Á sừng da đầu là một dạng bệnh lý viêm da, với triệu chứng vảy trắng trên đầu và thường bong tróc. Bệnh kéo dài dai dẳng, dễ dàng chuyển sang giai đoạn mãn tính và thường tái phát. Cùng tuthuoc24h.net tìm hiểu bệnh á sừng là gì? Và những cách nhanh chóng nào có thể khắc phục bệnh tại nhà?
Bệnh á sừng da đầu là gì?
Bệnh á sừng da đầu là một loại bệnh lý do vi nấm tấn công ủ bệnh trong một thời gian dài, vi nấm gây nên tình trạng viêm da, bắt đầu xuất hiện vảy trắng, bong tróc từng mảng và tạo thành sừng trên da đầu.
Thông thường bệnh xảy ra vào mùa đông, dễ dàng phát triển, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính và có nguy cơ tái phát cao. Bệnh á sừng da đầu có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên những người thường xuyên tiếp xúc với nấm mốc, khói bụi, chất thải hay làm việc trong môi trường ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với điều kiện bình thường. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở những đối tượng có tiền sử gia đình mắc các chứng viêm da, chàm eczema, dị ứng, hen suyễn… đồng thời việc chăm sóc da đầu không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh á sừng da đầu.
Bệnh á sừng da đầu có lây không?
Bệnh á sừng da đầu có khả năng lây lan từ người này sang người khác nếu giữ thói quen dùng chung khăn tắm ướt và giai đoạn của bệnh á sừng da đầu đã bước vào mức độ nổi mụn nước, chảy dịch, mưng mủ thì lúc này tỉ lệ lây lan của bạn là cao nhất.
Còn đối với giai đoạn mới bắt đầu bệnh, thì khả năng lây lan rất thấp, kể cả khi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng mắc bệnh. Bệnh không lây qua việc giao tiếp, vì thế khi tiếp xúc với người bệnh, bạn không cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.
Bị chàm á sừng da đầu có nguy hiểm không?
Bệnh á sừng da đầu không phải là bệnh lý nguy hiểm bởi không tác động và không có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh này thường kéo dài dai dẳng, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Trong trường hợp không có phương pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển mạnh trong khoảng thời gian ngắn, lây lan xuống trán, vùng gáy, sau tai và mặt. Nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh có khả năng lan ra toàn thân. Nếu để mức độ bệnh đến mã tính thì quá trình điều trị ở trường hợp này rất khó khăn, thậm chí người bệnh còn có thể sống chung với bệnh á sừng da đầu suốt đời.
Triệu chứng bệnh á sừng da đầu thường gặp
Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng da đầu thường xuất hiện rõ ràng ngay thời gian bắt đầu bệnh, hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Khi bệnh bắt đầu phát, người bệnh sẽ nhận thấy vùng da đầu bệnh có những triệu chứng như sau:
Da đầu đóng vảy trắng
Khi bắt đầu, bệnh á sừng sẽ hình thành vảy trắng trên da đầu, vảy này thường dễ bị nhầm lẫn với gàu. Tuy nhiên có điểm khác biệt là chúng mọc sang sát, xếp lớp và tạo nên từng mảng trên bề mặt da đầu. Lớp vảy trắng này có thể tự bong tróc, đặc biệt là khi thời tiết khô hanh thì mức độ bong tróc càng nhiều hơn.
Da đầu thường xuyên khô và ngứa ngáy
Khô da và ngứa ngáy da đầu là triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng, tình trạng khô da xảy ra lâu ngày sẽ kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Điều này khiến cho người bệnh luôn có cảm giác ẩm ướt và nhờn rít trên da đầu.
Những cơn ngứa da đầu khiến người bệnh không thể kiểm soát được hành động gãi. Việc gãi ngứa hoặc chà xát mạnh lên vùng da đang bị bệnh có thể khiến cho triệu chứng ngứa ngáy lây lan sang vùng da lành, đồng gãi hay chà xát còn khiến tình trạng ngứa da nặng hơn.
Ngoài ra, hành động gãi ngứa hay chà xát còn làm cho lớp vảy trắng trên da bị bong tróc, gây trầy xước, tổn thương da đầu, thậm chí chảy máu. Điều này khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các loại nhiễm trùng da dẫn đến tình trạng chảy dịch, mưng mũ.
