Đâu là biểu hiện của răng khôn mọc lệch? Làm thế nào để khắc phục?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Răng khôn mọc lệch có nguy hiểm không? Có nên nhổ răng khôn

Răng khôn mọc lệch sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Vậy dấu hiệu của răng khôn mọc lệch là gì? Có nên nhổ không?

Răng khôn mọc lệch và ngầm là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời, điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng như viêm nướu, rối loạn cảm giác, chèn ép răng số 7,…Vậy đâu là dấu hiệu của răng khôn mọc lệch?

Hiện tượng răng khôn mọc lệch ngầm 

Răng khôn là răng mọc cuối cùng trên hàm, xảy ra trong độ tuổi 17 – 25. Lúc này hệ thống răng đã cứng cáp nên hiện tượng răng khôn mộc lệch là điều rất dễ xảy ra.

Hình ảnh minh hoạ răng khôn mọc lệch ngầm
Hình ảnh minh hoạ răng khôn mọc lệch ngầm

Thông thường răng khôn không cùng mọc một lần, kéo dài thành từng đợt nhú. Khoảng cách mọc răng có thể là vài tháng hoặc 1 – 2 năm. Do đó, mất 4 – 5 năm để mọc hoàn thiện một chiếc răng khôn. Đôi khi vị trí mọc răng khôn cũng có ảnh hưởng đến thời gian mọc răng.

Răng khôn răng khôn mọc ngầm lệch là khi răng nằm hoàn toàn dưới nứu. Không hề có dấu hiệu trồi lên nhưng thực tế đang phát triển dưới nướu, lâu dài gây cảm giác ê, đau nhức dữ dội. Cảm giác đau nhức này có thể diễn ra trong 1 ngày, vài ngày hoặc thậm chí nửa tháng. Bởi vì răng mọc theo từng đợt và đau trong khoảng thời gian ngắn. Do đó đa số khi răng bắt đầu mọc lệch mọi người thường chủ quan, không đi kiểm tra ngay, chỉ tới khi đau nhức dữ dội mới tiến hành thăm khám bác sĩ. Răng khôn hàm dưới dễ xảy ra điều này hơn răng khôn hàm trên. 

Phân loại răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc gần về phía răng số 7  

Tình trạng hay gặp nhất của răng khôn mọc lệch. Trục của răng nghiêng về răng số 7 một gốc 45 độ, vẫn trồi lên khỏi nướu nhưng tì đè, chèn ép lên răng số 7. 

Răng khôn mọc theo chiều thẳng đứng

Răng mọc theo phương thẳng nhưng do thân răng quá to, không thể nhú lên gây đau nhức, khó chịu. Một số trường hợp, răng mọc tương đối thẳng nhưng kẽ răng giữa răng số 7 và 8 không khít, làm giắt thức ăn. Về lâu về dài gây ra hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng. 

Răng mọc nghiêng về phía sau

Gặp ở răng hàm dưới hay còn gọi răng khôn hàm dưới lệch xa. Trường hợp này được bác sĩ khuyên mở sớm, tránh biến chứng về sau. 

Răng mọc nằm ngang 

Răng mọc theo phương nằm ngang, tạo với răng số 7 một góc 90 độ. Trường hợp này răng thường mọc ngầm dưới hàm, phải chụp Xquang mới có thể nhìn thấy. Càng lâu răng sẽ nhú dài ra đâm vào răng số 7, dễ gây ra nang quanh răng, u nang và hỏng răng số 7. 

Phân loại răng khôn mọc lệch
Phân loại răng khôn mọc lệch

Răng mọc trong niêm mạc miệng

Trường hợp này răng bị lợi che phủ. Hiện tượng lợi trùm này cực nguy hiểm, gây ra vạt nướu đè lên phía trên khiến răng không thể mọc hẳn lên. Từ đó, dẫn tới viêm nhiễm, sưng tấy và mắc bệnh viêm lợi trùm.

Răng mọc trong xương hàm

Tương tự như trường hợp trên, răng khôn bị xương hàm bọc kín, không thể nhú lên được. Tình trạng này rất khó phát hiện. 

Dấu hiệu của răng khôn mọc ngầm hoặc lệch

Khi răng khôn bị mọc ngầm, mọc lệch sẽ xuất hiện một số biểu hiện cụ thể sau: 

Đau hoặc ê buốt nướu

Vì răng không phát triển dưới nướu nên mô bị kích thích, dẫn tới hiện tượng đau nhức, ê ẩm khi nhai. Khi răng mọc lệch, đâm vào răng số 7, cơn đau nhức diễn ra ngay cả khi không ăn. Đôi khi răng khôn mọc ngầm cũng không có hiện tượng gì.

Sưng nướu

Khi dùng lưỡi đẩy nhẹ vào vùng mọc răng khôn, thấy phần nướu hơi sưng và cộm. Việc này có thể dễ dàng nhìn thấy khi soi gương. 

