Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa và những lưu ý không nên bỏ qua
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Những lưu ý quan trọng cho bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa

Khi bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa cần có những lưu ý để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé. Cùng Tutuoc24h.net tìm hiểu thêm về vấn đề trên.

Đối với những bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa, điều này sẽ gây phiền phức và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của mẹ bầu. Vậy phải làm sao để chữa khỏi bệnh cho mẹ và đảm bảo sức khỏe cho bé yêu?

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa

Các nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Nguyên nhân đau bụng tiêu chảy chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh.

Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh  tiêu chảy!

Do rối loạn tiêu hoá

Thực tế thì đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của phụ nữ thường bị giảm út và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa có phần yếu đi.

Do vi khuẩn

Khi ăn hoặc uống phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn, cộng thêm sức đề kháng yếu hơn bình thường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng tiêu chảy ở bà bầu.

Ăn phải thực phẩm không sạch

Đôi khi, mặc dù đã rất cẩn thận trong vệ sinh ăn uống, nhưng mẹ bầu vẫn có thể bị tiêu chảy do thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể.

Dị ứng

Một số thai phụ bị dị ứng với sữa tươi, đồ lạ, thậm chí là ăn nhiều đồ mỡ, đạm không tiêu hóa được gây rối loạn tiêu hóa cũng 

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc sai mục đích, sai cách từ đó gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể gây ra tình trạng đi ngoài.

Trường hợp nào bạn biết mình bị  tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy khi mang thai nhất là giai đoạn 3 tháng giữa

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày tùy thuộc nguyên nhân.

Triệu chứng

- Tình trạng đi ngoài xảy ra nhiều hơn 3 lần trong một ngày.

- Xuất hiện tình trạng nôn mửa, đau quặn ruột và thắt bụng kéo dài.

- Sốt và li bì.

Tiêu chảy sẽ đi kèm

- Mất nước dẫn đến hiện tượng mắt khô, hốc hác, mắt lờ đờ…

- Chán ăn, cơ thể suy nhược và bị rối loạn giấc ngủ.

Ba tháng giữa mang thai là 3 tháng người mẹ cảm thấy dễ chịu và không bị lo âu mệt mỏi, đặc biệt việc mắc bệnh tiêu chảy cũng không nhiều như 3 tháng đầu và những tháng cuối, nhưng các thai phụ không nên chủ quan mà không ngó ngàng đề phòng bệnh. Lâu dần dẫn đến suy nhược cơ thể khiến cho thai nhi bị chậm phát triển và suy dinh dưỡng, để lâu còn có thể gây tử vong cho thai trong.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không được phát hiện kịp thời và xử lý, căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các mẹ và bé. Các chuyên gia cho rằng đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và không nên chủ quan coi thường khi mắc phải.

Tìm hiểu thêm khi  bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu nhé.

Biện pháp xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa

Mẹ cần uống nhiều nước, dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu để bổ sung nước bị mất, nước trái cây giúp bổ sung lượng kali, và nước canh để bù lượng natri giúp mẹ.

Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần đến kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xử lý.

Tránh các thực phẩm: Một số thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy. Mẹ nên cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm cay, chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt. Trong một số bệnh lý như viêm đại tràng mãn, thiếu men lactose... Mẹ nên kiêng sữa, thay vào đó vẫn nên dùng pho mát hoặc sữa chua… để bổ sung calcium cho bào thai nhé

Bổ sung chế độ ăn BRAT: BRAT (Bananas, Rice, Apples and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa đối với bà bầu.

Bổ sung theo chế độ thực đơn BRAT

Cách điều trị tiêu chảy cho bà bầu ở giai đoạn 3 tháng giữa

Trị tiêu chảy bằng búp ổi

Bạn có thể lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.

Trên đây là một cách bạn cũng có thể dùng cách sau: sử dụng búp ổi hoặc bạn cũng có thể dùng lá ổi non thay thế, củ gừng đã được nướng sẵn hay cũng có thể thay bằng riềng khô, cộng với vỏ quýt đã được phơi khô. Sau đó bạn cho các vị thuốc vào trong một cái ấm rồi sắc lên cùng với 400ml nước đun sôi sao cho còn 1 bát nước rồi uống ngày uống 2 lần uống để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng nụ sim để chữa tiêu chảy

Cách làm rất đơn giản: bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ nụ sim rồi đem đun với nước sao cho khi bạn cho nước lần đầu là 3 bát thì đun đến lúc nào còn 1 bát thì là có thể uống được rồi. Làm như vậy mới có được hiệu quả. Bạn cần thực hiện thường xuyên mỗi ngày 3 lần.

Khi  bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì?

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai thế nào?

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai 

Để hạn chế bị tiêu chảy trong thời gian mang thai, bà bầu cần:

- Có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ

- Bà bầu cần ăn chín uống sôi. Không ăn các loại rau mà chưa rửa sạch. Tuyệt đối không ăn gỏi, ăn tiết canh hay thịt tái còn sống.

- Hạn chế ăn uống ở hàng quán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tránh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại. Nên mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.

- Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

- Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.

- Sữa chua khá tốt có thể đẩy lùi tiêu chảy.

Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã biết được những lưu ý quan trọng khi bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa. Mang thai là thời kỳ nhạy cảm và vô cùng quan trọng. Chúng ta nên thật cẩn thận khi chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Tuthuoc24h.net