Hình thành nhiều lớp sừng đỏ đùn lên trên bề mặt da
Vảy trắng khi bong tróc sẽ để lại trên da đầu lớp sừng màu đỏ, các lớp sừng này thường xếp chồng lên nhau. Do lớp sừng đỏ mới hình thành và còn non nên hoạt động chà xát, gãi ngứa hay cào nhẹ cũng có thể khiến da đầu trầy xước và chảy máu.
Triệu chứng rụng tóc
Tổn thương xảy ra trên da đầu như khô, ngứa, hình thành sừng, chảy máu… khiến cho nang tóc bị ảnh hưởng, quá trình nuôi dưỡng tóc diễn ra kém và khi nang tóc suy yếu thì tóc sẽ bị gãy và rụng nhiều.
Những triệu chứng trên của bệnh á sừng da đầu thường bị nhầm lẫn với bệnh vẩy nến da đầu. Chính lý do này khiến cho việc chẩn đoán và đưa ra cách điều trị gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy để tránh điều trị sai lệch, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám, tiến hành kiểm tra và áp dụng đúng phương pháp chữa trị phù hợp.
Nguyên nhân của bệnh á sừng da đầu
Hiện tại, nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh á sừng da đầu hình thành vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, qua quá trình điều trị và theo dõi bệnh lý từ các trường hợp mắc bệnh, các nhà khoa học đã nhận thấy một số yếu tố có khả năng góp phần làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Bao gồm:
Yếu tố di truyền
Tương tự với những bệnh liên quan da đầu như bệnh vảy nến, viêm da, bệnh tổ đỉa, chàm và một số bệnh ngoài da khác. Yếu tố di truyền từ ông bà, cha mẹ hoặc anh chị bị bệnh á sừng da đầu sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này so với người bình thường.
Sử dụng dầu gội không phù hợp
Sử dụng dầu gội không phù hợp cơ địa da đầu của bạn, dầu gội chứa nhiều hóa chất, chất tạo mùi hương hoặc một số thành phần không phù hợp khác sẽ là những nguyên nhân phải kể đến khi khiến da đầu bị kích ứng và tổn thương. Ngoài ra việc liên tục thay đổi dầu gội sẽ khiến da đầu dễ bị dị ứng, đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi phát triển và gây bệnh á sừng da đầu.
Thiếu hụt dưỡng chất
Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không khoa học, nghèo nàn, cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ phát bệnh á sừng da đầu. Bởi việc không cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ sẽ khiến lớp sừng dưới da đầu gặp vấn đề, không thể phát triển toàn diện. Điều này là nguyên nhân khiến lớp sừng bị khô, rất yếu và dễ gây bong tróc.
Thường xuyên tạo kiểu tóc
Thói quen liên tục thay đổi kiểu tóc cũng là một trong các nguyên nhân có thể khiến lớp sừng trên da đầu bị tổn thương, hình thành vảy trắng và dễ kích ứng. Lý do là các loại thuốc tạo kiểu tóc đều chứa hàm lượng cao thành phần hóa học độc hại cho da đầu. Việc lạm dụng thuốc duỗi, thuốc nhuộm hoặc thuốc uốn tóc còn làm da đầu dễ bị viêm nhiễm và tổn thương.
Tiếp xúc với nhiều hóa chất
Những người làm việc trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc nhiều với dung môi, hóa chất độc hại sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Đặc biệt là khi không áp dụng biện pháp bảo hộ thích hợp. Trong trường hợp này, bệnh không chỉ trên da đầu mà bệnh còn hình thành xuất hiện trên nhiều bộ phận khác của cơ thể. Cụ thể như mặt, tay, chân, vai gáy…
Da khô do thiếu nước
Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với cơ thể, nước có khả năng tác động trực tiếp đến sức khỏe làn da và sức khỏe tổng thể. Việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ là nguyên nhân khiến da bị khô, bong tróc, dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là da đầu từ đó dễ hình thành bệnh á sừng.
Chăm sóc da đầu không đúng cách
Chăm sóc da đầu không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên bệnh á sừng da đầu, như chà xát mạnh, gãi đầu, gội đầu bằng nước nóng, vệ sinh da đầu chưa sạch sẽ... khiến cho lớp màng bảo vệ của vùng da này dễ bị tổn thương, tạo điều kiện vi nấm xâm nhập gây viêm nhiễm.
Xem thêm: bệnh á sừng xuất hiện ở tay
3 Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng phương pháp dân gian
Để chữa bệnh á sừng da đầu bằng phương pháp dân gian bạn nên kết hợp nhiều cách với nhau. Vừa kết hợp việc dưỡng ẩm da đầu, vừa tăng mạnh việc diệt khuẩn da đầu đồng thời vừa kích mầm bệnh ẩn dưới da.
