Bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết và câu trả lời chính xác
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Người bệnh bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm như thế nào? Khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?. Cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu nguyên nhân nhé.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như biết được cách phòng tránh nó một cách hiệu quả. Giải đáp câu hỏi muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết qua bài viết này nhé.

Sốt xuất huyết là gì ?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Dengue gây nên. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết nếu nhẹ sẽ gây ra sốt cao,làm phát ban, dẫn đến đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Xem thêm thông tin tổng quát về  sốt xuất huyết nhé!

Biểu hiện của sốt xuất huyết là gì ?

Sốt xuất huyết được chia làm 2 dạng phổ biến đó là sốt xuất huyết tiêu hóa và sốt xuất huyết não. Ở mỗi dạng khác nhau thì những biểu hiện ban đầu cũng có sự khác nhau.

Sốt xuất huyết tiêu hóa

Sốt xuất huyết tiêu hóa xảy ra ở vị trí trong ruột. Những biểu hiện ban đầu ở người bệnh đó là sốt, ho, ngoài ra không có biểu hiện gì thêm khác. Tuy nhiên sau đó một đến hai ngày, người bệnh có thể quan sát được khi đi tiểu bị ra máu, trên da xuất hiện các vết phát ban, nổi mẩn đỏ trên toàn thân.

Sốt xuất huyết não

Ban đầu sốt xuất huyết não có những biểu hiện như sốt và nhức đầu. Một đến hai ngày sau đó, tay và chân của bệnh nhân không thể cử động được.

Ngoài ra, người bệnh còn có tình trạng suy hô hấp, chảy máu phổi hoặc bội nhiễm, đau dữ dội,… Đây hoàn toàn là những biến chứng khi không phát hiện sốt xuất huyết một cách kịp thời.

Khi bệnh nhân có những biểu hiện như trên cần phải nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý.

Khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết ?

Sau khi nhiễm virus từ muỗi, bệnh nhân trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài 3–14 ngày (trung bình là 4–10 ngày).

Xem thêm: sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Sau giai đoạn ủ bệnh, sốt xuất huyết bắt đầu bùng phát với giai đoạn đầu là sốt, biểu hiện những triệu chứng không đặc hiệu, giống như cảm cúm. Bệnh nhân thường sốt kéo dài từ 2 – 7 ngày, giảm dần khi virus sốt xuất huyết không còn trong máu. Người bệnh sẽ sốt cao (40ºC) và thường kèm theo ít nhất hai trong những triệu chứng sau đây:

- Đau đầu

- Nhức sau hốc mắt

- Buồn nôn, nôn

- Sưng hạch bạch huyết

- Đau mỏi cơ, xương hay khớp

- Phát ban hoặc ngứa

Tiếp theo là giai đoạn sốt xuất huyết nặng (hay còn gọi là giai đoạn xuất huyết). Giai đoạn này thường xảy ra vào ngày thứ 3 – 7 sau khi bệnh khởi phát, đây là giai đoạn các biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện. Thân nhiệt có thể giảm xuống nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục. Ngược lại, chúng ta cần phải theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sau vì rất có thể bệnh sẽ tiến triển thành sốt xuất huyết nặng:

- Đau bụng cấp

- Nôn dai dẳng

- Chảy máu chân răng

- Nôn ra máu

- Thở gấp

- Mệt mỏi/bứt rứt

Khi nghi ngờ bệnh chuyển biến sang giai đoạn xuất huyết, người bệnh cần được đưa đến trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu vì có thể khiến:

- Thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc hay ứ dịch, kèm hoặc không kèm theo suy hô hấp

- Xuất huyết nặng

- Suy tạng nặng.

Sốc sốt xuất huyết nặng về cơ bản là sốt xuất huyết với tiến triển gây suy tuần hoàn, hạ huyết áp, huyết áp kẹt (hiệu số giữa huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu nhỏ hơn 20mmHg) và cuối cùng là sốc dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tử vong có thể diễn ra sau 8 – 24 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu suy tuần hoàn.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm đang đe dọa một nửa dân số Thế Giới. Tuy nhiên chưa có một loại vaccine hay thuốc đặc trị cho loại bệnh này. Vì vậy, kiểm soát muỗi vằn tránh truyền bệnh là phương pháp phòng tránh sốt xuất huyết duy nhất có hiệu quả. Bao gồm:

-  Giảm thiểu các khu vực đọng nước, nơi đẻ trứng của muỗi.