Pic3: dau-hieu-rang-moc-lech

Hôi miệng và đắng lưỡi

Phần nướu sưng lên do răng khôn mọc ngầm có thể giắt thức ăn thừa. Nếu không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tích tụ vi khuẩn, xuất hiện tình trạng hôi miệng, đắng lưỡi. 

Không thấy răng khôn xuất hiện

Cho dù có các biểu hiện đau nướu, sưng, hơi thở có mùi,… nhưng không nhìn thấy răng khôn nhú lên. Đây chính là dấu hiệu của việc mọc ngầm. Hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và chụp X-quang răng. Từ đó, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác liệu răng khôn mọc ngầm hay có vấn đề khác về răng miệng và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Răng khôn mọc lệch ngầm cần phải nhổ không? 

Khi kết quả X-quang cho thấy răng khôn đang mọc ngầm, tùy vào mức độ bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành nhổ bỏ. Trường hợp cần thiết phải nhổ khi bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: 

Ảnh hưởng không tốt đến răng số 7

Khi răng khôn mọc ngầm và đâm vào răng số 7, sau một thời gian răng số 7 sẽ dần bị tiêu một phần thân và chân răng. Từ đó, khiến răng số 7 bị lung lay và thậm chí mất chân răng.

Viêm nướu

Đây là biến chứng dễ tái phát nhiều lần nếu bệnh nhân không điều trị dứt điểm và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi bị viêm nướu, chất dịch mủ chảy ra từ chỗ nướu bị viêm. Tình trạng nặng hơn, viêm nhiễm lan rộng sang các khu vực khác như má, cổ, xương,…  

Xuất hiện u nang xương hàm

Hiện tượng răng khôn mọc lệch, ngầm có thể xuất hiện u nang xương hàm. Vùng bị u nang xương hàm có thể làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Loại bỏ mô và xương bị u nang là cách để điều trị trường hợp này. 

Rối loạn về phản xạ và cảm giác

Dưới răng khôn có rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Khi răng khôn mọc ngầm, sẽ chèn lên những dây thành kinh này khiến tê hoặc mất cảm giác ở môi, da, niêm mạc,...

Chúng ta có thể nhổ để khắc phục
Chúng ta có thể nhổ để khắc phục 

Những lưu ý trước khi nhổ răng khôn

Mặc dù không phải tất cả trường hợp đều cần phải nhổ. Nhưng răng mọc lệch, ngầm, hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, giắt thức ăn với răng bên cạnh cần phải nhổ sớm. Trước khi nhổ răng, bạn cần lựa chon một cơ sở nha khoa uy tín và phối hợp với bác sĩ trong những việc sau: 

Thông báo cho bác sĩ về bệnh lý toàn thân, thuốc đang sử dụng

Đầu tiên người bệnh được chụp Xquang răng, thực hiện các xét nghiệm máu trước khi tiến hành nhổ. Mặc dù là tiểu phẫu đơn giản nhưng không nên chủ quan. Hãy trình bày các bệnh lý toàn thân, thuốc đang dùng, dị ứng với loại thuốc nào cho bác sĩ biết. 

Ví dụ, nếu bạn đang bị viêm lợi, viêm quanh thân răng,… cần đợi hết giai đoạn cấp tính mới có thể nhổ, để tránh nhiễm trùng lan rộng. Hoặc nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu như Clopidogrel, Aspirin,… dễ xảy ra nguy cơ gây mất máu trầm trọng, chỉ được nhổ răng sau khi dừng các thuốc trên ít nhất 3 ngày.

Theo các chuyên gia nha khoa, độ tuổi thích hợp để nhổ răng khôn là từ 18 đến 25 tuổi. Vì khi đó răng mới hình thành 2/3. Qua độ tuổi này, việc nhỏ răng khôn gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn, quá trình lành thương hậu phẫu kéo dài lâu hơn bình thường. 

Một số lưu ý khác

  • Cần ăn no, đánh răng sạch sẽ, thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe
  • Phụ nữ đang mang thai không nên nhổ răng, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi
  • Nữ giới trong kỳ kinh nguyệt tránh nhổ răng do có thể dẫn tới chảy máu kéo dài
  • Một số trường hợp mắc các bệnh về đái tháo đường, rối loạn thần kinh,… cần phối hợp cùng các chuyên khoa để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

Răng khôn mọc lệch ngầm là hiện tượng rất phổ biến do hàm răng con người lúc này đã cứng và ít diện tích cho răng khôn mọc. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì lối sống điều độ và khoa học là cách tốt nhất để tránh cơn đau răng khôn diễn ra. Nhiều trường hợp phải nhổ răng khôn theo chỉ thị của bác sĩ để bảo vệ răng bên cạnh. Để đảm bảo sức khỏe, hãy chủ động khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ 1 lần, nhằm sớm phát hiện vấn đề về răng miệng và tránh biến chứng khôn lường.

TuThuoc24h