1. Trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm khiến nhiều người không khỏi lo lắng và khó nhằn để tìm lối thoát. Đó là căn bệnh rối loạn khí sắc về thần kinh, gây ra những rối loạn về tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành động khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.
Bệnh trầm cảm khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay với muôn vàn áp lực và khó khăn cả về công việc và đời sống. Trên thế giới có đến 80% dân số từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.
Theo thống kê, tần suất nguy cơ một người mắc bệnh trầm cảm trong cả quãng đời họ sống là 15 - 25%. Căn bệnh này thường có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Không những vậy, hội chứng này sẽ có tỷ lệ cao hơn ở những người thất nghiệp, ly hôn, sau sinh, áp lực công việc.
Trầm cảm được xem là một bệnh lý, không nên xem nhẹ mà cần tìm bác sĩ tâm lý nếu có dấu hiệu bệnh lý. Có 2 loại bệnh trầm cảm: bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm và bệnh trầm cảm nghiêm trọng gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí là tử tử.
Nhưng quan trọng nhất là người bệnh cần nhận được sự quan tâm của người thân và gia đình kết hợp với lời khuyên bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.
2. Dấu hiệu trầm cảm?
Có thể nhận biết bệnh trầm cảm bằng những dấu hiệu sau theo mức độ nghiêm trọng tăng dần:
Sắc mặt u buồn
Hay còn gọi là khí sắc trầm buồn được biểu hiện qua nét mặt của người bệnh: buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ, nét mắt rất đơn điệu, không có độ sáng sủa, giảm hoặc mất các nếp nhăn. Tình trạng sắc mặt giảm nhanh do bệnh nhân thường xuyên buồn bã, chán nản, bi quan, mất hết niềm tin trong cuộc sống.
Không còn hứng thú, thiết tha với những sở thích trước đây
Luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, không thiết tha làm việc, đi đứng loạng choạng. Luôn cảm thấy mình không có đủ sức khỏe để làm việc dù, ít quan tâm mọi thứ xung quanh. Người bệnh trầm cảm cho rằng mình đã mất dần sở thích vốn có, kể cả ham muốn tình dục. Trong đời sống vợ chồng, nếu mắc chứng bệnh này nam sẽ bị rối loạn cương dương; nữ thì không còn ham muốn tình dục, lãnh cảm, đặc biệt là sau khi sinh nở.
Rối loạn giấc ngủ
Đa số khoảng 95% những bệnh nhân trầm cảm sẽ rơi vào tình trạng khó ngủ, thậm chí mất ngủ kéo dài. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy trằn trọc, thao thức, khó đi vào giấc ngủ mặc dù đôi khi cảm thấy rất mệt mỏi, muốn chìm vào giấc ngủ lập tức nhưng lại không thể ngủ, thức dậy sớm hơn bình thường.
Bệnh nhân được xem có triệu chứng mất ngủ khi ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày so với bình thường. Trầm trọng hơn là tình trạng thức trắng đêm, kéo dài thậm chí nhiều ngày gây suy nhược cơ thể.
Thay đổi khẩu vị, ăn mất ngon, gầy đi sút cân, một số ít có biểu hiện tăng cân
Người bệnh trầm cảm không còn cảm giác ngon miệng, không muốn ăn thậm chí có trường hợp nhịn ăn nhiều bữa dẫn đến gầy sút cân. Bên cạnh đó, cũng có một số ít bệnh nhân khác lại rơi vào tình trạng thèm ăn, đặc biệt là ăn đêm, gây tăng cân một cách bất thường.
Giảm khả năng tập trung
Gặp khó khăn trong việc tập trung để suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch - cứ như đầu bạn bị phủ sương mù. Khi bạn hay than phiền cảm thấy mệt mỏi nhưng lại không nghĩ ra một nguyên nhân chính đáng nào cả hay giảm đi khả năng tập trung vào công việc dẫn đến hiệu suất làm việc cũng giảm sút thì có rất nhiều khả năng bạn đang có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Cảm giác mệt mỏi sẽ thường biểu hiện rõ hơn vào buổi sáng với các nét uể oải, không muốn thức dậy, không muốn làm việc. Như đã nói, bệnh nhân sẽ mệt mỏi trong tất cả các công việc, không muốn làm gì đối với những trường hợp nặng còn không thể thực hiện được các công việc hàng ngày như: đi ra chợ, nấu cơm, giặt quần áo
Cảm thấy bản thân không còn giá trị, mang đầy tội lỗi
Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân tiêu cực cả về lối sống lẫn tinh thần, luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cảm giác tuyệt vọng không có lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai. Tự cảm thấy bản thân vô dụng, có lỗi với tất cả mọi người xung quanh, dù việc đó không thực sự do mình gây ra, nhưng lại cho rằng bản thân có lỗi, đau khổ, dằn vặt mình.