Việc điều trị kết hợp như vậy sẽ đem lại kết quả tốt hơn, tuy tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị nguyên liệu mỗi ngày, nhưng đổi lại phương pháp dân gian đảm bảo lành tính, an toàn, thích hợp áp dụng lâu dài mà không lo bị ảnh hưởng của tác dụng phụ gây nguy hiểm cho sức khỏe da đầu.
Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng dầu dừa
Dầu dừa là một trong những cách chữa bệnh á sừng da mà bạn cần biết, tác dụng chủ yếu của dầu dừa là dưỡng ẩm, nuôi dưỡng da đầu. Tránh tối đa việc da đầu bị khô ráp, nứt nẻ, kết mảng quá dày, nhất là nếu bạn sống ở môi trường lạnh, thời tiết hanh khô.
Bạn lựa chọn mua dầu dừa đã tinh chế sẵn ở cửa hàng uy tín, sau đó chỉ cần thoa trực tiếp 1 lớp dầu dừa mỏng lên vùng bị á sừng. Chỉ cần kiên trì thực hiện mỗi ngày bạn 1 lần là đã giúp dưỡng ẩm cho da đầu.
Dùng rượu tỏi chữa bệnh á sừng da đầu
Rượu tỏi có công dụng diệt khuẩn, sát trùng tốt, đồng thời tỏi trong rượu cũng có thể gây ức chế nấm á sừng vẩy nến trên da đầu rất hiệu quả. Việc ủ rượu tỏi hơi tốn thời gian, nhưng đổi lại kết quả điều trị bệnh của rượu tỏi rất tốt, theo dõi cách ủ rượu tỏi trị bệnh á sừng da đầu bằng rượu tỏi này:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 3 củ tỏi bóc vỏ, cắt đôi hoặc đập dập ra hết;
- 100 ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Cho tỏi cắt đôi hoặc đập dập vào hũ thuỷ tinh đựng rượu trắng, đóng kín nắp không cho không khí lọt vào;
- Ủ rượu trong vòng 7 ngày là có thể sử dụng.
Cách dùng:
- Thoa 1 lớp rượu tỏi lên da đầu, sau đó mát xa nhẹ nhàng trong vòng 3-5 phút;
- Để cho rượu tỏi ngấm tối thiểu 30 phút sau đó gội đầu sạch lại bằng nước sạch;
- Mỗi ngày thực hiện thoa rượu tỏi 2-3 lần.
Nên sắp xếp chia lịch các buổi sáng và tối để bôi rượu tỏi, còn buổi trưa bạn dưỡng ẩm da đầu với dầu dừa. Bị á sừng nhẹ chỉ cần kiên trì kết hợp dùng rượu tỏi và dầu dừa trong vòng 4 tuần, là bạn sẽ thấy các mảng vảy á sừng dần sạch hết.
Cách điều trị á sừng da đầu với quả bồ kết và lá trà xanh
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 3 nắm lá trà xanh rửa sạch;
- 20 quả bồ kết, đập nhỏ và tách bỏ hạt (bỏ hạt bồ kết để tránh bị bết tóc, tóc bị dính sau khi gội).
Cách thực hiện:
- Cho bồ kết với lá trà vào một nồi và nấu chung với 5 lít nước, đậy nắp lại để nấu nhanh hơn;
- Nấu trong thời gian tầm 30 phút đến khi nước sôi là tắt bếp
Cách dùng:
- Đổ nước trà và bồ kết đã nấu thau, cho thêm khoảng 5 lít nước lạnh để nhanh bớt nóng;
- Sau đó bạn dùng nước lá trà bồ kết gội đầu, kết hợp mát xa trong khi gội đều khắp da đầu 3-5 phút;
- Gội xong thì bạn dùng dầu gội thảo dược, gội thật sạch lại với nước lạnh.
Với cách điều trị á sừng da đầu bằng gội đầu với nước lá trà xanh và bồ kết này, bạn có thể thực hiện từ 3 đến 5 lần mỗi tuần, kiên trì thực hiện bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của da đầu.
Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp phần một số thông tin liên quan đến bệnh á sừng da đầu, cũng như một số cách chữa dân gian mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà, trong trường hợp bệnh chuyển sang mức độ nặng hơn và những cách dân gian không đem lại hiệu quả nhất định thì bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
Xem thêm: cách chữa bệnh á sừng dứt điểm
TuThuoc24h