Ăn trứng ngỗng khi mang thai đã được chị em truyền tai nhau rất nhiều. Tuy nhiên, trứng ngỗng thực sự có tốt cho bà bầu như nhiều vẫn nghĩ hay có tác hại phụ gì không? Bài viết hôm nay sẽ cho các mẹ một cái nhìn khái quát về lợi ích của dùng trứng ngỗng.
Trứng ngỗng có ích lợi cho phụ nữ mang thai?
Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng
Trứng ngỗng nặng khoảng 300 gram, kích thước to gấp 4 lần quả trứng gà và gấp 3 lần trứng vịt. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng thấp hơn nhiều lần, ngoại trừ lượng protein cao hơn trứng gà 13,5% thì các thành phần khác thấp hơn trứng gà.
Trong trứng ngỗng có chứa nhiều cholesterol và lipid, nếu sử dụng nhiều thì không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như thừa cân khi mang thai, tăng huyết áp, tiểu đường,…
Chưa kể trong khi trứng gà được đẻ ở nơi khô ráo, sạch sẽ hơn trứng ngỗng.
Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng?
Mặc dù trứng ngỗng đắt gấp đôi trứng gà nhưng vẫn được nhiều mẹ bầu ưa chuộng. Nguyên nhân này đến từ dân gian, đó là trứng ngỗng có thể giúp con nhỏ xua đuổi tà ma, giúp con khỏe mạnh, kháu khỉnh. Ngoài ra, nếu là con gái thì ăn chín quả, con trai bảy quả.
Vì thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng không có gì nổi bật nên mẹ bầu không nhất thiết phải theo quan niệm dân gian mẹ nhé!
Ăn bao nhiêu quả trứng là đủ?
Đối với mẹ bầu, chỉ nên tiêu thụ 2 quả trứng ngỗng/ 1 tuần. Như đã nêu ở trên, trứng ngỗng chứa lượng lớn cholesterol và lipid, giá thành cao, ăn nhiều có thể gây ra khó tiêu và gây ra một số bệnh về tim mạch.
Phụ nữ mang thai có nên ăn trứng vịt lộn không?
Ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì thích hợp?
Trứng ngỗng rất lành tính nên nhìn chung mẹ có thể ăn bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ, không cần băn khoăn tác động đối với sức khỏe của mẹ và phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ cần tránh ăn vào 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn thai nhi mới hình thành và chưa đủ cứng cáp. Đặc biệt giai đoạn này thai nghén sẽ khiến mẹ khó chịu được mùi tanh của trứng ngỗng, có thể xuất hiện tình trạng ói mửa, đau đầu, mất ăn.
Phương pháp chế biến trứng ngỗng cho mẹ bầu
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ “ăn chín, uống sôi”, không ăn trứng lòng đào. Vì vi khuẩn chưa chết trong trứng có thể hồi sinh, xâm nhập và gây nguy hiểm cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn, dưới đây là cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu đúng cách:
- Rửa sạch vỏ trứng trước khi luộc
- Cho trứng vào trong nồi
- Đổ nước lạnh vào nồi, đổ từ trên đỉnh trứng xuống. Đặt lên bếp và đun sôi
- Khi nước sôi, cho thêm muối để sát khuẩn và dễ bóc vỏ, vụn nhỏ bếp và đẩy vung
- Luộc tiếp trong 13 phút thì tắt bếp
Lưu ý
Nhiều mẹ có thói quen ngâm trứng vào nước lạnh dễ bóc vỏ, tuy nhiên với mẹ bầu cách làm này rất thiếu vệ sinh. Do nước lã có nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ trứng vào bên trong. Vì thế mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguội thay thế.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể chế biến trứng ngỗng với các món đa dạng từ salad, chiên, chiên nấm đùi gà,… tương tự như trứng gà bên cạnh món trứng luộc, để kích thích vị giác bản thân mẹ nhé!
Các nguồn dinh dưỡng khác tốt hơn trứng ngỗng
Bên cạnh ăn trứng ngỗng như dân gian tương truyền, mẹ nên tăng cường bỏ sung các loại dưỡng chất thực phẩm có lợi khác như:
Thực phẩm có lợi
- Thịt heo, thịt bò, thịt gà: nguồn đạm, sắt dồi dào cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ
- Rau xanh, hoa quả: bổ sung vitamin, chất xơ, cấp nước cho mẹ bầu cũng như giải quyết vấn đề tiêu hóa, nhất là táo bón ở mẹ bầu
- Hải sản, các loại đậu, hạt: chứa nguồn canxi tự nhiên, chất béo thực vật không chỉ an toàn mà còn hỗ trợ phát triển xương, trí não cho bé, ngăn ngừa loãng xương ở mẹ
- Sữa tiệt trùng và các chế phẩm từ sữa: cung cấp canxi, vitamin, hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ trong thời kỳ mang thai và làm đẹp da.
Thuốc bổ cung cấp dưỡng chất
Đôi khi thực phẩm không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng và dễ mất khi chế biến. Vì thế, mẹ có thể dùng thêm các loại thuốc bổ, nhằm cung cấp kịp thời nhu cầu cao về dinh dưỡng trong thời gian này cho cả mẹ và con.
Tuy nhiên mẹ không nên tự ý mua dùng nên tham khảo ý kiến chuyên gia, ý kiến bạn bè để chọn loại thuốc bổ phù hợp với bản thân. Tìm mua địa chỉ đáng tin cậy để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Như vậy, ăn trứng ngỗng khi mang thai cũng không hoàn toàn tốt cho sức khỏe bà bầu như nhiều người vẫn nghĩ. Mẹ có thể tùy chọn ăn hoặc không dựa vào nhu cầu của bản thân. Quan trọng nhất, xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, vận động nhẹ nhàng để có thể duy trì sức khỏe cho cả hai mẹ con trong 9 tháng. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
TuThuoc24h