Đâu là dấu hiệu đau răng khôn? Mẹo giảm đau răng khôn hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Những dấu hiệu đau răng khôn bạn cần phát hiện sớm để giảm cơn đau

Đau răng khôn là triệu chứng nhiều người có thể gặp phải ít nhất vài lần trong đời, thế nhưng làm thế nào để có thể giảm được cơn đau khi mắc phải?

Răng khôn là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng của người. Trong quá trình mọc răng, chiếc răng có thể gây nên những cơn đau, có thể tự khỏi sau vài ngày. Song có trường hợp đau răng khôn cần phải đến bệnh viện để xử lý hoặc giảm đau tại gia.

Triệu chứng đau răng khôn thường gặp

Đau răng khô sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống của chúng ta
Đau răng khô sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống của chúng ta

Khi mọc răng khôn sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, một số dấu hiệu nhận biết cơn đau răng khôn: 

  • Đau ở vị trí trong cùng trong khoang miệng, sau hàm
  • Soi gương thấy có răng nhú khỏi nướu 
  • Sưng đỏ quanh khu vực mọc răng, thậm chí có thể lên cơn sốt

Tuy nhiên, một số người khi mọc răng khôn không hề có bất kỳ triệu chứng nào cả. 

Nguyên nhân đau răng khôn 

Đau răng khôn có thể đột ngột hoặc phát triển từ từ theo thời gian. Điều này còn tùy thuộc vào nột số nguyên do. Thông thường, răng khôn có xu hướng mọc ở độ tuổi 17 – 21 ở mỗi người. Việc răng phá vỡ bề mặt nướu mọc lên gây ra đau nhức cho khoang miệng. Ngoài ra, do răng đã phát triển đầy đủ, răng khôn không còn đủ vị trí để phát triển, có thể mọc lệch sang một bên hoặc chèn ép răng bệnh cạnh. Điều này gây ra đau răng khôn. 

Khi đó răng mắc kẹt trong nướu sẽ làm cơ quan này bị tổn thương. Các thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng hoặc vi sinh vật gây bệnh sẽ tranh thủ gây ra các bệnh quanh răng khôn, dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Áp xe
  • Bệnh nướu răng
  • Nhiễm trùng cấp
  • U nang

Nếu nghi ngờ có vấn đề đau răng khôn hãy đến gặp nha sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

7 cách giảm đau răng khôn có thể thực hiện 

Dù cho là nguyên nhân nào đi chăng nữa, cơn đau răng khôn vẫn gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung. Bạn có thể áp dụng một phương pháp để khắc phục cơn đau tạm thời, trước khi đến gặp bác sĩ nha khoa gồm: 

Những cách giảm đau khi răng khôn mọc
Những cách giảm đau khi răng khôn mọc

Điều trị bằng gel gây tê răng

Gel nha khoa được điều chế có tác dụng gây tê, giảm bớt cơn đau buốt răng hoặc nướu. Thành phần chính trong sản phẩm này là hoạt chất benzocaine. 

Khi sử dụng, bạn có thể bôi trực tiếp lên vùng nướu bị ảnh hưởng. Cẩn thận nhất hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tránh sử dụng cho người dị ứng với benzocaine. 

Sử dụng thuốc giảm đau

Khi cơn đau răng khôn khiến bạn vô cùng khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau không giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Các loại này giúp thuyên giảm tình trạng viêm nướu do sự phát triển đột ngột của răng khôn. 

Chườm nước đá

Chườm đá để giảm đau khi mọc răng khôn
Chườm đá để giảm đau khi mọc răng khôn

Nước đá có tác dụng gây tê. Vì thế chỉ cần chườm túi đá lên vùng sưng, đau nhức, tình trạng sẽ được đẩy lùi. 

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng khăn sạch bọc nhiều lớp quanh đá và đặt nó trong hàm trong vòng 15 phút để xoa dịu cơn đau.  

