa chuột: Đem 1 quả dưa chuột cắt lát mỏng, cho vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 30 phút. Lấy dưa chuột đắp trực tiếp lên vùng bị chàm 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng 3 – 4 lần/ngày.
- Lá trà xanh: Dùng 100g lá trà xanh, rửa sạch đun sôi khoảng 10 phút, đổ ra để nguội và ngâm vùng da bị bệnh vào nước trà xanh 20 phút.
Chữa bệnh chàm bằng phương pháp tại nhà
Ngoài hai phương pháp trên, bạn có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên để chữa chàm tại nhà. Điều trị chàm trực tiếp bằng xà phòng và sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ. Bởi vì bệnh chàm làm khô da, ửng đỏ nên các sản phẩm làm dịu da tức thời là rất cần thiết làm giảm tức thời các triệu chứng gây khó chịu. Sau khi đã kiểm soát bệnh chàm ở trẻ, bạn nên xác định và loại bỏ nguyên nhân gây chàm.
Vì là bệnh mãn tính về da nên tùy theo cơ địa của mỗi bé thì sẽ có các biểu hiện khác nhau cũng như sẽ áp dụng các loại thuốc, phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và giữ vệ sinh cho bé để tránh các biến chứng về sau. Trên đây là một số thông tin về bệnh chàm ở trẻ em mà ai cũng nên tìm hiểu để biết và xử lí khi trong nhà có con trẻ bị bệnh chàm.
TuThuoc24h