Thiếu máu hồng cầu nhỏ - căn bệnh gây nguy hiểm không hề nhỏ
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Thiếu máu hồng cầu nhỏ - nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng của bệnh?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là căn bệnh thường gặp, bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là một dạng thiếu máu phổ biến, ban đầu chưa có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu để lâu dài, bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Tuthuoc.24h tìm hiểu rõ nguyên nhân, tác hại và cách phòng ngừa bệnh này nhé!

Khái niệm về bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là hiện tượng xảy ra khi các mô và cơ quan trong cơ thể thiếu oxy so với lượng cần thiết. Nguyên nhân có thể đến từ cơ thể thiếu hồng cầu hoặc các tế bào hồng cầu thiếu protein vận chuyển oxy trong máu – hay còn gọi huyết sắc tố (hemoglobin). Điều này dẫn đến tế bào hồng cầu bé lại và chứa ít oxy hơn. 

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là hiện tượng xảy ra khi các mô và cơ quan trong cơ thể thiếu oxy
Thiếu máu hồng cầu nhỏ là hiện tượng xảy ra khi các mô và cơ quan trong cơ thể thiếu oxy

Thời gian đầu bệnh thiếu máu không có biểu hiện rõ rệt và khó phát hiện. Chỉ khi tình trạng thiếu tế bào hồng cầu bắt đầu ảnh hưởng đến các mô cơ thể sẽ có các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt
  • Chóng mặt, mệt mỏi, mất sức
  • Da nhợt nhạt, mí mắt hoặc dưới móng tay màu nhạt
  • Nhịp tim đập nhanh

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thiếu máu này đầu tiên sẽ được phân loại dựa trên số lượng huyết sắc tố trong hồng cầu bao gồm hồng cầu nhỏ nhược sắc, đẳng sắc hoặc ưu sắc. Từ đó, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính dẫn đến từng loại thiếu màu hồng cầu nhỏ.

Hình ảnh hồng cầu bị thiếu máu so với bình thường
Hình ảnh hồng cầu bị thiếu máu so với bình thường

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc (hay còn gọi Hypochromic microcytic anemia) là trường hợp các tế bào hồng cầu chứa ít huyết sắc tố hơn bình thường và có dấu hiệu nhạt màu. Lượng hồng cầu trong cơ thể có tỉ lệ thấp, hình dạng nhỏ và màu nhạt hơn bình thường. Các nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc gồm:

Thiếu máu do thiếu sắt

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thiếu máu này, thiếu sắt có thể bắt nguồn từ: 

  • Phụ nữ trong thai kỳ;
  • Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể;
  • Mắc các bệnh về celiac hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori nên cơ thể không hấp thụ đủ sắt;
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc nặng ở phụ nữ hay xuất huyết đường tiêu hóa trên hoặc bệnh viêm ruột gây ra mất máu mãn tính.

Bệnh thalassemia

Thiếu máu do bệnh thalassemia là xuất phát từ đột biến gen di truyền, gây ra tác động xấu cho việc sản xuất huyết sắc tố bình thường.

Thiếu máu nguyên hồng cầu

Bệnh có tên tiếng anh là sideroblastic anemia, có thể do đột biến gen (bẩm sinh) di truyền. Điều này gây cản trở khả năng tích hợp sắt của cơ thể vào thành phần tạo ra huyết sắc tố, dẫn đến tích tụ chất sắt trong các tế bào hồng cầu.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc

Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc (normochromic microcytic anemia) là tình trạng tế bào hồng cầu có một lượng huyết sắc tố bình thường dù thiếu máu, màu đỏ không quá nhạt hoặc quá đậm.

Một số tình trạng viêm và bệnh mãn tính dẫn đến tình trạng thiếu máu đẳng sắc, gồm:

  • Ung thư;
  • Bệnh thận;
  • Một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh lao, HIV/AIDS hoặc các bệnh viêm nội tâm mạc;
  • Các bệnh dễ viêm nhiễm, cụ thể: viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường hoặc bệnh Crohn.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ ưu sắc

Thiếu máu với các tế bào hồng cầu có nhiều huyết sắc hơn bình thường, nồng độ huyết sắc cao, tế bào hồng cầu màu đỏ đậm là biểu hiện của bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ ưu sắc (hay còn gọi hyperchromic microcytic anemia).

Ngoài ra, nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ liên quan đến lối sống sinh hoạt và làm việc như nhiễm độc chì, thừa kẽm, sử dụng rượu quá mức và sử dụng ma túy.

