3 cách chữa bệnh gút bằng lá lốt hiệu quả và an toàn tại nhà
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

3 phương pháp chữa bệnh gút bằng lá lốt an toàn và hiệu quả tức thì

Chữa bệnh gút bằng lá lốt là phương pháp chữa trị tại nhà, tiết kiệm và an toàn. Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu cách chữa chi tiết trong bài viết nhé!

Chữa bệnh gút bằng lá lốt là phương pháp điều trị dân gian. Lá lốt có nhiều công dụng trong việc giảm đau, nhất là hiện tượng viêm ở khớp và hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. 3 cách điều trị bằng lá lốt sau sẽ giúp người bệnh dễ dàng áp dụng tại nhà. 

Tại sao chữa bệnh Gout bằng lá lốt lại hiệu quả

Bệnh Gout là một bệnh lý liên quan viêm xương khớp, gây ra hiện tượng đau nhức và sưng khớp. Nam giới trên 45 tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn so với độ tuổi khác. Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng axit uric tăng cao do ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, purine khiến chức năng thận suy giảm. Từ đó, gây ra tích tụ muối urat ở thận, khớp và xảy ra các cơn đau nhức. 

Theo y học cổ truyền, bệnh Gout thuộc chứng tý, do phong, thấp, hàn khởi phát, dẫn tới ảnh hưởng tới công nặng của Tỳ, Thận và Can. Từ đó, sinh ra đàm trọc ách trở, khí huyết ứ trệ và sinh ra bệnh. Vì thế, dân gian thường dùng các thảo dược có tính ấm, tác dụng giảm đau, chữa hàn và hoạt huyết nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả. Đó là lí do lá lốt được sử dụng.

Lá lốt có nhiều tác dụng đối với các bệnh liên về khớp
Lá lốt có nhiều tác dụng đối với các bệnh liên về khớp

Lá lốt là vị thuốc có tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ấm khớp, trừ phong hàn, kiện gân cốt. Do đó, sử dụng lá lốt để giảm cơn đau nhức do bệnh Gout gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra hợp chất thực vật trong lá lốt có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hóa và hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.

Theo các nghiên cứu về tác dụng của lá lốt trong quá trình điều trị chưa có tác dụng phụ nào. Song để an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

3 phương pháp điều trị bệnh Gout bằng lá lốt 

Theo dân gian, khi dùng lá lốt chữa bệnh, ta có thể sử dụng riêng lá lốt để chữa bệnh hoặc kết hợp với một số vị thuốc có tác dụng tương tự nhu cỏ xước, xương sống, rễ bưởi bung để sắc nước uống hoặc nấu nước ngâm chân nhằm phát huy hiệu quả. 

Bài thuốc uống

Cách 1: Lấy 5-10g lá lốt phơi khô, 15 – 30 g lá lốt tươi. Đem sắc lên cùng 2 chén nước đặc tới khi còn một nửa chén, rót ra để nguội, uống sau khi ăn. Thực hiện đều đặn mỗi ngày/ 1 lần trong 10 ngày. 

Cách 2: Dùng 30g lá lốt, 30g vòi voi, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước tươi rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó đem sao vàng và cho vào ấm sắc với 3 chén nước cho đến khi còn 1 chén. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy sự thay đổi. 

Bài thuốc ngâm

Có thể sử dụng lá lốt để ngâm chân để chữa bệnh gút
Có thể sử dụng lá lốt để ngâm chân để chữa bệnh gút

Phương pháp 1

  • Chuẩn bị: 30g lá lốt tươi và 1 ít muối
  • Cách thực hiện: Đem đun lá lốt với 1,5 – 2 lít nước, sau đó đổ ra chậu và để nguội. Thêm muối vào và cho chân/tay vào ngâm trong 10 phút. Áp dụng liên tục trong 7 – 10 ngày triệu chứng đau nhức giảm nhanh hiệu quả.

Phương pháp 2

  • Chuẩn bị: 15g lá lốt và 15g lá trầu không
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt và lá trầu không, cho vào đun với 1,5 – 2 lít nước. Đổ ra chậu cho nguội bớt rồi cho chân vào ngâm.  

Phương pháp này cũng áp dụng để khắc phục đau khớp hiệu quả, nhất là người cao tuổi vào lúc trời chuyển mùa hoặc trởi mưa lạnh. 

Bài thuốc ăn trị bệnh Gout

Hình ảnh minh hoạ cá kho lá lốt
Hình ảnh minh hoạ cá kho lá lốt

Lá lốt có thể bổ sung trong các bữa ăn hằng ngày, kết hợp với hai bài thuốc trên để phát huy tác dụng tối đa. Món cá rô om lá lốt là bài thuốc hỗ trợ bệnh Gout được áp dụng nhiều nhất. 

Cách chế biến: Làm sạch 2-3 con cá rô đồng, rửa sạch 30g lá lốt. 100g củ cải thái mỏng và 2 lát nghệ tươi. Sau đó cho cá rô, lá lốt, củ cải và nghệ tươi vào kho chung. Nêm nếm gia vị vừa miệng và thưởng thức với cơm nóng.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt để chữa bệnh

Nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng lá lốt chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lá lốt có tính nóng nên người đang bị nhiệt miệng, táo bón và đau dạ dày không nên sử dụng, chỉ khiến bệnh nghiêm trọng hơn
  • Lá lốt có thể gây mất sữa ở phụ nữ sau khi sinh. Vì vậy chị em cần tránh xa loại thực phẩm này để đảm bảo nguồn sữa cho con 
  • Không nên sử dụng quá nhiều lá lốt trong một ngày, chỉ nên ăn khoảng 100g lá lốt tươi. Vì có thể gây ra nóng trong, táo bón và nhiệt miệng
  • Tùy theo cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi người, hiệu quả của bài thuốc là khác nhau 
  • Kết hợp phương pháp dân gian cùng sử dụng thuốc đặc hiệu (thuốc tăng đào thải axit uric, thuốc kiềm hóa nước tiểu,…) 
  • Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt điều độ 
  • Khi có các dấu hiệu dị ứng như phát ban, sưng miệng, nổi mề đay cần ngưng sử dụng phương pháp này 
  • Khi dưới da có xuất hiện các hạt tophi, cần thăm khám và áp dụng biện pháp điều trị chuyên sâu 
  • Phương pháp chữa bệnh Gout bằng lá lốt chỉ để hỗ trợ không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh và các biện pháp chuyên khoa sâu. 
Sử dụng lá lốt đúng cách để đạt hiệu quả cao
Sử dụng lá lốt đúng cách để đạt hiệu quả cao

Như vậy, chữa bệnh gút bằng lá lốt là phương pháp dân gian hiệu quả giúp giảm triệu chứng bệnh. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần kiên trì và sử dụng thường xuyên để cho kết quả tốt. Ngoài ra, đừng quên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như thuốc điều trị chuyên khoa bạn nhé!

TuThuoc24h