Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu để chữa sớm
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Thoát vị bẹn ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì? Bệnh thoát vị bẹn có những biểu hiện và triệu chứng gì? Cũng như các cách phòng tránh thoát vị bẹn? Cùng xem nhé!

Thoát vị bẹn ở trẻ em được xem là bệnh lý bẩm sinh, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em. Bệnh thoát vị bẹn thường xuất hiện ở các bé trai và trẻ sơ sinh bị thiếu tháng. Nếu như không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh thoát vị bẹn là gì?

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em có thể là một bệnh tâm lý bẩm sinh
Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em có thể là một bệnh tâm lý bẩm sinh

- Thoát vị bẹn ở trẻ em được xem là một loại bệnh lý bẩm sinh do sự xuất hiện của một ống thông nhỏ ở phần ổ bụng xuống dưới vùng bẹn làm cho dịch ổ bụng hoặc của ruột chạy xuống, tạo thành một khối phồng to lên ở vùng bẹn.

- Thông thường, vào những tháng cuối của chu kỳ thai kỳ hoặc vài tháng đầu sau khi sinh nở, ống phúc tinh mạc của bé sẽ tự động đóng lại. Bé càng lớn lên thì khả năng tự đóng của ống phúc tinh mạc càng thấp. Đối với trường hợp ống phúc tinh mạc không được đóng thì sẽ gây ra tình trạng bệnh lí thoát vị bẹn ở trẻ. Bên cạnh đó, bệnh thoát vị bẹn cũng có thể hình thành bởi vì trẻ rặn nhiều sau mỗi đợt táo bón hoặc trẻ ho liên tục trong một thời gian dài. Thoát vị bẹn ở trẻ em có thể gặp ở một  hoặc là cả hai bên, tỷ lệ thoát vị bẹn bên phải sẽ cao hơn so với bên trái.

Trẻ sơ sinh bị táo bón làm thế nào để khắc phục nhanh?

- Khi bé bị thoát vị bẹn, trẻ nên được đưa đến trung tâm y tế để tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu như để lâu, bệnh không những làm chậm đi quá trình phát triển của bé mà nó còn có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

- Nguyên nhân thoát vị bẹn ở trẻ em chủ yếu liên quan đến các trường hơp dị tật do ống phúc tinh mạc không bịt kín ngay khi bé chào đời (thông thường ống phúc tinh mạc sẽ tự động đóng ở cuối giai đoạn thai kỳ hoặc tháng đầu sau khi sinh)

- Thoát vị bẹn ở trẻ em cũng có thể được hình thành do bé rặn quá nhiều sau đợt táo bón hoặc bé ho quá nhiều sau một đợt ho kéo dài liên tục.

Bệnh ho gà ở trẻ em - Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Biểu hiện của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

Bé có thể quấy khóc, rặn nhiều do chứng táo bón
Bé có thể quấy khóc, rặn nhiều do chứng táo bón

- Biểu hiện thường gặp là cơ thể bé xuất hiện một khối u phồng ở khu vực bẹn. Đối với bé trai thì khối phồng này còn thường lan rộng đến vùng bìu, còn đối với bé gái thì là vùng mu - môi lớn. Nếu như trẻ nằm yên thì rất khó phát hiện được khối phồng bởi vì khi đó khối thoát vị lại chui về phía ổ bụng, cho nên khu vực bẹn của trẻ lại trở về tình trạng bình thường. Việc kích thước của khối u phồng sẽ tăng lên trong những lúc trẻ vận động mạnh, chạy nhảy, ho hoặc quấy khóc, rặn nhiều do chứng táo bón. Có thể nhìn thấy rất rõ khối thoát vị chuyển động dọc theo ống bẹn trong khi trẻ chạy nhảy.

- Biểu hiện tiếp theo đó chính là nắn vào vùng phồng bạn sẽ sờ và cảm nhận được túi thoát vị. Khối thoát vị thường mềm và nắn không đau. Ngoài ra còn có thể đẩy cho khối thoát vị di chuyển.

Bệnh sẽ trở nặng hơn là khi khối thoát vị bị nghẹt khiến chúng không trở lại ngược ổ bụng được, làm cho vùng u phồng có thể bị sưng đau, kèm theo đó là các cơn đau bụng dữ dội, bụng trướng khó chịu, táo bón, bé quấy khóc, nôn hoặc buồn nôn.

- Một số bệnh khác cũng có những biểu hiện ở vùng bẹn và bìu như thoát vị bẹn mà trẻ có  thể mắc phải đó chính là: xoắn tinh hoàn, màng tinh hoàn bị tràn dịch, viêm tinh hoàn... Nếu như thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cha mẹ cần đưa con trẻ đi khám và chữa trị càng sớm càng tốt. 

Các biến chứng của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

-  Một số biến chứng thường gặp của bệnh như sau: 

  • Xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, trẻ chậm lớn
  • Bé bị táo bón, khó có thể đi đại tiện
  • Ảnh hưởng đến tinh hoàn đối với bé trai như xoắn tinh hoàn, teo tình hoàn
  • Ảnh hưởng tới buồng trứng đối với bé gái

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị

Nên khám sớm khi có những biểu hiện thoát vị bẹn ở trẻ em
Nên khám sớm khi có những biểu hiện thoát vị bẹn ở trẻ em

- Biện pháp chẩn đoán: 

  • Trẻ  xuất hiện một khối phồng lên ở vùng bẹn bìu đối với bé trai và khu vực gần âm môi đối với gái. Khối phồng thường hiện lên to hơn khi trẻ khóc hoặc rặn khi đi đại tiện, sau các hoạt động vận động mạnh như là chạy nhảy, hoạt động thể dục, trong lúc trẻ nghỉ ngơi thì khối phồng có thể biến mất đi do khối thoát vị tự chui vào ổ bụng
  • Trẻ có thể kèm theo các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, táo bón, bỏ bú 

Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

- Phương pháp điều trị: Khi đã có các chẩn đoán xác định thì việc phẫu thuật bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là điều cần thiết. Nếu như vì lí do nào đó chưa mổ ngay được thì có thể làm băng ép ở bên bị thoát vị và mổ sớm theo các chương trình bán cấp cứu

Trên đây là một số thông tin về bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em mà các phụ huynh cần lưu ý, bởi vì con trẻ còn quá nhỏ để có thể nhận thức được sự xuất hiện cũng như phát triển của bệnh. Vì vậy mà cha mẹ cần quan tâm và để ý đến con nhiều hơn để có các phương pháp chữa trị sớm nhất có thể.

Tuthuoc24h