Những ảnh hưởng xấu của bệnh

Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể gây ra những cảm giác khó chịu sau:

  • Da xanh xao, miệng mép dễ bị viêm, môi khô nứt nẻ, niêm mạc nhợt, lưỡi đỏ, các gai lưỡi có dấu hiệu teo đét.
  • Các móng chi xuất hiện hiện tượng bẹt mỏng, dễ gãy, chân móng biến dạng thành dạng lõm lòng thuyền, tóc gãy, rụng nhiều.
  • Cảm giác khó nuốt, đầy bụng và chậm tiêu.
Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt
Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt
  • Dễ tắc mạch, nguy cơ cao mắc hội chứng tăng áp lực sọ não.
  • Thiếu oxy gây ra cảm giác: chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức. Những trường hợp thiếu máu nặng sẽ nghe thấy tiếng thổi tâm thụ cơ năng, tim to khi chụp X-Quang.
  • Khi mắc bệnh, trẻ sẽ bị chậm phát triển, thấp bé hơn so với trẻ bình thường.

Ngoài ra, nếu không được chữa kịp thời, bệnh có thể gây ra nguy  hiểm, biến chứng như:

  • Bệnh liên quan đến phổi, động mạch vành;
  • Huyết áp thấp;
  • Tử vong.

Cách chuẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ

Xét nghiêm công thức máu toàn phần (CBC) là phương pháp đươc bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ. Trường hợp xác nhận thiếu máu, phết máu ngoại biên dưới kính hiển vi (peripheral blood smear) sẽ được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm thêm.  

Các chỉ số cần đo khi làm xét nghiệm máu gồm: thể tích trung bình của hồng cầu trong máu (MCV), lượng huyết sắc tố trung bình (MCH) và nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC) là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán bệnh thiếu máu, cụ thể:

  • MCV < 60fl
  • MCH < 27pg
  • MCHC < 280g/l

Sau khi chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này là bước tiếp theo bác sĩ. Kết hợp với đó hỏi thêm về các triệu chứng khác và thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh nếu nghi ngờ tình trạng mất máu mãn tính là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu này:

  • Siêu âm bụng
  • CT scan bụng
  • Nội soi thực quản, dạ dày và ruột non hoặc nội soi đường tiêu hóa trên (EGD)

Bác sĩ phụ khoa có thể chẩn đoán u xơ tử cung hoặc các tình trạng khác là nguyên nhân gây ra xuất huyết nặng cho phụ nữ bị đau vùng chậu và chu kỳ kinh nặng kéo dài.

Cách điều trị bệnh

Người bị bệnh nên hạn chế truyền máu
Người bị bệnh nên hạn chế truyền máu
  • Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp mất máu nặng.
  • Bổ sung hormone, sắt để điều trị bệnh chảy máu kinh nguyệt nặng.
  • Phối hơp với bác sĩ để được kê đơn thuốc kích thích cơ thể, giúp tạo ra nhiều tế bào hồng cầu.
  • Phẫu thuật để điều trị loét dạ dày gây xuất huyết hoặc khối u trong ruột
  • Dùng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị nhiễm trùng mãn tính gây thiếu máu.
  • Thực hiện liệu pháp Chelation đối với trẻ em thiếu máu hồng cầu nhỏ để giảm mức độ chì do bị ngộ trong cơ thể..

Cách phòng bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thiếu sắt. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung sắt trong chế độ ăn hoặc sử dụng viên uống. 

Nên bổ sung sắt để phòng bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ
Nên bổ sung sắt để phòng bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ

Các thực phẩm giàu sắt, vitamin: thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), thịt gia cầm, hải sản, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Cùng với đó, uống nước hoa quả như cam, chanh khi sử dụng các thực phẩm nhiều sắt để giúptăng khả năng hấp thu sắt.

Trường hợp bệnh nhân không hấp thụ được sắt, bác sĩ sẽ sử dụng các dạng chế phẩm sắt thay thế như truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén. Đa số bổ sung sắt bằng dạng uống được khuyến khích sử dụng hơn. Sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch chỉ hay dùng trong các trường hợp:

  • Thiếu máu thiếu sắt nặng hoặc rất nặng.
  • Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng uống liên quan đến cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh.
  • Bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển gây ra thiếu máu.

Đồng thời, người bệnh cũng không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn. Nên kết hợp với bác sĩ để sử dụng thuốc sắt hợp lý, tránh tự ý mua.

Như vậy, bài viết đã cho bạn đọc một cái nhìn khái quát về bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ. Bệnh nếu kéo dài lâu có thể gây ra những biến chứng không thể lường trước. Vì thế , người bệnh nên thăm khám bác sĩ kịp thời để có phương pháp điều trị hợp lý.

TuThuoc24h