Căn bệnh viêm tai giữa và những điều bạn cần biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Căn bệnh viêm tai giữa và những điều bạn cần biết

Bệnh viêm tai giữa là căn bệnh có khả năng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân chủ yếu là do đâu, và có những triệu chứng gì?

Viêm tai giữa là tình trạng bệnh thường gặp và phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng trong đó chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ em. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không để lại ảnh hưởng cũng như những biến chứng nguy hiểm sau này. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm tai giữa là gì, triệu chứng cũng như nguyên nhân của bệnh để có thể tự bảo về sức khỏe của mình và người thân một cách toàn diện nhất.

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Tai được chia làm ba phần, gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong tao có một ống nối tai giữa với cổ họng được gọi là vòi nhĩ có các chức năng sau đây:

+ Thông hơi giúp giữ cho áp suất không khí trong tai giữa luôn được cân bằng với áp suất không khí bên ngoài.

+ Vòi nhĩ giúp bảo vệ tai giữa khỏi áp lực âm thanh và ngăn chặn sự xâm nhập của dịch từ mũi, họng chảy vào tai giữa.

+ Giúp tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.

Viêm tai giữa là gì?
Bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện ở trẻ em

Với những lí do trên, vòi nhĩ là một bộ phận quan trọng giúp bảo vệ tai cũng như cơ thể. Hiện tượng mủ hoặc chất lỏng tích tụ trong ống tai phía sau màng nhĩ gây đau đớn và dẫn đến nguy cơ bị điếc nhẹ ở người bệnh được gọi là bệnh viêm tai giữa. Nói cách khác đây chính là hiện tượng viêm nhiễm và tích tụ các chất dịch trong tai giữa

Viêm tai giữa là một trong các bệnh lý rất phổ biến của tai mà đối tượng mắc phải thường là trẻ em. Viêm tai giữa thường gây đau đớn do sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Viêm tai giữa được chia thành hai dạng chính sau:

Viêm tai giữa cấp: Đây là một bệnh nhiễm trùng tai thường khởi phát đột ngột cùng với triệu chứng phổ biến nhất là đau tai trong một thời gian ngắn. Viêm tai giữa cấp tình xảy ra khi vùng tai giữa bị viêm và nhiễm trùng. Bệnh nếu kéo dài và không có phương pháp điều trị thích hợp sẽ chuyển thành viêm tai giữa có mủ, gây chảy mủ và hoàn toàn có thể làm mất thính lực của người bệnh.

Viêm tai giữa có dịch tiết: Ở trường hợp này bệnh thường không có các triệu chứng hay biểu hiện rõ ràng. Viêm tai giữa có dịch tiết còn là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đầy và nặng tai chứ không có thêm các triệu chứng nhận biết nào.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa:

Người bị mắc bệnh viêm tai giữa thường có các triệu chứng phổ biến và đặc trưng sau:

+ Đau bên trong tai: Đây là triệu chứng cơ bản nhất mà người bị mắc viêm tai giữa nào cũng gặp phải. Nguyên nhân của triệu chứng này là do tai bị viêm nhiễm sinh ra dịch mủ khiến áp lực bên trong tai tăng lên, gây đau nhức và khó chịu trong hốc tai. Có một số trường hợp cơn đau có tính lan tỏa lên tới cùng đầu, thái dương, mặt… và tăng lên khi nhai, nuốt thức ăn hoặc ngáp, thậm chí chỉ cần há họng cũng có thể khiến bệnh nhân đau đớn.

+ Tai chảy dịch: Trong tai bắt đầu xuất hiện dịch mủ chảy ra ngoài có màu trắng đục, vàng hoạt xanh nhạt kèm với mùi hôi. Lúc này cơn đau có thể đã suy giảm nhưng thính giác người bệnh lại bị ảnh hưởng.

+ Ù tai: Dịch mủ bên trong tai bị ứ đọng gây hình thành ráy tai và bịt kín ống tai khiến bệnh nhân nghe thấy các âm thanh “ù ù”, “vù vù”… gây khó chịu và ảnh hưởng mạnh tới thính giác.

