Trẻ em có hệ miễn dịch kém, dễ cảm ho, sổ mũi, khò khè vào thời điểm giao mùa khiến nhiều mẹ lo lắng. Vì thế, một số mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em dưới đây sẽ giúp con đỡ quấy khóc, dễ thở và thoải mái hơn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh dễ bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến, gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, triệu chứng hô hấp này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do chức năng hô hấp và đề kháng của bé còn chưa hoàn thiện. Vì thế, vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập, kích thích niêm mạc bài tiết nhiều chất nhày, gây tắc nghẽn đường thở và phát sinh tình trạng nghẹt mũi.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi gồm:
- Chức năng hô hấp chưa hoàn thiện: Các bộ phận như phế nang, phế quản, đường thở của trẻ còn hẹp, mềm và dễ bị xẹp.
- Viêm nhiễm đường hô hấp: Hệ miễn dịch kém đồng nghĩa với việc vi khuẩn và virus dễ tấn công, xâm nhập niêm mạc hô hấp và gây viêm nhiễm.
- Dị ứng: Trẻ nhạy cảm với một số tác nhân kích thích như phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo.
- Thời tiết khô hanh: Niêm mạc dễ bị khô, kích thích và ngứa. Cơ thể tự tiết dịch nhày để làm mềm và giữ ẩm niêm mạc, dịch nhầy sản sinh quá mức gây ra nghẹt mũi và sổ mũi.
Mẹo dân gian điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Nước tắm kết hợp với tinh dầu bạc hà
Thành phần menthol trong bạc hà giúp làm thông thoáng đường thở, giảm kích thích niêm mạc và cải thiện chứng ngạt mũi.
Cách thực hiện:
- Đun nước tắm cho trẻ và hòa thêm nước lạnh, sờ vừa ấm là được
- Thêm 2 – 4 giọt tinh dầu bạc hà
- Sau đó tắm cho trẻ như bình thường
Lưu ý: Không nên cho quá nhiều tinh dầu vì có thể gây kích ứng.
Dùng tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm
Để giảm nghẹt mũi, mẹ có thể thoa một ít tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tram vào cổ, bụng và mũi cho bé. Ngoài ra mẹ có thể đổ ra lòng bàn tay rồi massage lòng bàn chân cho bé để giữ ấm. Đồng thời, tinh dầu kuynh diệp và tinh dầu tram có thể cho vào nước tắm hoặc máy tạo ẩm để hỗ trợ loại bỏ dịch tiết ở hốc mũi.
Dùng hành hoa
Bẻ một đoạn ngắn hành hoa khoảng 1cm (chọn cây cay cay chút, vò lá nếu không thấy mùi thì không nên chọn) rồi vò nát, dán mặt có nhớt lên trên mũi bé, 2 bên 2 mảnh để cải thiện hô hấp cho trẻ. Khi nào khô thì đắp mảnh khác vào.
Dùng gừng – mật ong (với trẻ trên 1 tuổi)
Gừng miếng nhỏ rửa sạch, cắt miếng mỏng, đem giã nát rồi trộn với mật ong và muỗng nước ấm. Cho bé uống 3 muỗng mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Dùng tinh dầu hành tây
Lấy một nửa củ hành tây rửa sạch, cắt nhỏ hoặc giã nát để lấy tinh dầu. Sau đó, lấy khăn mỏng buộc kín lượng hành đã giã để gần mũi cho bé ngửi trong thời gian ngắn và số lượng vừa phải. Tránh để lâu có thể khiến trẻ bị cay mắt.
