Những bài thuốc dân gian điều trị viêm tai giữa vừa đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng, an toàn và đặc biệt hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Chính vì đặc điểm nổi bật của phương pháp chữa trị này nên được nhiều bệnh nhân hết sức tin dùng sử dụng.
Hiện nay có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên có thể điều trị những bệnh lý liên quan đến viêm tai giữa. Tuy nhiên, vốn bệnh có tính chất nguy hiểm và một số trường hợp sử dụng các bài thuốc sai cách làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ gây điếc hoặc tử vong do biến chứng xuất huyết não. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc 5 công thức thuốc Nam có tác dụng điều trị bệnh viêm tai giữa tốt, hiệu quả và tuyệt đối an toàn.
Có nên điều trị viêm tai giữa bằng thuốc Nam hay không?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm tại bộ phận hòm nhĩ và xương chũm. Viêm tai giữa còn là căn bệnh cấp tính đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em và có khả năng xảy ra đối với người lớn. Một số biến chứng nghiêm trọng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng... đặc biệt dễ gây tử vong ở trẻ nhỏ.
Hiện nay, phương pháp điều trị viêm tai giữa được ưu chuộng nhất là dùng kháng sinh, tuy nhiên phương thức này đòi hỏi thời gian điều trị dài, điều này dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh về sau. Vì vậy, hiện nay sử dụng thuốc Nam để điều trị viêm tai giữa là phương pháp được nhiều người quan tâm áp dụng.
Sau đây là một số ưu điểm đã được ông cha ta áp dụng từ xưa và lưu truyền đến ngày nay:
-
Các bài thuốc Nam đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người dùng.
-
Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống kích ứng, làm giảm tình trạng ngứa và đau rát tai.
-
Sử dụng thuốc nam để uống giúp tác dụng làm mát, tiêu độc, giảm tình trạng phù nề. Quan trọng hơn, nó giống như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm.
-
Đặc biệt, các loại thuốc Nam sử dụng trong thời gian dài nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút lâu năm, chuyển sang mãn tính.
Tuy hiệu quả rõ rệt như thế nhưng vẫn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, tình trạng bệnh, thời gian và liều lượng điều trị. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp, tăng cường luyện tập thể dục và thể thao để mang nâng cao hiệu quả.
5 bài thuốc điều trị viêm tai giữa hiệu quả, an toàn
Dưới đây là 5 loại cây thuốc Nam có tác dụng điều trị viêm tai giữa tốt, được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả.
Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
Đây là phương thuốc sử dụng phổ biến có tác dụng làm giảm sưng, phù hiệu quả.
Cách 1: Sử dụng rau diếp cá tươi
+ Chuẩn bị: 50 gram rau diếp cá tươi
+ Thực hiện: Lấy rau diếp cá rửa sạch với nước muối loãng và để ráo. Sau đó, dùng cối xay hoặc giã nhuyễn rau diếp cá ra. Cuối cùng vắt lấy nước cốt và đem đựng vào lọ thuỷ tinh. Lấy bông gòn chấm nhẹ, đều vào nước cốt lá diếp cá, rồi đưa vào tai hoặc nhỏ trực tiếp từ 2 đến 3 giọt vào tai bị viêm và lặp đi lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.
Cách 2: Sử dụng rau diếp cá khô hoặc sao vàng
+ Chuẩn bị: 20g lá diếp cá phơi khô (hay đã được sao vàng) và 10g táo đỏ
+ Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu này vào trong nồi sắc cùng 600ml nước sạch. Chú ý đun với lửa nhỏ đến lúc nước cạn còn 200ml là được. Sau đun sôi, thì lấy nước thuốc đó chia làm ba lần uống trong một ngày, kiên trì sử dụng 3 đến 5 ngày sẽ khỏi bệnh.
Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng tán độc, hành khí và ôn trung nên làm giảm bớt và dịu nhẹ bệnh hiệu quả.
Cách 1: Sử dụng lá hẹ tươi
+ Chuẩn bị: Khoảng 50g lá hẹ đang tươi.
+ Thực hiện: Mang lá hẹ rửa sạch, ngâm với muối tinh khoảng 10 phút và vớt ra để ráo. Cho tất cả lá hẹ vào máy xay và xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Đựng nước cốt lá hẹ trong một cái lọ sạch rồi đậy nắp kín. Nhỏ trực tiếp nước cốt đó vào tai mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần nhỏ từ 2 – 3 giọt. Áp dụng thường xuyên cho đến khi thấy các triệu chứng bệnh không còn xuất hiện nữa.
Cách 2: Sử dụng lá hẹ hấp với phèn chua
+ Chuẩn bị: 50gr lá hẹ còn tươi, 50gr phèn chua.
