Bệnh Gout là một bệnh lý về xương khớp và có đến 95% nam giới ở độ tuổi trung niên dễ mắc bệnh này. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, chế độ ăn của người bệnh gout cũng rất quan trọng. Vậy người bệnh gút nên ăn gì? Để làm rõ vấn đề này, bài viết dưới đây cung cấp thông tin cho bạn đọc chế dộ dinh dưỡng của người bệnh gout.
Khái quát về bệnh Gout
Bệnh Gout là một bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa do nông dộ axit uric quá cao trong huyết tương gây ra tình trạng lắng động các tinh thể axit uric hoặc tinh thể muối urat.
Việc lắng đọng ở khớp bao gồm sụn khớp gây ra hiện tượng viêm khớp, dẫn tới đau đớn và lâu dần còn biến dạng, cứng khớp. Lắng đọng ở thận có thể gây bệnh ở thận như viêm thận kẽ, sỏi thận,… Bệnh thường gặp ở nam giới 40 tuổi trở lên, bệnh theo từng đợt kịch phát và tái phát nhiều lần.
Bệnh Gout bao gồm các biểu hiện như sưng, đau nhức khớp, đặc biệt khớp đốt bàn và ngón chân cái; có các hạt hoặc cục urat nổi ở dưới da, di động được, xuất hiện ở vành tai, xương bánh chè,…; sỏi urat, axit uric trong thận; nồng độ axit uric cao (trên 400 micromol/lit) khi xét nghiệm máu.
Những người có tiền sử gia đình bị gout, người thừa cân béo phì, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin, thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê có thể tăng axit uric và nguy cơ cao mắc bệnh Gout.
Thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh Gout?
Nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ axit uric chính là tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purine như nội tạng động vật, thịt đỏ, một số loại rau,... Đối với người khỏe mạnh, sử dụng các thực phẩm chứa purine không có gây hại gì. Nhưng đối với người bệnh nhân bị Gout, không thể loại trừ khả năng tiêu thụ quá nhiều purine dẫn đến tích trữ axit uric, tăng nồng độ quá mức cho phép và dẫn tới bệnh Gout.
Vì thế, để phòng ngừa bệnh Gout chế dộ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng bên cạnh việc sử dụng thuốc, hạn chế các thực phẩm chứa purine và tăng cường các thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng và các cơn đau Gout tái phát.
Những thực phẩm người bệnh Gout nên dùng
- Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C mỗi ngày
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể
- Ăn các loại thịt trắng như thịt cá song, lườn gà, thịt lớn,… vì chúng chứa ít purine hơn và cung cấp đủ protein cho cơ thể hằng ngày
- Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate như mì, phở, khoai, ngũ cốc,… chứa hàm lượng purine an toàn cho người bệnh. Sử dụng các thực phẩm còn giúp hòa tan và giảm axit uric trong nước tiểu
- Tăng cường các loại thực phẩm có chức năng đào thải axit uric trong máu như cherry, dâu tây, cam, cải bẹ xanh
- Sử dụng các loại rau củ chứa ít purine như rau cần, dưa chuột, cải xanh, súp lơ,… và tránh các loại nấm, giá đỗ, măng tây
- Thay thế dầu ăn thành dầu lạc, dầu ô liu để giảm bớt lượng chất béo
- Ưu tiên các món ăn hấp luộc thay vì các món ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm mà người bệnh cần tránh
- Thực phẩm chứa purine cao như nội tạng động vật, hải sản, thịt bò, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ như sò, ốc, hến
- Hạn chế các loại rau như rau bina, măng tây, nấm, cải bắp
- Hạn chế lượng chất béo trong khẩu phần ăn, chọn các loại thịt nạc, không ăn da gia cầm và các loại sữa ít chất béo
- Các loại hoa quả chua, đồ lên men cũng cần tránh vì chúng có thể tăng nồng độ axit uric trong cơ thể
- Các loại gia vị như ớt, hạt tiêu cần hạn chế để tránh gây hung phấn thần kinh tự chủ tái phát bệnh gout
- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích để ngăn ngừa tăng axit uric trong gan và giảm quá trình thận thải axit uric
Thực đơn tham khảo cho người bệnh Gout