Massage trị nghẹt mũi cho trẻ
Massage có thể giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi cho trẻ, tăng cường dẫn lưu dịch tiết hô hấp, giảm ứ đọng đờm ở cổ và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
Thao tác massage cho trẻ như sau:
- Xoa đều hai lòng bàn tay với 1 ít tinh dầu khuynh diệp
- Xoa đều nhẹ vùng ngực của trẻ trong khoảng 60 giây
- Dùng 2 ngón tay út xoay tròn ở huyệt Nghinh hương - nằm ở 2 bên cánh mũi trong khoảng 30 giây
- Tiếp đó dùng ngón tay út xoa nhẹ ở huyệt Ấn đường – nằm giữa 2 đầu chân mày trong 40 giây
- Cuối cùng, dùng 2 bàn tay vuốt đều từ trong ra ngoài phần ngực của trẻ
Lưu ý: Khi massage trị nghẹt mũi, dùng chủ yếu hai ngón tay ít và tránh sử dụng lực mạnh có thể gây tổn thương cho bé.
Cho trẻ tắm nước ấm
Tắm nước ấm sẽ giúp hỗ trợ cải thiện bệnh nghẹt mũi sinh lý. Khi tắm, các mao mạch ở đường hô hấp giãn nở, tạo cảm giác thoải mái, thông thoáng đường thở. Hơn nữa, còn giúp loãng đờm và dịch tiết hô hấp dễ dàng thoát ra ngoài.
Đặt máy làm ẩm trong phòng
Sử dụng máy làm ẩm đặt trong phòng là biện pháp hữu hiệu giúp không khí ẩm hơn, giảm nghẹt mũi cho bé và gỉ mũi cũng tự động mềm ra.
Vỗ nhẹ lên lưng trẻ
Hành động này giúp cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt. Mẹ chi cần đặt con nằm trên đùi, vỗ hoặc massage nhẹ nhàng lưng bé.
Chườm nước nóng lên tai
Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng, áp trực tiếp lên hai tai trong vòng 10 – 15 phút. Vì hai tai có dây thần kinh nhỏ xíu giúp điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản giãn nở và giúp lưu thông lỗ mũi.
Chườm gạc ấm lên mũi của trẻ
Các thao thác khi chườm gạc ấm giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi như sau:
- Dùng khăn hoặc bông gạc thấm nước ấm
- Vắt bớt nước rồi đắp lên mũi cho trẻ
- Khi gạc nguội, lặp lại thêm 2 – 3 lần nữa
- Sau đó dùng tăm bông làm sạch dịch tiết ứ đọng trong hốc mũi
Ngâm chân với nước ấm
Theo y học cổ truyền, nghẹt mũi là do tính hàn xâm nhập khiến dịch phổi không thể lưu thông, dẫn đến tắc nghẹn và sinh bệnh. Vì thế, ngâm chân nước ấm có thể tán phong hàn, thúc đẩy quá trình lưu dịch tiết và cải thiện hô hấp.
Dù chưa được chứng minh lâm sàng nhưng biện pháp có thể giúp trẻ dễ chịu và ngủ ngon giấc.
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối
Cách thực hiện:
- Cho bé nằm nghiêng 1 bên
- Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi
- Giữ yên trong vài phút để dịch nhầy loãng ra
- Dùng tăm bông làm sạch dịch tiết
Lưu ý: Để an toàn mẹ nên mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc thay vì tự pha nước muối loãng nhé!
Chú ý khi điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Khi điều trị nghẹt mũi cho trẻ, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không tự ý cho trẻ uống các bài thuốc thảo dược tự nhiên, vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, dễ bị rối loan, đau bụng, tiêu chảy,…
- Tăng cường cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, vì trong sữa mẹ có chứa kháng thể giúp trẻ chống lại virus, vi khuẩn và các tác nhân khác.
- Cho trẻ đi khám bác sĩ kịp thời nếu kèm các biểu hiện: nghẹt mũi sốt cao, thở khò khè, ho có đờm,…
- Không tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào để tránh tác dụng phụ.
Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp và không ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Các mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em bằng phương pháp dân gian trên chỉ thích hợp với trẻ bị nghẹt mũi nhẹ. Nếu trẻ bị viêm mũi nặng kèm các triệu chứng khác cần đưa đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
TuThuoc24h