Súc miệng nước muối

Nước muối có tính khử trùng tự nhiên. Theo nghiên cứu được thực hiện năm 2010, súc miệng nước muối có thể tiêu diệt vi khuẩn ẩn nấp trong khoang miệng. 

Sự tích tụ vi khuẩn trong nướu bị nứt có thể nguyên nhân gây đau răng. Vì thế súc miệng nước muối giảm khử trùng khu vực này, từ đó giải quyết vấn đề nhiễm trùng và giảm bớt sự khó chịu. 

Bạn có thể mua nước muối sinh lý hoặc pha loãng 1 thìa muối với 250 ml nước, ngậm trong miệng 5 – 10 phút ngày 2 lần (sáng sớm và trước khi đi ngủ) để giúp cơn đau được khắc phục. 

Dùng đinh hương

Đinh hương có công dụng hiệu quả trong việc giảm đau răng khôn. Nghiên cứu năm 2006 chỉ ra đinh hương có hoạt động giống thuốc giảm đau tại chỗ, có tác dụng gây tê tạm thời hiệu quả. 

Cách sử dụng: 

  • Đặt miếng đinh hương lên vị trí đau răng khôn
  • Khép hàm để cố định miếng thảo dược, tránh dùng lực mạnh nghiền nát đinh hương 
  • Để nguyên như thế đến khi cơn đau thuyên giảm thì nhổ ra

Ngoài ra có thể sử dụng tinh dầu đinh hương, sử dụng bông gòn tiệt trùng thấm tinh dầu rồi cũng áp dụng các bước như trên. 

Nhai hành tây

Hành tây có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Vì thế, hành tây có lợi ích đáng kể cho việc giảm sưng và chống nhiễm trùng do đau răng khôn gây ra. 

Cách thực hiện: 

  • Cắt một lát hành tây
  • Nhai nát hành tây ở bên đau răng trong vài phút cho đến khi cơn đau thuyên giảm
  • Nhổ miếng hành ra

Hành động này giúp giải phóng các hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn từ hành tây, đưa chúng trực tiếp đi vào nướu. 

Đau răng khôn có thể dùng túi trà lọc để giảm đau
Đau răng khôn có thể dùng túi trà lọc để giảm đau

Sử dụng trà và túi trà

Chất tannin trong trà theo khảo sát năm 2016 chỉ ra có công dụng kháng khuẩn, chống viêm cực mạnh. 

Vì vậy, khi bị đau răng khôn, bạn chỉ cần pha ấm trà lọc. Lấy túi trà còn ấm trực tiếp đắp lên vùng nướu bị sưng, đặt trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó có thể sử dụng trà nguyên vị để uống cũng giúp giảm đau (nhớ là không thêm đường, kem, sữa nhé!)

Một số thói quen giúp giảm nguy cơ đau răng khôn

Giảm nguy cơ đau răng khôn hoặc tổn hại đến nướu khi mọc răng, bạn cần giữ thói quen sau: 

• Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng 2 lần mỗi ngày, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để giúp giảm vi khuẩn trong miệng gây nhiễm trùng.

• Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp rửa trôi thức ăn thừa cũng như các loại vi khuẩn trong răng và nướu.

• Hạn chế thức ăn nhiều đường: Ăn nhiều thực phẩm chứa đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn. 

Khi nào cần nhổ răng khôn?

Trong trường hợp, áp dụng các biện pháp chữa trị trên mà bệnh không thuyên giảm, bạn cần đến gặp nha sĩ ngay.

Các trường hợp này cần tiến hành nhổ răng khôn – thao tác nhanh, chỉ mất vài phút hoặc hơn 20 phút với một số trường hợp đặc biệt. Sau khi nhổ răng, cơn đau nhức có thể kéo dài 1 – 2 tuần sau. 

Tóm lại đau răng khôn ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống sinh hoạt của bạn. Vì thế, khi nghi ngờ bị đau răng khôn cần đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác và diều trị kịp thời.

TuThuoc24h