Trẻ em là đối tượng mà hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên việc mắc bệnh là điều tất yếu. Bệnh viêm tai giữa là một căn bệnh khá phổ biến mà trẻ nhỏ thường hay mắc phải. Cùng Tuthuoc24h tìm hiểu về viêm tai giữa ở trẻ em một cách rõ ràng hơn nhé.
Hiểu về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bệnh viêm tai giữa hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng tai, đây là căn bệnh khó phát hiện. Cấu tạo trong của tai có một đường ống nhỏ gọi là vòi nhĩ. Bộ phận này có nhiệm vụ kết nối vùng tai ở giữa và vùng sau của mũi, họng. Cấu tạo như vầy để nhằm cân bằng áp lực. Tuy vậy, thế nhưng khi mũi và họng tiết dịch nhầy thì sẽ khiến tai ẩm ướt, từ đó là cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
Việc vệ sinh tai không được sạch sẽ và cộng với sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
Tác nhân gây bệnh chính là các loại vi khuẩn, virus, chúng xâm nhập và phát triển làm viêm nhiễm, tổn thương vùng tai giữa.
Nếu bệnh không được phát hiện và theo dõi thì sẽ dẫn tới bệnh viêm tai của trẻ nhỏ.
Do một phần cấu tạo màng nhĩ của trẻ thường ngắn, nằm ngang và rộng nên đó chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào tai.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập và làm tổn thương màng nhĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Một vài dấu hiệu bệnh khởi phát thường sốt, mắc bệnh lý viêm tai mũi họng,... Vì vậy mà không ít cha mẹ chủ quan trong việc điều trị, khiến cho bệnh ngày một nặng hơn, dễ gây nhiễm trùng. Dưới đây là một vài dâu hiệu nhận biết bệnh mà bậc cha mẹ cần chú ý cho con trẻ:
+ Đầu tiên có thể nói đến đó là sốt và bị viêm mũi. Thông thường trẻ sẽ bị sốt từ 39 - 40 độ, tùy vào cơ địa và tình trạng của bệnh.
+ Đau tai: Đây là một trong những dấu hiệu cụ thể nhất. Một số biểu hiện của con trẻ mà bố mẹ cần phải chú ý như: quấy khóc, tai bị chảy mủ hoặc nước ra bên ngoài, trẻ hay lấy tay dụi hay sờ vào tai,... Lỗ tai của trẻ nhỏ thường hẹp và nhỏ nên việc kiểm tra màng nhĩ của trẻ để phát hiện bệnh khá là khó, chỉ có những bác sĩ chuyên khoa mới phát hiện được những bất thường này của tai thông qua cấu tạo màng nhĩ.
+ Rối loạn tiêu hóa: Viêm tai giữa cấp tính có thể gây ra một số triệu chứng xấu về đường tiêu hóa của trẻ nhỏ như: đi ngoài, phân lỏng…do đờm, dịch.
+ Chảy mủ: Đây là dấu hiện mãn tĩnh của căn bệnh này nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời. Giai đoạn này là giai đoạn những biểu hiện như quấy khóc, đau tai sẽ giảm hẳn làm bổ mẹ thường lầm tưởng rằng bệnh đã hết.+ Ngoài ra, còn có rất nhiều dấu hiệu viêm tai giữa khác của trẻ mà bố mẹ cần theo dõi sát sao. Do vậy để chắc chắn rằng trẻ có bị viêm tai giữa không thì bố mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở ý tế để có cách thức chữa bệnh tốt nhất.
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Một nghiên cứu mới cho thấy 80 % bệnh viêm tai giữa nếu không có biến chứng thì sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Giảm đau:
Paracetamol hay một số loại thuốc giảm đau chuyện dụng khác là giải pháp ban đầu cho chứng viêm tai. Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng khăn ấm áp và chườm ấm vào tai cho trẻ, có thể sử dụng tinh dầu như dầu oliu, dầu thực vật ấm,...để nhỏ vào tai. Khuyến cáo là không nên để dầu quá nóng. Nếu phát hiện dịch hay có mủ chảy ra từ tai thì tuyệt đối không sử dụng để nhỏ các loại dầu trên.