+ Mất ngủ: Triệu chứng mất ngủ thường xảy ra vì áp lực bên trong tai lớn hơn khi bệnh nhân nằm gây đau nhức dữ dội khiến bệnh nhân trở nên khó ngủ hoặc mất ngủ hoàn toàn.

+ Các triệu chứng toàn thân: Ở trường hợp người bệnh bị viêm tai giữa cấp tính, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao từ 39-40 độ C kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn, ngạt mũi, rối loạn tiêu hóa….Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em cũng gồm những đặc trưng trên nhưng đối với trẻ em lại khó nhận biết hơn vì trẻ chưa biết cách thể hiện rõ ràng các triệu chứng của viêm tai giữa.

Trẻ bị bệnh thường có các triệu chứng sau:

+ Có dấu hiệu sốt lên tới 39 độ C

+ Trẻ thường xuyên tỏ ra bứt rứt, khó chịu và thường khóc khi được đặt nằm xuồng.

+ Trẻ sẽ tìm cách kéo tai hoặc cọ tai vào người bạn

+ Trẻ có các biểu hiện quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ hơn bình thường

+ Không có các phản ứng đối với âm thanh

+ Có triệu chứng chảy dịch hoặc mủ từ tai của trẻ

+ Xuất hiện các mảng dịch hoặc mủ đã khô đóng vảy xung quanh tai trẻ

+ Trẻ thường xuyên mất thằng bằng, hay nghiêng đầu sang một bên.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai giữa:

Tuy các triệu chứng của bệnh ở trẻ em và người lớn là tương đối giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh của hai nhóm đối tượng này là hoàn toàn khác nhau. Viêm tai giữa ở người lớn xảy ra thường do những nguyên nhân sau:

+ Người bệnh từng mắc viêm tai giữa khi còn nhỏ nhưng không điều trị dứt điểm khiến bệnh kéo dài đến lớn.+ Việc không vệ sinh tai sạch sẽ hoặc vô tình để nước bẩn, hóa chất, xà phòng vào tai trong quá trình gội đầu, làm tóc và nhuộm tóc.

+ Vệ sinh tai không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân làm tai bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Thói quen ngoáy tai hoặc dùng các vật cứng không đúng cách đem lại nguy cơ làm tổn thương ống tai ngoài rồi dần dần lan vào tai giữa.

Vệ sinh tai không đúng cách có thể gây nên viem tai giữa
Vệ sinh tai không đúng cách có thể dẫn đến viêm tai giữa

+ Người thường xuyên mắc các bệnh viêm họng hoặc viêm xoang có khả năng mắc bệnh viêm tai giữa cao hơn so với người bình thường do việc tắc vòi nhĩ vì sùi khạc quá nhiều.

Còn nguyên nhân mắc viêm tai giữa cơ bản nhất ở trẻ em là do cấu trúc tai của trẻ chưa được hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ được kết nối với mặt sau của cổ họng bằng một ống nhỏ được gọi là ống thính giác. Trong trường hợp bình thường ống này sẽ mở để cho phép chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai và mặt sau của cổ họng. Nhưng khi ống này bị đóng sẽ đồng nghĩa với việc chất thải không thoát ra ngoài được và các vi khuẩn, vi trùng sẽ bị kẹt lại trong tai gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, ở trẻ ống thính giác lại ngắn hơn người lớn nên rất dễ bị tắc khiến nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng tai là rất lớn, đặc biệt là bệnh viêm tai giữa. Và ngoài lý do này, một số lý do dưới đây cũng có thể khiến trẻ mắc phải bệnh viêm tai giữa:

+ Bệnh viêm tai giữa thường được bắt nguồn do bệnh cảm lạnh. Vì vậy việc tiếp xúc với những bé hay người thân bị cảm lạnh khác có thể khiến trẻ lây bệnh cảm lạnh dẫn đến việc tăng khả năng mắc bệnh viêm tai giữa.

