Bà bầu ăn rau ngót có sao không? Có bị sảy thai không? Tuthuoc24h
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không và những điều mẹ cần biết

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót là gì? Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không? Và những lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai? Cùng xem nhé!

Có rất nhiều lời đồn về việc ăn rau ngót gây sẩy thai, tuy chưa có những nghiên cứu hay khẳng định chính xác về thông tin này tuy nhiên cũng làm cho nhiều bà bầu lo lắng. Vậy giá trị dinh dưỡng của rau ngót là gì? Liệu có nên ăn rau ngót khi mang thai? Và những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai. Cùng xem nhé!

1. Các giá trị dinh dưỡng của rau ngót

ăn rau ngót khi mang thai
Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

- Rau ngót là cây loại bụi thường mọc hoang ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam loại cây này đươc sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng

- Rau ngót chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như vitamin C, B1, canxi, photpho,…Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy, liệu bà bầu có nên ăn rau ngót trong quá trình mang thai không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn dứa không?

2. Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không?

- Từ xưa đến nay người ta vẫn truyền tai nhau về lời đồn ăn rau ngót bị sẩy thai nhưng thực hư như thế nào thì vẫn chưa có thông tin chính xác và cũng chưa thấy nghiên cứu nào chỉ ra ăn rau ngót sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Thực chất bà bầu hoàn toàn có thể ăn rau ngót, tuy nhiên không nên sử dụng quá 30 gram mỗi ngày. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kì mẹ bầu không nên ăn rau ngót, vì lúc này cơ thể của mẹ bầu đang thay đổi, chất xơ trong rau ngót có thể gây ra tình trạng khó tiêu hay đầy bụng cho mẹ bầu

3. Tác hại của rau ngót đối với phụ nữ mang thai

mang thai co nen an rau ngot
Ăn rau ngót khi mang thai có tác hại gì

- Tăng nguy cơ gây sẩy thai: Thành phần của rau ngót chứa nhiều chất vitamin cũng như các khoáng chất rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một thành phần không tốt là chất papaverine, một chất kích thích mà người ta tìm thấy trong thành phần của cây thuốc phiện, chất này có tác dụng giảm đau, giảm cơ trơn của các mạch máu, làm hạ huyết áp. Theo các quan niệm của người dân truyền tai nhau thì chất này làm cho mẹ bầu tăng nguy cơ sẩy thai, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có chứng minh nào liên quan đến vấn đề này, và câu trả lời vẫn đang là một dấu hỏi lớn

- Cản trở quá trình hấp thu canxi và phôtpho: glucocorticoid là chất được sản sinh ra trong quá trình trao đổi chất của rau ngót, chất này gây ra sự cản trở quá trình hấp thu canxi và photpho của cơ thể

- Gây ra tình trạng mất ngủ: Ngoài nguy cơ bị sẩy thai thì tình trạng mất ngủ cũng như cơ thể mệt mỏi, biếng ăn cũng là một tác hại mà cây rau ngót đem lại

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4. Các lưu ý khi ăn rau ngót đối với mẹ bầu

ăn rau ngót khi mang thai có sao không
Ăn rau ngót khi mang thai và lưu ý

- Đối với bà bầu đã từng có các tiền sử như sinh non, sẩy thai hay sử dụng các phương pháp thụ tinh bằng ống nghiệm thì không nên sử dụng rau ngót để hạn chế thấp nhất các trường hợp không mong muốn xảy ra đối với sức khỏe của cả mẹ và bé

- Nên ăn chin uống sôi, tốt nhất là nên ăn rau ngót dưới dạng luộc hoặc nấu canh

- Mua và sử dụng những loại rau ngót tươi và sạch, không bơm xịt  hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh ngộ độc thực phẩm

Phụ nữ mang thai có nên uống nước mía không?

5. Các loại rau có thể thay cho rau ngót mà vẫn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng

Rau là thực phẩm rất cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kì vì chúng bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, hãy cùng tham khảo một số loại rau dưới đây:

- Rau chân vịt: rau chân vịt được xem là thần dược đồng hành cùng với mẹ bầu trong giai đoạn thai kì, các thành phần của rau chân vịt chứa rất nhiêu vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

- Suplo xanh: đây là loại rau chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất giúp cho mẹ tránh được các chứng không mong muốn như táo bón, loãng xương,…

- Cải thìa: hàm lượng chất sắt trong cải thìa rất cao, giúp cho bà bầu giảm thiểu cao nhất các nguy cơ về thiếu máu trong giai đoạn thai kì, đồng thời cải thìa còn giúp kháng viêm cực kì tốt và cải thiện tim mạch cho mẹ bầu rất hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về ăn rau ngót khi mang thai mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần biết, rau ngót rất tốt tuy nhiên mẹ bầu không nên quá lạm dụng rau ngót vì sẽ gây ra cac biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Bên cạnh việc nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì mẹ cũng nên lưu ý tránh vận động mạnh, khuôn vác nặng nề, nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho thai sản, đồng thời kết hợp chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lí để cho bé có được sự phát triển toàn diện nhất có thể. Tránh xa các chất kích thích như bụi bẩn, khói thuốc lá, bia, rượu, ngoài ra, khi ăn rau ngót mà thấy xuất hiện bất kì biểu hiện nào không bình thường thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa bệnh một cách sớm nhất, ăn rau ngót khi mang thai gây sẩy thai là điều chưa ai kiểm chứng, câu trả lời chính xác về vấn đề này cũng chưa có, nên mẹ chỉ nên ăn 1 lượng vừa phải rau ngót.

Tuthuoc24h