Sử dụng thuốc kháng sinh:
Các bác sĩ khuyến cáo là sử dụng liệu trình kháng inh 7 ngày. Theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể tư vấn và yêu cầu kéo dài thời gian dùng thuốc. Để đảm bảo vius gây bệnh không quay lại, nên cho trẻ uống đủ liều theo số ngày đã được quy định, cần cho uống đều kể cả khi bé đã thấy dễ chịu sau 2 hay 3 ngày điều trị.
Chăm sóc trẻ nhỏ khi bị viêm tai giữa
Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đên nhiều biến chững nguy hiểm như: liệt mặt, thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe, tệ và trầm trọng hơn có thể gây viêm màng não, áp se não,...Bên cạnh việc điều trị bệnh theo thuốc thì việc chăm sóc cho trẻ cũng rất cần thiết và quan trọng.
Vệ sinh tai, mũi, họng thật sạch sẽ:
Trường hợp tai của trẻ bị chảy mủ, bạn cần làm sạch tai cho trẻ. Dùng tăm bông lau nhẹ nhàng, không nên lau quá sâu vì như thế có thể làm tổn thương tai của trẻ, để mủ thoát ra ngoài chứ không dùng bông nút kín tai chăn nước mủ.
Dùng nước muối loãng, nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Nếu trời lạnh cần ngâm nước ấm từ nhỏ.
Rơ lưỡi, vệ sinh miệng và họng hàng ngày cho trẻ. Đối với những hơn, ta có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.
Chế độ ăn uống:
Trong quá trình chăm sóc trẻ thì chế độ ăn uống là yếu tố vô cùng quan trọng, cần có chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ bị viêm tai giữa thường hay quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi,... Bố mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng như rau, củ, quả, thức ăn cung cấp nhiều vitamin. Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn. Ngoài ra, cho trẻ nhỏ uống nhiều nước.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ:
Cho trẻ uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự tiện mua hay sử dụng các loại thuốc khi không rõ bệnh hay thuốc được kê trong đơn.
Nếu trẻ bị sốt cần chườm khăn ấm để trẻ mau hạ sốt. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau khi trẻ sốt cao.
Đưa trẻ đi bệnh viện khi thấy những biểu hiện nặng:
Chăm sóc trẻ tại nhà khi bị viêm tai cần hết sức lưu ý. Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm mà lại trở nên nặng hơn cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi lại.
Các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đi đến cơ sở ý tế sớm bao gồm:
Liên tục kêu đau, mức độ đau tăng dần.
Trẻ sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt nhưng lại không đỡ.
Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn,...trong thời gian dài.Trẻ bị nôn hay bị tiêu chảy.
Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau đây:
+ Vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ, hạn chế tối đa khả năng cảm cúm, bị sổ mũi, viêm họng cho trẻ.
+ Luôn giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ, gan bàn chân khi trời lạnh.
+ Hạn chế cho trẻ ngoáy mũi, không cho trẻ sử dụng vật nhọn, nguy hiểm bỏ vào tai.
+ Khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi, viêm Amidan... cần chữa trị dứt điểm.
+ Cho trẻ tiêm phòng bệnh.
+ Cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc, khói bụi.
+ Cho trẻ ăn các chất dinh dưỡng, giàu vitamin C,...
+ Để giúp cho tai trẻ nhỏ đỡ đau hơn cũng như nhanh chóng khỏi bệnh thì tốt nhất các mẹ nên chườm khăn mặt ấm hoặc miếng thấm làm nóng lên lỗ tai và cho trẻ nghỉ ngơi.
'
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa, bằng cách điều trị bệnh triệt nhằm để ngăn ngừa viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm mũi xoang, viêm amidan,…
Trên đây là một vài chia sẻ về căn bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Là một căn bệnh phổ biến và sẽ để lại biến chứng rất nặng nề nếu như bậc cha mẹ chủ quan với con trẻ mình. Các bậc phụ huynh hãy luôn theo dõi và chăm sóc con em của mình thật cẩn thận để có thể phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm.
TuThuoc24h.net