Lỡ uống thuốc khi mang thai có sao không? Tuthuoc24h
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Những lưu ý nếu chẳng may uống thuốc khi không biết mình mang thai

Nếu chẳng may uống thuốc khi không biết mình mang thai là điều cực kỳ nguy hiểm. Sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của thai nhi.

Việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai là vấn đề cần quan tâm hàng đầu, vì thuốc có những ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, nếu các chị em lỡ uống thuốc khi không biết mình mang thai sẽ mang tâm lý hoang mang, lo lắng. Để trả lời cho câu hỏi uống thuốc khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Làm thế nào để biết loại thuốc nào có thể uống trong thời kỳ mang thai? Tuthuoc24h.net xin mời các chị em đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý việc uống thuốc trong thời gian thai kỳ

Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng

Thuốc là một chất hoặc hỗn hợp nhiều chất được sản xuất từ hóa chất hoặc từ thảo dược và được cô đọng lại thành dạng dung dịch hoặc dạng viên có tác dụng điều trị một căn bệnh nhất định nào đó và cần phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa và không phải ai cũng dùng được.

Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống đó là thực phẩm chức năng được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần không có hợi và có hại.

Việc bổ sung hay giảm bớt đã được nghiên cứu và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép công bố thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nó tạo ra rất ít năng lượng so với những loại thực phẩm truyền thống. Liều sử dụng sản phẩm chức năng thường nhỏ, chỉ vài miligam như là thuốc. Chúng ta có thể phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc bằng cách xem trên nhãn mác sản phẩm bởi với thực phẩm chức năng, nhà sản xuất sẽ phải ghi rõ dòng chữ “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Nhìn chung thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị nhờ vào 3 cơ chế: Tăng cường sức khỏe chung; Có thể chứa các hoạt chất tác động trực tiếp vào yếu tố gây bệnh, ví dụ như hoạt chất kháng sinh, chống viêm trong cây cỏ, nhưng lại không có tác dụng chống lại bệnh mà chỉ hỗ trợ thêm; tăng hiệu quả hoặc giảm tác dụng phụ của thuốc tân dược.

Uống Vitamin E khi mang thai có sao không?

Các chị em đừng nhầm lẫn giữa thuốc và thực phẩm chức năng

Những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai

Theo các bác sĩ phụ sản cho biết việc sử dụng thuốc với phụ nữ mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi ở bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào, đặc biệt là ở ba tháng đầu. Giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi đang hình thành và biệt hóa các bộ phận trong cơ thể, nếu bà bầu sử dụng thuốc trong thời kỳ nào sẽ làm tăng nguy cơ dị tật, quái thai ở các bộ phận như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận sinh dục... Ở những giai đoạn thai kỳ sau, thuốc sẽ gây ảnh hưởng, ức chế tới sự phát triển của các mô, ngay ở ba tháng cuối thai kỳ thuốc vẫn có thể tác động đến thai nhi.

Việc gây ra các hậu quả cho thai phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Giai đoạn phát triển của thai nhi.
  • Loại thuốc và liều lượng sử dụng.
  • Đặc điểm của cơ thể mẹ (vai trò của yếu tố di truyền) trong đáp ứng với từng loại thuốc.

Phân loại nhóm thuốc với phụ nữ mang thai

Bà bầu sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những tác động ảnh hưởng đến thai nhi ở các mức độ khác nhau. Các nhà khoa học đã chia các loại thuốc thành 5 mức độ ảnh hưởng khác nhau:

- Loại A: là những loại thuốc không làm tăng nguy cơ gây bất thường cho thai nhi nếu phụ nữ mang thai sử dụng trong thai kỳ. Đây là các loại thuốc bổ như vitamin B6, axit folic... để tăng sức khỏe và cung cấp thêm dưỡng chất cho các bà bầu.

- Loại B: là nhóm thuốc chưa có bằng chứng có thể gây nguy hại tới thai nhi khi dùng cho phụ nữ mang thai. Trong nhóm thuốc này có prednisone, insulin, acetaminophen, ibuprofen..., với những loại thuốc trong nhóm này, bác sĩ nên cân nhắc giữa việc điều trị bệnh cho thai phụ và nguy cơ với thai nhi.

- Loại C: là nhóm thuốc tìm thấy nguy cơ gây hại cho thai nhi trên động vật như: fluconazol, ciprofloxacin... Với phụ nữ mang thai, bác sĩ chỉ nên chỉ định dùng nếu lợi ích của nó mang lại nhiều hơn hẳn với nguy cơ gây dị tật thai nhi.

- Loại D: là những loại thuốc có bằng chứng cho thấy gây dị tật ở thai nhi. Nhưng trong trường hợp, bệnh đe dọa đến tính mạng thai phụ, bác sĩ vẫn cần chỉ định dùng khi không tìm được loại thuốc thay thế.

- Loại E: các loại thuốc trong nhóm này được chống chỉ định trong mọi trường hợp với phụ nữ mang thai.

Mang thai có nên dùng sữa rửa mặt không?

Các lưu ý khi sử dụng một số các loại thuốc đối với phụ nữ mang thai

Cơ thể phụ nữ khi mang thai đều có ít nhiều sự thay đổi, vì vậy việc sử dụng thuốc cũng sẽ có nhưng thay đổi về liều lượng. Dưới đây là một số lưu ý cho bà bầu trong việc sử dụng một số loại thuốc:

Phụ nữ mang thai trước khi sử dụng thuốc nên xin ý kiến của bác sĩ.

Thuốc giảm đau hạ sốt: nên sử dụng đúng liều lượng, nếu không có thể dẫn tới ngộ độc. Bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng.

Thuốc kháng sinh: penicillin, cephalosporin được cho là khá an toàn với bà bầu, còn phenicol, tetracycline, rifampicin có ảnh hưởng tới thai nhi và đặc biệt nitrofuran, negram, metronidazol, sulfamid tuyệt đối không nên sử dụng trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ.

Thuốc điều trị huyết áp: phụ nữ mang thai không nên dùng các thuốc huyết áp thuộc nhóm ức chế men, ức chế calci, nhóm thuốc chẹn beta, nhóm thuốc lợi tiểu.

Thuốc chống nôn: để giảm triệu chứng nôn, thuốc sử dụng với phụ nữ mang thai nên dùng là vitamin B6 cùng với magie. Khi sử dụng histamin thì bà bầu nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khi sử dụng thuốc các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là những thông tin tổng hợp cho các mẹ bầu về vấn đề nếu chẳng may uống thuốc khi không biết mình mang thai. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích đến các bạn, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nếu bạn thấy thông tin bổ ích.

Tuthuoc24h.net