Bà bầu bị sốt siêu vi có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Bà bầu bị sốt siêu vi có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Chẳng may bà bầu bị sốt siêu vi, sức khoẻ của thai nhi có bị ảnh hưởng không? Làm thế nào để mẹ bầu cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khoẻ?

Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus là một bệnh lý cấp tính, xảy ra khi thời tiết thay đổi thất thường. Chẳng may bà bầu bị sốt siêu vi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này.

Vì sao bà bầu có khả năng bị sốt siêu vi?

Có nhiều nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị sốt siêu vi
Có nhiều nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị sốt siêu vi

Bởi vì khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những biến đổi nhất định, đi kèm với đó cơ thể cũng yếu hơn và dễ mắc các bệnh nội - ngoại khoa và các bệnh nhiễm (do vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng) hơn so với lúc không mang thai. Đồng thời, diễn biến của bệnh trong thời kì này cũng có thể diễn biến nặng nề hơn. Hơn thế nữa, các biến chứng có nguy cơ xảy ra cao hơn cho cả cơ thể mẹ lẫn bé hơn so với lúc chưa mang thai, đặc biệt là với bệnh sốt virus ở bà bầu.

Trong quá trình thai phụ bị sốt siêu vi do nhiễm các loại virus khác nhau, có các biểu hiện như sau: sốt phát ban kéo dài 7 ngày, sốt xuất hiện từng cơn, sốt cao từ 38 – 39 độ C, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Các nguyên nhân gây ra sốt virus ở phụ nữ mang thai có thể là do sởi, nhiễm sốt xuất huyết, nhiễm parvovirus, bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, Rubella.

Thai phụ khi đã bị nhiễm bệnh sốt virus thì tùy theo tuổi thai và tùy theo từng loại bệnh mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau, thường gây hại cho cả mẹ và con.

Ảnh hưởng của sốt siêu vi đến thai nhi như thế nào?

Bà bầu bị sốt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi
Bà bầu bị sốt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi

Với câu hỏi này, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sốt siêu vi và xét đến hai yếu tố sau:

  • Giai đoạn thai kỳ lúc bấy giờ.
  • Chủng virus mà mẹ bầu nhiễm.

Tuy nhiên, cho dù trường hợp nào thì khi mẹ bầu bị sốt virus cả mẹ và bé đều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cơn sốt. Thông thường, so với thân nhiệt bà bầu, thân nhiệt của em bé trong bụng mẹ cao hơn hẳn 1 độ C và cũng khó giảm hơn, do bé không thể đổ mồ hôi.

Theo thống kê, các chuyên gia đã chỉ ra rằng trường hợp bà bầu bị sốt cao hơn 39 độ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao hơn bình thường, nguy cơ xảy ra rủi này cao nhất là với những mẹ mang thai từ tuần 4-14. Những trường hợp bà bầu bị sốt ở 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối không do nhiễm trùng tử cung thường không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo trong 3 tháng đầu, các mẹ cũng không nên thực hiện các hành động làm tăng thân nhiệt như tắm hơi, xông hơi, tắm bồn nước nóng, ngâm suối nước nóng,… để tránh những nguy hiểm không đáng có.

Tuỳ vào từng giai đoạn mà tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi khác nhau
Tuỳ vào từng giai đoạn mà tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi khác nhau

Ảnh hưởng của sốt virus tới một số giai đoạn nhất định trong thời kì mang thai:

Giai đoạn đầu thai kỳ

Nếu thời điểm bà bầu bị sốt siêu vi rơi vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, thai có nguy cơ lớn chịu ảnh hưởng nặng nề, chẳng hạn như:

  • Chậm phát triển
  • Chết lưu
  • Dị tật bẩm sinh

Một số tác nhân chính gây bệnh sốt virus ở bà bầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến con gồm: virus cúm, sốt xuất huyết, zika, thủy đậu, rubella. Trong các loại virus này, sốt do nhiễm Rubella cấp tính được coi là nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai, vì nó có nguy cơ cao lên đến 90% dẫn đến hội chứng Rubella bẩm sinh (kèm theo dị tật bẩm sinh bào thai). 

Bên cạnh đó, các loại sốt virus khác mặc dù không để lại di chứng bẩm sinh song vẫn có khả năng cao gây ra sảy thai.

