Trị tiêu chảy cho bé bằng các phương pháp đơn giản tại nhà
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Chăm Con Khéo

Tham khảo ngay 99+ cách trị tiêu chảy cho bé hiệu quả

Cách trị tiêu chảy cho bé? Bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì? Đây là những câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm khi chẳng may các bé bị tiêu chảy.

Tiêu chảy là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ em. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng, vì thời gian bệnh ở độ tuổi này sẽ kéo dài và việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về cách trị tiêu chảy cho bé.

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước mất điện giải, vì vậy để điều trị hiệu quả cần phải kết hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ điều trị và theo dõi tại nhà.

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ

Điều trị tình trạng mất nước, mất điện giải

Tìm hiểu thêm khi  trẻ bị đi ngoài nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh tiêu chảy sẽ làm cho trẻ bị mất nước, mất điện giải, do đó cách điều trị hiệu quả và thường được sử dụng đó là cho trẻ uống Oresol. Tất cả chúng ta ai cũng biết điều này, tuy nhiên không hẳn mọi người ai biết cách sử dụng đúng oresol. Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng oresol mà mọi người cần biết:

- Thực chất oresol chỉ dùng để điều trị tình trạng mất nước, mất điện giải do tiêu chảy gây ra, chứ không phải là thuốc điều trị tiêu chảy.

- Cần pha oresol đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, không pha oresol với các loại nước khác chỉ nên pha với nước đã đun sôi. Chú ý cần phải pha đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được pha ít nước hơn so với hướng dẫn.

- Cho trẻ uống chậm, dùng uống thay nước, thông thường uống từ 50 - 100ml (tương đương khoảng 10 - 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ bị tiêu chảy.

- Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay oresol bằng nước dừa, nước súp hay nước cơm.

- Trong trường hợp nếu trẻ không chịu uống hoặc bị nôn ói ngay sau khi uống thì cần phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ để tìm cách xử lý.

Sử dụng thuốc

Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng thì không nên sử dụng thuốc

- Thuốc cầm tiêu chảy: Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng thì không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cũng có thể sẽ che mất các triệu chứng, từ đó làm chậm trễ việc điều trị, khiến cho bệnh kéo dài làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

- Men vi sinh Probiotics: Sử dụng men vi sinh có thể làm giảm tình trạng tiêu chảy cho trẻ.

Khi  bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì ?

- Kẽm: Chỉ sử dụng kẽm đối với những trẻ có nguy cơ bị thiếu kẽm như trẻ bị sụt cân nặng, trẻ đang trong đợt tiêu chảy cấp. Không những thế, kẽm còn có tác dụng hạn chế tái phát tiêu chảy trong nhiều tháng sau đó.

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ bằng phương pháp dân gian

- Trị tiêu chảy cho bé bằng lá ổi

Lá ổi từ xưa đã được xem là bài thuốc dân gian có công dụng chữa các chứng bệnh như tiêu chảy, cửu lỵ… vì lá ổi có vị đắng chát, tính ấm, có thể giải độc tốt. Các bạn chỉ cần chuẩn bị 15 lá ổi non hoặc búp lá ổi, 1,5 cốc nước sạch và muối. Sau khi rửa sạch, ngâm lá ổi với nước muối khoảng 10-15 phút, vớt ra để ráo. Tiếp đến cho lá ổi vào đun với 1,5 cốc nước sạch, để sôi khoảng 30 phút thì cho thêm một chút muối. Lọc lấy nước cho bé uống ngày 3 lần.

Lá ổi từ xưa được xem là bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy hiệu quả

- Trị tiêu chảy cho trẻ bằng lá cây nhót

Chắc ít ai biết rằng lá cây nhót có tác dụng chữa tiêu chảy cho trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) rất hiệu quả. Các bạn thái nhỏ 20-30g lá cây nhót nếu là lá tươi, hoặc 6-12g nếu là lá nhót khô, sau đó sao vàng và sắc khoảng từ 400ml cho đến khi cạn còn 100ml thì bắt xuống. Cho trẻ uống nước lá cây nhót ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng lá cây nhót dưới dạng thuốc bột kết hợp cùng với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng 1:1 để chữa tiêu chảy cho bé.

Chữa tiêu chảy cho bé bằng gạo và cà rốt rang: Gạo và cà rốt thái hạt lựu rang lên sau đó sắc lấy nước uống là phương pháp chữa trị tiêu chảy hiệu quả và nhanh chóng cho trẻ mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cần nên biết.

- Trị tiêu chảy bằng gừng tươi

Bài thuốc trị tiêu chảy bằng gừng tươi rất phổ biến trong dân gian. Cho 100g gừng tươi hoặc 30g gừng khô, 5g lá chè khô sắc cho đến khi còn 2/3 số nước, tiếp đến cho 15g dấm gạo vào và đun sôi. Cho trẻ uống 3 lần một ngày để sớm đẩy lùi bệnh tiêu chảy.

Gừng tươi vị thuốc trị tiêu chảy hiệu quả

- Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng lá mơ

Lá mơ được biết đến với tác dụng trị đầy bụng, tiêu chảy hiệu quả cao. Rửa sạch lá mơ, để ráo nước sau đó vả nhỏ trộn đều với 1 quả trứng gà, nêm muối vừa miệng. Rán món trứng lá mơ này và cho trẻ ăn ngày 2 lần.

Lưu ý: Ngoài những cách chữa tiêu chảy cho trẻ vừa nêu trên, các bạn cần phải bổ sung nước cho trẻ. 

Vì khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ đi ngoài rất nhiều lần, đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ bị mất nước nhanh chóng hơn. Do đó, việc bổ sung thêm nước cho bé là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó,  các bạn cũng cần chú ý cho bé bú đủ lượng sữa mỗi ngày, bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra bạn nên tìm hiểu thêm khi  trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng hoặc  trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt liệu có nguy hiểm?

Thêm vào đó, chúng ta cần vệ sinh tay sạch sẽ khi thay tã cho bé. Nếu phát hiện các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần chú ý đến quá trình vệ sinh cho bé yêu. Bởi, nếu để các nguồn vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể bé sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Theo đó, trong quá trình vệ sinh thay tã và lau người cho bé, các bạn cần phải rửa tay thật sạch. Trước khi cho bé bú, mẹ cũng nên vệ sinh đầu vú, còn nếu mẹ cho bé bú bình thì nên vệ sinh theo đúng các bước theo lời khuyên của bác sĩ. Có như vậy, tình trạng bệnh mới được đẩy lùi một nhanh chóng.

Hy vọng với những thông tin về cách trị tiêu chảy cho bé mà tuthuoc24h chia sẻ trên đây có thể giúp có các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức chăm sóc cho trẻ khi chẳng may mắc bệnh. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy ngày càng nặng, kéo dài, mất nước nhiều thì các bạn cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, theo dõi và chữa trị nhanh nhất nhé!

Tuthuoc24h.net