Biểu hiện sinh lý
Nhức đầu, đau mỏi vai gáy, hồi hộp, lo lắng, trống ngực, đau nhức tay chân
Những cơn lo lắng thường xuất hiện một cách vô cớ, luôn ám ảnh mắc bệnh tật vô lý, dễ nổi giận, nổi đóa với những người xung quanh mình, sợ hãi ngại giao tiếp, ít quan tâm đến người khác, chỉ chú trọng cảm xúc của bản thân, đòi hỏi cao về những người khác
Hình thức: thay đổi cách ăn mặc, luôn trong tình trạng lôi thôi, lết thết, không thiết tha vệ sinh thân thể, cử chỉ chậm chạp hoặc giận dữ vô cớ, giọng nói trầm buồn, u ám, đơn điệu gợi ý về bệnh trầm cảm.
Nặng hơn: có ý định và hành vi tự sát, hầu hết các bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là có ý định tự sát. Họ bị rơi vào tuyệt vọng cùng cực và chỉ chăm chăm cho rằng cái chết mới có thể giúp họ thoát khỏi nỗi đau. Họ bị ám ảnh về nỗi đau bệnh tất, dễ tổn thương, lo lắng dần dần tự nghĩ rằng chết đi cho đỡ đau khổ.
3. Nguyên nhân trầm cảm
Bệnh trầm cảm không đơn thuần đến từ một nguyên nhân cố định, bất di bất dịch nào cả, mà là hệ quả của nhiều nguyên nhân hợp thành:
Do chịu ảnh hưởng từ các cú sốc tâm lý dẫn đến hiện tượng sang chấn tâm lý
Bệnh nhân mắc chứng bệnh này thường sẽ là những người có quá khứ không vui, gặp nhiều trắc trở về gia đình hoặc tình cảm, bạn bè. Những người này đã từng trải qua một hay nhiều cú sốc nào đó quá nặng nề mà không thể vượt qua nổi, dẫn đến mắc bệnh. Những người này thường là có ba mẹ ly hôn, bị lừa gạt, lợi dụng hoặc bị tai nạn,...
Stress
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc một người chịu quá nhiều áp lực từ nhiều yếu tố khác nhau là việc dễ hiểu. Song, có người yếu về thần kinh sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, mặc cảm, mệt mỏi, chán nản cuộc sống và trầm cảm. Stress đặt lên vai họ những áp lực nặng nề, khó khăn mà họ không thể vượt qua và bên cạnh thiếu đi những người chia sẽ, dìu dắt, làm cho họ cảm thấy tích cực. Do đó, trong đầu họ sẽ chỉ xuất hiện những cảm giác tiêu cực, hận đời, hận người, hận cả bản thân.
Do sử dụng quá mức các chất gây nghiện hoặc các chất kích thích thần kinh
Các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy... đều có đặc điểm chung là gây kích thích, sảng khoái hưng phấn tột cùng nhưng lại trong thời gian ngắn ngủi. Sau đó các chất này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của con người, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút, ức chế.
Do bệnh bẩm sinh, thực thể ở não
Chấn thương, viêm não hay u não... có nguy cơ cao ảnh hưởng đến hệ thần kinh và di chứng về sau là bệnh nhân dễ bị mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bị tổn thương. Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu đựng stress kém, chỉ cần một chút căng thẳng nhỏ cũng dễ dàng khiến cho họ rối loạn về cảm xúc.
4. Tác hại của trầm cảm nguy hiểm như thế nào?
Như các biểu hiện nêu trên thì bệnh trầm cảm là một bệnh tâm lý hết sức nguy hiểm, gây ra nhiều tác hại đối với bản thân người bệnh, người thân và công việc.
- Sống tiêu cực, lan truyền năng lượng tiêu cực cho mọi người, làm cho xã hội thiếu đi màu sắc, tội phạm lấn áp.
- Dễ nổi cáu làm buồn lòng người thân, làm cho họ lo lắng, không yên
- Hiệu quả công việc giảm sút
- Suy nhược thần kinh
- Suy giảm thể lực
- Tự làm tổn thương bản thân
- Tự tử
Theo những thống kê trên thế giới trầm cảm là nguyên nhân dẫn đến hơn 50% những trường hợp tự sát. Nam giới tuy được cho là ít bị trầm cảm hơn, nhưng một khi đã rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn.
Những bệnh nhân trầm cảm có xu hướng tự sát có thể chia thành hai nhóm chính:
- Nam giới trung niên trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.
- Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị
5. Bệnh trầm cảm có chữa khỏi không?
Cần làm gì nếu nghĩ mình sẽ là bệnh nhân trầm cảm?
