Bệnh sởi và những biến chứng khó lường trước được ở trẻ em
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Bệnh sởi và những biến chứng khó lường ở trẻ em

Điều trị bệnh sởi cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ nhằm tránh vi khuẩn lây lan sang các vùng khác cụ thể phụ huynh cần tẩy trùng

Với sức lây lan nhanh và có thể chuyển thành dịch, bệnh sởi và những biến chứng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể có hệ miễn dịch thấp, đặc biệt là trẻ em. Bệnh sởi không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu chúng ta không đặc biệt quan tâm. Dưới đây sẽ là một số thông tin tham khảo cho căn bệnh này.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh sởi ở trẻ em

- Do hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn chỉnh: ở trẻ nhỏ thì hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng thấp nên rất dễ mắc bệnh. Ở trẻ nhỏ thì hệ miễn dịch còn yếu không thể kháng lại các vius bệnh, nên khả năng nhiễm bệnh rất cao. Vậy nên các mẹ cần có những kiểm soát để tránh cho bé phải mắc bệnh này.

- Do lây lan vius sởi: đây là một bệnh rất dễ lây lan, các vius siêu vi của bệnh sởi thường nằm ở mũi và họng, mà hoạt động hằng ngày của chúng ta luôn tiếp xúc và ảnh hưởng bởi mũi và họng. Khi tiếp xúc, nói chuyện với người bệnh thì nước bột từ mũi và họng sẽ truyền đến người bình thường và có khả năng mắc bệnh rất cao cho người bình thường. Chính vì thế mà ta có thể bị truyền nhiễm bệnh từ người mắc bệnh sởi sang cho người bình thường là nguyên nhân phổ biến nhất. Thông thường có các cách lây lan bệnh sởi như:

  • Lây lan trực qua đường hô hấp: khi người mắc bệnh ho, hắt hơi,… thì những vi rút từ miệng và mũi sẽ lan ra ngoài từ nước bọt của người bệnh không khí sẽ lan ra và đến người không bị mắc bệnh. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh sởi.
  • Lây lan gián tiếp qua đồ dùng của người bệnh: khi tiếp xúc với đồ đạc của người mắc bệnh sởi, những vius bệnh của qua nước bọt của người mắc bệnh sẽ ở trên quần áo, khăn,… khi tiếp xúc thì người bình thường sẽ có khả năng mắc bệnh. Nguyên nhân này hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không có khả năng gây bệnh, cho nên chúng ta cần phải đề phòng và chú ý đến trường hợp này.

-  Do tiếp xúc với người mắc bệnh sởi: khi cơ thể bạn có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh khi bạn tiếp xúc với người mắc bệnh. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện thì vius gây bệnh sẽ lây lan qua 2 trường hợp đã nói trên. Trường hợp này thường xảy ra ở những người trong gia đình, khi nói chuyện, hoặc không cẩn thận trong tiếp xúc với đồ dùng của người bệnh, hay ăn chung.

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi

Thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:

+ Sốt cao > 39°C.

+ Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng

+ Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

Bệnh sởi ở trẻ em

Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi

- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.

- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.

- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.

- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.

- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.

- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

Cách điều trị bệnh sởi

+ Chăm sóc, vệ sinh cơ thể cho trẻ hàng ngày: Vì bệnh sởi là một bệnh ngoài da nên trong quá trình các ban sởi còn xuất hiện trên da phụ huynh cần tắm gội , vệ sinh da dẻ, rang miệng hàng ngày cho trẻ nhưng lưu ý phải dùng nước ấm đặc biệt có thể sử dụng nước nấu từ các loài lá như kinh giới, lá mùi, trà xanh

+ Điều trị bệnh sởi cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ nhằm tránh vi khuẩn lây lan sang các vùng khác cụ thể phụ huynh cần tẩy trùng những vật dụng, dụng cụ, đồ chơi trẻ em và tẩy trùng sàn nhà đặc biệt để tránh lây lan cần giặt riêng quần áo của trẻ bị sởi, và giặt bằng nước nóng sau đó phơi ở nơi có nắng và thoáng gió

+ Điều trị bệnh sởi cho trẻ với chế độ dinh dường phù hợp : khi trẻ bị sởi thường cơ thể trẻ sẽ bị mệt mỏi, trẻ quấy khóc nhiều nên phụ huynh đặc biệt cần cho trẻ ăn uống đủ chất, ăn những đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa đặc biệt nên bổ sung cho trẻ những thức ăn giàu protid và carotene cụ thể nên cho trẻ ăn nhiều các loại rau như cà rốt, rau cải trắng, lê, táo, đào, tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như cua, cá rô, cá chép, các loại thịt như thịt gà, thịt chó, thịt dê
+ Điều trị bệnh sởi bằng cách giảm sốt và giảm đau cho trẻ em – đây là bước điều trị quan trọng nhất vì sốt là nguyên nhân chính gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ cụ thể phụ huynh cần thường xuyên đắp khăn ấm cho trẻ, lau người bằng khăn ấm cho trẻ

Điều trị bệnh sởi cho trẻ bằng cách giảm các triệu chứng ho: cụ thể cần cho trẻ em uống nước ấm hoặc nước mật ong vì các loại nước này tốt cho đường hô hấp giúp giảm cơn ho nhưng cũng đặc biệt tránh các loại nước có gas

+ Điều trị bệnh cho trẻ bằng cách điều trị đau mắt cho trẻ: trong thời gian trẻ bị bệnh sởi môi trường xung quanh cần thông thoáng nhưng cũng cần để ý không cho trẻ tiếp xúc với ánh sang quá nhiều đặc biệt là ánh sang từ màn hình tivi, máy vi tính, máy tính bảng…

Cách phòng bệnh sởi ở trẻ em

Tiêm vắc xin

– Tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất.

– Tiêm vaccin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.

– Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.

– Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.

Vệ sinh cá nhân và môi trường

– Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.

– Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi.

– Tránh tối đa việc dụi mắt,mũi.

– Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.

– Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Với bệnh sởi và những biến chứng gây những hậu quả nghiêm trọng như vậy, các ba mẹ nên cẩn trọng phòng ngừa để con em mình có được sức khỏe tốt vui chơi cùng bạn bè. Nếu thấy những biểu hiện bất thường như trên, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Mong là bài viết này có thể giúp các ba me dành thời gian nhiều hơn đến các con của mình, để cuộc sống luôn hạnh phúc và đủ đầy.

TuThuoc24h.net