-  Mặc tất, vớ dài, ngủ màn.

-  Dùng thuốc chống muỗi.

-  Phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành.

-  Trồng các loại cây đuổi muỗi trong và quanh nhà.

-  Có thể sử dụng tinh dầu dược liệu để  giúp đuổi muỗi một cách hiệu quả.

Xem thêm:  cách điều trị sốt xuất huyết

Thực phẩm nên ăn cho người bị bệnh sốt xuất huyết ?

Thực phẩm tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ

Lá đu đủ

Các bác sĩ và chuyên gia trên thế giới đã công nhận rằng lá đu đủ là một loại thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Bạn chỉ cần lấy 2 lá đu đủ tươi, nghiền nát và ép lấy nước để dùng.Người bệnh nên uống 2 muỗng nước ép lá đu đủ mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối. Chiết xuất từ lá đu đủ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu. Cách này được xem là biện pháp tốt nhất giúp điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Cam

Một trong những loại trái cây mà người bệnh sốt xuất huyết nên ăn đó là cam. Nước cam chứa nhiều vitamin và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, nước cam còn có lợi cho hệ tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy các kháng thể để cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Cháo

Cháo hay thực phẩm được xay nhuyễn thường được gợi ý cho người bị sốt xuất huyết. Lý do là vì chúng dễ nuốt hơn thực phẩm bình thường, dễ tiêu hóa và giúp cung cấp năng lượng cho người bệnh.

Nước chanh

Nước chanh giúp loại bỏ các độc tố từ virus sốt xuất huyết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Hơn thế nữa, người bệnh sốt xuất huyết thường không được ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ hay có vị cay và điều này gây ảnh hưởng đến vị giác.

Nước dừa

Nước dừa giúp bổ sung chất điện giải và nhiều chất khoáng vi lượng khác cho cơ thể bị mất nước do sốt xuất huyết.

Nước ép rau củ hoặc trái cây

Một số thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh sốt xuất huyết, chẳng hạn như:

-  Dưa chuột

-  Rau có lá màu xanh

-  Cà rốt 

Thực phẩm giàu protein

Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa. Bạn nên phân chia chúng một cách hợp lý vào các bữa ăn.

Cá và thịt gà cũng là những thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết, tăng cường sức khỏe giúp đánh bại virus sốt xuất huyết.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh bổ sung vitamin K

Súp lơ xanh, hay bông cải xanh, là một nguồn bổ sung vitamin K tuyệt vời, giúp tái tạo tiểu cầu.

Nếu lượng tiểu cầu trong máu bị giảm xuống thấp, bạn nên ăn súp lơ xanh hàng ngày.

Loại rau này cũng có hàm lượng khoáng chất và chất chống oxy hóa phong phú.

Bổ sung nước đầy đủ

Sốt xuất huyết có khả năng thúc đẩy quá trình bay hơi nước trong cơ thể diễn ra nhanh hơn. Nước lọc đã đun sôi và để nguội luôn là lựa chọn hàng đầu trong mọi tình huống. Mặt khác, bạn còn có thể chọn uống nước bổ sung ion để phòng ngừa tình trạng rối loạn điện giải. 

Xem thêm: sốt xuất huyết có bị lại không

Thực phẩm nên kiêng khi bị sốt xuất huyết ?

Đồ ăn dầu mỡ

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay. Đây là những thực phẩm bạn nên kiêng ăn hoàn toàn.

Đồ uống ngọt

Không nên uống soda, mật ong, các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục vì các tế bào trắng diệt khuẩn bị chậm lại.Thêm vào đó là không nên uống rượu, caffeine và hút thuốc

Thực phẩm có màu tối

Không nên ăn các màu đỏ, nâu, đen vì sẽ làm bác sĩ khó xác định và chẩn đoán đúng bệnh khi bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bị nôn mửa.

Đồ ăn cay nóng

Người bị gan nhiễm mỡ nên tránh thức ăn cay nóng

Người bệnh sốt xuất huyết bị thuyên giảm đi sức đề kháng, kèm theo hao hụt khi người bệnh ăn đồ cay, nóng, gừng, mù tạt… điều này sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của người bệnh.

Vậy là thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu biết thêm về bệnh sốt xuất huyết rồi đúng không nào. Đã trả lời được câu hỏi muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết rồi nhé!  Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn thật chu đáo và sức khỏe người thân và gia đình của bạn thật tốt nhé!

Tuthuoc24h.net