Bệnh trầm cảm cần nhận được sự chú ý như bất cứ bệnh tật nào khác.Cách tốt nhất nếu nghi ngờ mình có triệu chứng của bệnh trầm cảm bạn nên tìm một người để giãi bày như bác sĩ tâm lý chẳng hạn. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc lấy lại tinh thần và năng lượng như trước.
Bạn không cần quá lo lắng hay xấu hổ cho việc mình có mắc bệnh hay không, đơn thuần là bạn đang cần một người để lắng nghe nỗi lòng và đưa ra lời khuyên hợp lý, vì vậy đừng ngại để tìm đến một vị bác sĩ tâm lý uy tín gần nhất và nhận về lời khuyên cho bản thân mình bạn nhé.
Câu trả lời cho việc bệnh trầm cảm có chữa khỏi không là một câu trả lời mở tùy thuộc vào thái độ của bạn có tích cực chữa bệnh hay không hay muốn chìm đắm trong cơn bi lụy để rồi làm tổn thương những người thân, người thương mình. Nếu muốn thì mọi thứ đều trong tầm tay bạn và có thể xoay chuyển nó theo ý của mình.
6. Cách chữa bệnh trầm cảm
Hãy lên lịch khám sức khỏe với bác sĩ tâm lý uy tín để xác nhận về tình trạng bệnh hiện tại. Cũng có một số bệnh về siêu vi cũng có các biểu hiện tương tự như trầm cảm. Vì vậy hãy đến bệnh viện gần nhất để tìm hiểu rõ hơn về bản thân mình và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Một nhà trị liệu tốt sẽ biết cách để làm bạn tốt theo cách của chính bạn chứ không chỉ đơn thuần là kê những đơn thuốc chữa trị.
Quan trọng là nên tạo cho bản thân sự tin tưởng khi đã quyết định đến khám bác sĩ. Hãy nêu rõ biểu hiện của mình là gì, mình muốn gì, mình muốn làm việc đó như thế nào. Có rất nhiều các chuyên mục tư vấn khám bệnh online, qua điện thoại mà bạn có thể sử dụng trước khi đi khám. Nhưng quan trọng là cần làm rõ về giá tiền, thời gian, có hỗ trợ bảo hiểm hay không để tránh hiểu lầm, lừa đảo.
Bên cạnh những điều trị về thuốc mà bác sĩ hướng dẫn cho bạn cũng có những liệu pháp bổ trợ khác để tạo hiệu quả cao hơn, và đó cũng là xu hướng chữa trị bệnh tâm lý khoa học và lành tính hơn:
Tập thể dục: Khoa học đã chứng minh thể dục giúp giảm trầm cảm hiệu quả. Mỗi ngày đi bộ 20 đến 30 phút sẽ giúp giảm stress, làm cho tinh thần thoải mái hơn. Nếu không có thời gian bạn có thể ngồi thiền tại nhà kết hợp nghe nhạc êm dịu. Việc thư giãn trong 15 phút cũng phần nào giúp bớt căng thẳng đầu óc.
Dưới đây là chuỗi những động tác bổ trợ theo hình thức tâm hồn – thể xác. Cơ thể, sức khỏe có ổn định, lành mạnh thì tâm hồn mới thư thái, an nhiên. Hãy dành ra 10 đến 15 phút mỗi ngày cho một trong những việc dưới đây:
- Hít thở sâu
- Châm cứu
- Yoga
- Cầu nguyện
- Xoa bóp
- Nghe nhạc
- Tưởng tượng có định hướng
- Ghi nhật ký
- Sáng tạo nghệ thuật
- Học cách quản lý thời gian: Đa số những stress trong cuộc sống bắt nguồn từ những deadline tới tấp. Việc quản lý thời gian sẽ giúp cho bạn biết định hướng cho cuộc sống mình; sắp xếp đâu là những điều mình cần và nên làm trước. Nên phân tán nhỏ từng công việc để dễ dàng thực hiện hơn. Nói “không” với những công việc nằm ngoài trách nhiệm của bản thân nếu bạn không thật sự muốn làm.
- Tìm người tâm sự: Được lắng nghe là giải pháp tốt nhất giúp bạn vượt qua quá trình trầm cảm. Sẽ thật may mắn khi được lắng nghe lắng nghe nhận được sự đồng cảm từ một người bạn.
- Tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể: Đừng tự thu mình lại trong sự cô độc. Nên tham gia nhiều hoạt động, gặp gỡ nhiều hơn để cuộc sống bạn nhiều màu sắc. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch để trải nghiệm cuộc sống, làm mới cho bản thân.
Tóm lại, trầm cảm là bệnh nhưng không phải không có thuốc chữa. Nên dành thời gian để chăm sóc và hiểu bản thân nhiều hơn. Nếu gặp vấn đề về cảm xúc cần tìm sự hỗ trợ, chia sẻ từ gia đình, bạn bè.
Tuthuoc24h