+ Trẻ sống ở môi trường có nhiều khói thuốc 

+ Nhóm trẻ bú bình thường có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn những trẻ bú mẹ. Lý do của nguyên nhân này là do khi trẻ nằm bú bình, sữa có thể tràn qua tai vào ống thính giác gây viêm nhiễm.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa
Nhóm trẻ bú bình thường có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn những trẻ bú mẹ

+ Trẻ em hay bị viêm mũi họng sẽ dễ hình thành các ổ viêm ở mũi họng, từ đó dần dần lan lên tai gây viêm tai giữa

+ Vì vòi nhĩ ở trẻ em ngắn hơn người lớn nên các vi trùng, vi khuẩn từ mũi họng rất dễ lây lan lên tai giữa, nhất là khi bé nằm ngửa sẽ xảy ra tình trạng tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng. Đặc biệt là khi trẻ khóc, lúc này vòi nhĩ sẽ mở rộng ra làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai gây nên viêm tai giữa

+ Ngoài ra, hệ thống niêm mạc đường hô hấp của trẻ em vẫn còn rất nhạy cảm nên rất dễ phản ứng với các kích thích bằng hiện tượng xuất dịch tiết, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa.

Biến chứng viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ là tình trạng trong tai bắt đầu có dấu hiệu chảy mủ với nguyên nhân chính là khi người bệnh mắc viêm tai giữa cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không tốt gây nên. Bệnh thường kéo dài từ 6-12 tuần kèm theo hiện tượng thủng màng nhĩ nguy hiểm.

Sự xuất hiện của dịch mủ trong tai là do lớp niêm mạc tai giữa của người bệnh bị viêm nhiễm làm tăng tiết dịch, sau đó ứ đọng lại trong tai. Đó chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào tai giữa, từ đó tạo mủ.

Viêm tai giữa có mủ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tình trạng viêm tai giữa có dịch sẽ làm cho các chuỗi xương còn trong hòm nhĩ bị dính lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức nghe; màng nhĩ bị co kéo; có nguy cơ dẫn đến điếc và nghiêm trọng nhất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Với các biến chứng nghiêm trọng trên, việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Khi có các dấu hiệu của viêm tai giữa có mủ, người bệnh cần đến thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa và tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp khác nhau. Viêm tai giữa có mủ thường có hai phương pháp điều trị chính sau:

Điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp bảo tồn:

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp này với trường hợp bệnh nhẹ

Người bệnh có thể được điều trị bằng những cách như uống thuốc kháng sinh; nhỏ thuốc hoặc rửa tai…

Người bệnh tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn và chỉ dùng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định. Việc tự ý dùng kháng sinh hoặc thuốc nhỏ tai của người bệnh không chỉ không giúp bệnh tiến triển tốt mà còn có thể khiến tai bị điếc

Tuyệt đối không dùng các loại thuốc chữa viêm tai giữa có dạng viên nghiền bởi khi thổi chúng vào tai sẽ gây ra hiện tượng thuốc khó tan. Từ đó càng khiến tình trạng tắc ống tai nghiêm trọng hơn, dịch mủ càng khó chảy ra ngoài. Việc này khiến dịch não có thể trào ngược lại vào trong gây viêm màng não.

Điều trị phẫu thuật cho viêm tai giữa có chảy mủ tai:

Các trường hợp bệnh nặng hơn sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật kết hợp với việc dùng kháng sinh hoặc truyền tĩnh mạch.

Nên cân nhắc đến việc điều trị viêm tai giữa có chảy mủ cho trẻ em. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ở trẻ em càng sớm càng tốt sẽ tránh được các biến chứng về sau, bảo tồn được thính lực của trẻ.

Việc điều trị viêm tai giữa hay viêm tai giữa có mủ cũng đều cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị để tránh trường hợp bệnh không thuyên giảm mà lại ngày càng trầm trọng hơn, khiến cho việc điều trị gặp khó khăn hơn. Ngoài ra nên chủ động tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa bệnh để có thể bảo vệ tai cũng như sức khỏe bản thân thật tốt, tránh làm ảnh hưởng và mệt mỏi đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

TuThuoc24h.net