Giờ ăn |
Thứ 2+4+ 6 |
Thứ 3+5+7 |
Chủ Nhật |
7:00 |
Phở bò Bánh phở 150g, thịt bò 35g, hành lá 10g Nước dùng (muối 1g/100ml) |
Bún riêu cua đậu phụ Bún 180g, thịt cua đồng 30g, hành lá 5g, cà chua 30g Nước dùng (muối 1g/100ml) |
Xôi lạc Gạo nếp 50g, lạc hạt 10g, vừng 3g
|
11:00 |
Cơm tẻ: 200g tương đương với 2 lưng bát con Sườn lợn dim: 50g sườn lợn (bỏ xương) Đậu phụ rán: 20g đậu phụ, 3ml dầu ăn Su su xào: 200g su su, 7ml dầu ăn Canh cải xanh: 50g cải xanh Vải: 150g |
Cơm gạo tẻ: 200g tương đương với 2 lưng bát con Cá trắm rán xốt cà chua: 70g cá trắm, 25g cà chua, 7ml dầu ăn Thịt băm rang: 20g thịt nạc vai Cải bắp luộc: 200g cải bắp Canh bí xanh: 50g bí xanh Cam: 150g (nửa quả) |
Cơm gạo tẻ: 200g tương đương với 2 lưng bát con Thịt bò xào hành tây: 50g thịt bò, 50g hành tây, 20g cà chua, 7ml dầu ăn Cá bống kho: 20g cá bống Củ cải luộc: 200g củ cải Canh bí ngô: 50g bí ngô Xoài chín: 100g |
15:00 |
Khoai lang: 100g (nửa củ) |
Chuối tiêu: 100g (1 quả) |
Hồng xiêm: 200g (1 quả) |
18:00 |
Cơm tẻ: 150g tương đương với miệng bát con cơm Cá rô phi lọc thịt rán: 50g cá rô phi, 5ml dầu ăn Mướp đắng xào trứng: 200g mướp đắng, nửa quả trứng gà, 7ml dầu ăn Canh rau ngót: 50g rau ngót Dưa hấu: 150g |
Cơm tẻ: 150g tương đương với miệng bát con cơm Thịt lợn rán: 70g thịt nạc vai, 5ml dầu ăn Lạc rang: 10g lạc, 2ml dầu ăn Bầu luộc: 200g bầu Canh mồng tơi: 50g mồng tơi Bưởi: 200g (3 múi) |
Cơm tẻ: 150g tương đương với miệng bát con cơm Tôm biển hấp xả: 50g tôm biển Trứng đúc thịt: nửa quả trứng gà, 10g thịt nạc vai, 3ml dầu ăn Cải bắp xào: 200g cải bắp, 7ml dầu ăn Canh rau cải: 50g cải xanh Lựu: 100g |
Giá trị dinh dưỡng |
Năng lượng: 1605Kcal Protein: 59,5(g) Glucid: 245,3(g) Lipid: 42,8(g) Canxi: 387(mg) Fe: 13,0(mg) Zn: 8,6(mg) Xơ: 10,9(g) Natri: 1982(mg) Kali: 2654(mg) Cholesterol: 141(mg) |
Năng lượng: 1639Kcal Protein: 60,3(g) Glucid: 252,5(g) Lipid: 43,1(g) Canxi: 522(mg) Fe: 10,5(mg) Zn: 10,8(mg) Xơ: 14,2(g) Natri: 1923(mg) Kali: 2646(mg) Cholesterol: 59(mg)
|
Năng lượng: 1573Kcal Protein: 60,0(g) Glucid: 254,1(g) Lipid: 35,2(g) Canxi: 571(mg) Fe: 19,4(mg) Zn: 10,6(mg) Xơ: 19,5(g) Natri: 1904(mg) Kali: 3060(mg) Cholesterol: 169(mg)
|
Lượng muối thêm vào |
Muối ≤ 4,5g/ ngày |
Muối ≤ 4g/ ngày |
d |
Nước uống |
Hạn chế |
Hạn chế |
Hạn chế |
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh chế độ ăn uống, thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt giúp bạn giảm cơ mắc bệnh:
Giảm cân
Khi cơ thể thừa cân, insulin sẽ không được sử dụng đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin sẽ thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao. Vì thế, giảm cân sẽ giúp giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Lưu ý hãy sử dụng các biện pháp giảm cân thích hợp thay vì ăn kiêng vì có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị cơn gout cấp.
Tập thể dục
Tập luyện thể dục thể thao là một cách hiệu quả để ngăn ngừa các cơn gout. Không chỉ giúp cơ thể duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, còn giúp giữ mức axit uric ở mức thấp
Uống đủ nước
Uống đủ nước phù hợp trọng lượng của mỗi người sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Hạn chế uống đồ uống có cồn
Cồn là nguyên nhân kích phát các đợt gout. Do khi sử dụng chất cồn cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì axit uric và điều này dẫn tới tăng nồng độ axit uric trong máu.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Các nghiên cứu chỉ ra vitamin C có tác dụng làm giảm mức axit uric, ngừa cơn gout. Vì thế người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn của mình.
Như vậy, với lời giải đáp cho câu hỏi "người bệnh gút nên ăn gì" cũng như thực đơn khoa học cho người bệnh, hi vọng rằng mọi ngừoi đã có được kế hoạch chữa bệnh khoa học.
TuThuoc24h