+ Thực hiện: Đem lá hẹ rửa sạch cùng với ít muối, để ráo và cắt thành khúc dài khoảng 10cm. Lấy một miếng sắt dẹt, độ rộng đủ lớn và cho phèn chua và lá hẹ đã chuẩn bị lên bếp và đun nóng. Đun nhỏ lửa cho đến khi thấy phèn chua bị chảy ra hết thì tắt bếp. Mang hỗn hợp trên đi nghiền nát thành bột và cất bột thuốc vừa thu được vào một cái lọ thủy tinh có nắp đậy để dùng hàng ngày. Dùng bằng cách lấy nửa thìa cà phê bột rồi thổi vào tai cần điều trị của người bệnh. Để thuốc mang lại tác dụng tốt, bạn nên thực hiện 2 lần mỗi ngày. Làm thường xuyên cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm
Cách chữa viêm tai giữa bằng đường phèn chua
Vì trong phèn chua có chứa lượng mối dồi dào có tính sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên đây luôn là lựa chọn cho việc điều trị viêm tai giữa.
Cách 1: Dùng phèn chua với ngũ bột tử
+ Chuẩn bị: 50gr phèn chua, 50gr ngũ bội tử
+ Thực hiện: Cho 2 nguyên liệu trên ên một miếng sắt đun nóng ở lửa nhỏ cho đến khi phèn chua chảy lỏng. Khuấy đều sao cho phèn quyện với ngũ bội tử thành hỗn hợp xốp, đều thì nhắc xuống, nguội. Sau đó, tán nhỏ hỗn hợp thành bột mịn cất vào lọ để dùng dùng. Khi dùng thì lấy tờ giấy sạch cuộn thành hình chiếc tẩu, một đầu ghé vào lỗ tai, cho thuốc vào và thổi vào tai bị viêm. Làm vậy 2 lần/ngày sáng và tối, liên tiếp 3 ngày với lượng thuốc bằng hạt đậu xanh sẽ thấy kết quả.
Cách 2: Dùng phèn chua nhỏ vào tai
+ Chuẩn bị: 30gr phèn chua, 50ml nước cất.
+ Thực hiện: Đổ phèn chua và nước vào cốc và khuấy đều rồi đem đun nhỏ lửa để phèn chua tan chảy hoàn toàn. Để nguội rồi cho vào lọ nhỏ, đậy nắp dùng dần. Cho hỗn hợp này nhỏ vào tai 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
Theo dân gian, sáp mật ong có tính kháng khuẩn, kháng sinh, chống sưng viêm và làm ẩm rất tốt. Nguyên liệu này được sử dụng chữa bệnh viêm tai giữa và viêm họng phổ biến hiện nay.
-
Chuẩn bị: 1 cuộn giấy nhỏ, 1 miếng sáp ong.
-
Thực hiện: Lấy sáp ong vắt ráo, bỏ phần mật lấy phần sáp, sau đó đem đun nóng cho sáp tan ra (không cần thêm nước để đun). Nhanh chóng dùng phần sáp ong đã tan ra phết lên tờ giấy nhanh khi còn nóng, để nguội sáp sẽ bị cứng lại. Tiếp tục, cuốn giấy thành hình nón và chừa lại 1 lỗ nhỏ, cho bệnh nhân nằm nghiêng, hướng phần tai bị viêm lên trên. Đốt phần đầu của giấy để tạo luồng khói với mục đích xông hơi tai. Cứ thực hiện liên tiếp 2 – 3 cuộn giấy sáp ong như vậy liên tục trong 10 ngày.
-
Lưu ý: Hoàn toàn không được làm rơi sáp ong vào ống tai, để tránh tàn giấy rơi trên mặt, nên che mặt khi áp dụng phương pháp này.
Cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông
Lá mơ lông được mệnh danh là mơ tam thể, bổ thượng hoàng, dây mơ lông,… là thực vật thân leo được trồng ở nhiều địa phương của nước ta. Nhờ vào tính bình, không độc và có tác dụng giải nhiệt, sát khuẩn mà lá mơ lông giúp ngăn chặn và điều trị bệnh hiệu quả.
-
Chuẩn bị: 5gr lá mơ lông
-
Thực hiện: Rửa sạch lá mơ lông, để ráo nước rồi hơ trên lửa sao cho lá mềm nhũn ra, rồi cuốn theo dọc chiều lá như điếu thuốc lá. Sau đó, đút lá mơ lông đã cuốn vào tai sao cho một nửa bên trong 1 nửa bên ngoài, cứ để nguyên như vậy trong vòng 10 phút rồi bỏ ra, lặp lại như thế khoáng 2 tuần đề thấy công dụng rõ rệt.
-
Lưu ý: Do lá mơ lông chỉ có thể hút mủ, làm giảm đau chứ không thể giải quyết triệt để ổ viêm tồn tại trong tai giữa. Khi đó, các bạn nên lưu ý điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp y khoa hiện đại mới mang lại kết quả tốt nhất.
Trên đây là các cây thuốc nam có công dụng điều trị viêm tai giữa rất hiệu quả, các bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Khi thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sinh lý, các bạn cũng nên đi khám và điều trị ngay để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe và tránh gây biến chứng sau này.
Tuthuoc24h