Giai đoạn thai nhi được 12 tuần hoặc lớn hơn

Nên thăm khám ở bác sĩ để có được hướng điều trị hợp lí
Nên thăm khám ở bác sĩ để có được hướng điều trị hợp lí

Từ thời điểm này trở đi, rủi ro phát sinh biến chứng ở thai nhi do bà bầu bị sốt siêu vi giảm đi đáng kể. Theo bác sĩ, lúc này, thai nhi và nhau thai đã phát triển tương đối và có khả năng chống lại mầm bệnh truyền sang từ mẹ. 

Tuy nhiên, sốt xuất huyết vẫn có khả năng đặt mẹ và bé vào tình trạng nguy hiểm, đặc biệt nếu bệnh phát sinh ngay kỳ sinh nở. Lúc này, mẹ có nguy cơ bị xuất huyết sau sinh, còn trẻ vừa chào đời cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, dù triệu chứng sốt siêu vi bộc lộ ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện ngay lập tức để thăm khám. Từ đó, nhận sự chăm sóc y tế và điều trị bệnh an toàn của các bác sĩ. Đồng thời, kết với các bác sĩ để sớm tìm ra biện pháp trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi chặt chẽ ngăn ngừa biến chứng.

Những điều cần làm khi mẹ bầu bị sốt siêu vi

Đối với mẹ bầu, phương pháp điều trị sốt virus tập trung vào giảm sốt và cải thiện thể trạng, ngoài ra không có thuốc điều trị đặc hiệu nào. Hơn thế nữa, theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu không nên sử dụng thuốc hạ sốt, do trong một số loại thuốc hạ sốt thông thường có chứa các thành phần có thể gây tác dụng phụ cho chính sức khỏe mẹ và bé, cụ thể có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc dị tật thai nhi.

chăm sóc mẹ bầu đúng cách sẽ giúp cả mẹ và bé mau khoẻ
Chăm sóc mẹ bầu đúng cách sẽ giúp cả mẹ và bé mau khoẻ

Một số biện pháp hạ nhiệt độ an toàn cho mẹ bầu:

1/ Dùng khăn thấm nước ấm lau khắp cơ thể để tăng khả năng tản nhiệt qua da. Dùng khăn lau các vị trí cổ, ngực, nách, bẹn để hạ sốt hiệu quả hơn. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơ thể mẹ bầu cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn 38 độ C.

2/ Mở các cửa cho thông thoáng, không khí mát mẻ sẽ mẹ bầu hạ sốt an toàn nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh ngồi ngay trước hướng gió cũng như không để gió thổi trực tiếp vào người để tránh bị cảm lạnh.

3/ Mẹ có thể dùng lòng trắng trứng như một miếng gel lạnh để hấp thu nhiệt lượng cơ thể. Để thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần tách lòng trắng trứng sau đó lấy một chiếc khăn mỏng ngâm vào hỗn hợp trên và đắp lên lòng bàn chân. Khi thấy khăn khô do hấp thụ nhiệt, mẹ tiếp tục thay một chiếc khăn mới cho đến khi thân nhiệt giảm xuống.

4/ Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể bù lại lượng nước và điện giải bị mất. Khi sốt, mẹ bầu nên uống nhiều nước ấm, nước trái cây (như nước ép cam) sẽ vừa giúp bù nước, vừa bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể hoặc nước canh trong lúc ăn.

Các biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa bị sốt siêu vi

Dùng khẩu trang thường xuyên, hạn chế tiếp xúc người bệnh, tránh đám đông.

  • Ngăn ngừa muỗi chích, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh nơi sinh sống, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ ấm cơ thể, tăng cường bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để duy trì sức đề kháng. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, khoa học và sử dụng các thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Trước khi mang thai lần tới từ 3 - 6 tháng, chủ động tiêm phòng các loại vắc-xin cần thiết để phòng ngừa: cúm, thủy đậu, rubella, viêm gan siêu vi B... là điều sản phụ nên thực hiện.

Sốt siêu vi căn bản là một bệnh không nguy hiểm nếu được điều trị chăm sóc cẩn thận, song đối với mẹ bầu, khi cơ thể đang yếu hơn so với bình thường thì việc bị sốt hay bất kì bệnh nào đều cũng rất nguy hiểm đến cả mẹ lẫn con. Vì thế, trong thời kì mang thai mẹ bầu cẩn thận và quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn phần nào về bệnh lý này và đặc biệt có được biện pháp kịp thời để giúp bà bầu bị sốt siêu vi mau khỏi bệnh.

Xem thêm: sốt siêu vi nên ăn gì, sốt siêu vi, sốt siêu vi ở trẻ

TuThuoc24h