Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ cực kỳ hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có nguy hiểm không và cách chữa trị

Bệnh viêm đường tiết niệu có thật sự gây vô sinh ở nữ ? Có cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ và phòng chống bệnh hay không . Cùng tìm hiểu nhé !

Các thông tin cần biết và cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ sẽ giúp các chị em có thể bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân mình hơn. Hôm nay, hãy cùng tủ thuốc 24h tìm hiểu với bài viết dứoi đây nhé!

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày khi viêm nhiễm xảy ra ở đường tiểu do vi khuẩn gây nên . Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới, ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em . 

Trên thực tế, phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao gấp 5 lần nam giới, do ở nữ có cấu trúc cơ quan sinh dục khá phức tạp. Bệnh có thể dẫn tới tiểu buốt, tiểu rắt, ngoài âm đạo cảm thấy nóng rát, đau lưng. Đối với phụ nữ, nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh do vòi dẫn trứng bị tắc.

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Biết thêm về bệnh viêm đường tiết niệu mà 99 người không biết!

Bệnh viêm đường tiết niệu có biểu hiện và dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Nhưng khi bị viêm đường tiết niệu thì người bệnh thường có những triệu chứng sau.

-  Muốn đi tiểu thường xuyên: Một số chị em khi bị viêm đường tiết niệu muốn đi tiểu thường xuyên, nhưng mỗi lần đi đều rất ít.

-  Đau buốt, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt hoặc đôi khi tiểu ra máu.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ giới

-  Cảm giác mệt mỏi, run rẩy toàn thân và cảm thấy đau bụng dưới khi chị em không đi tiểu. Một số trường hợp sốt nhẹ, ớn lạnh,…

-  Có cảm giác đầy ở trực tràng.

-  Buồn nôn, bụng ì ạch khó chịu, ngoài ra còn đau lưng, đau dưới sườn.

-  Nước tiểu đục có máu hoặc có mùi: Khi bệnh phát triển nặng thêm thì nước tiểu đục, có lẫn máu và mùi khai khó chịu.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu nào trên đây, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý đặc biệt với trường hợp  viêm đường tiết niệu khi mang thai nhé!

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Bệnh xuất phát từ thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện của phụ nữ. Thường thì khi đi vệ sinh phụ nữ sẽ có thói quen vệ sinh từ phía sau ra phía trước chính vì thế tạo điều kiện cho vi khuẩn E.Coli xâm nhập vào niệu đạo. Mà thật ra cách vệ sinh đúng phải là từ trước ra phía sau.

Nguyên nhân nữ giới bị viêm đường tiết niệu

Việc sử dụng băng vệ sinh khi đến kì kinh nguyệt hoặc là thời kì sinh nở cũng là những tác nhân dễ dẫn đến bệnh. Vì vậy khi đến chu kì kinh nguyệt các bạn nữ nên thay băng vệ sinh cách 4 giờ/ lần.

Các thói quen như nhịn tiểu, uống ít nước cũng làm cho nữ giới dễ mắc viêm đường tiết niệu. Khi  nhịn tiểu làm cho nước tiểu bị ngưng đọng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.

Liệu rằng  bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không ?

Quan hệ tình dục không an toàn với những người mắc bệnh cũng là nguyên nhân gây bệnh ở cả nam và nữ.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như: do bệnh sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,…

Hậu quả của viêm đường tiết niệu

Ảnh hưởng đến thận

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến thận

Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, gây ra nhiễm trùng và tổn thương thận. Ngoài ra, bệnh còn khiến giảm chức năng thận vĩnh viễn. Khi chức năng thận bị ảnh hưởng thì chất cặn bã trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài, gây suy nhược cơ thể hay thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Gây hẹp niệu đạo

Bệnh có thể gây tổn thương trong ống niệu đạo, viêm nhiễm lâu ngày trên ống niệu đạo còn có thể để lại sẹo, gây hẹp niệu đạo dẫn đến khó khăn khi đi tiểu.

Gây viêm nhiễm trên nhiều bộ phận 

Viêm đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh khác ở nhiều bộ phận , tình trạng viêm nhiễm lúc đó sẽ không chỉ dừng lại tại riêng vùng tiết niệu nữa mà sẽ lây lan tới vòi trứng, buồng trứng gây viêm nhiễm, tắc vòi trứng, cản trở quá trình thụ thai, dẫn tới vô sinh hiếm muộn.

Làm suy giảm sức đề kháng

Sức đề kháng của người bệnh viêm tiết niệu bị kém đi khi mắc bệnh, đây là điều kiện để tăng nguy cơ lây nhiễm cho các bệnh nguy hiểm qua đường tình dục không an toàn như lậu, giang mai, sùi mào gà,…

Ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của người bệnh

Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi quan hệ, nam giới thấy đau đớn khi cương dương, xuất tinh, tinh dịch có máu,… còn phụ nữ sẽ thấy đau ở bụng dưới, đau khi quan hệ.

Để ngăn chặn biến chứng này, bạn hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám lại để chắc chắn bệnh đã khỏi. Trong quá trình điều trị cần kiêng quan hệ tình dục, chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn.

Viêm đường tiết niệu có thể gây vô sinh hay không ?

Viêm đường tiết niệu không chỉ gây ra những ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày mà còn có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:

- Ảnh hường đến việc sinh sản. Nó gây viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn,… Đối với nữ giới, bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng. Đây là nguyên nhân gây vô sinh cho cả nam và nữ.

- Người bị viêm đường tiết niệu, nếu không được phát hiện, có thể gây viêm ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận ở nam giới. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, đẻ non,…

Hiểu thêm thông tin về  viêm đường tiết niệu nam nhé!

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ

Cách chữa bệnh hiệu quả

Phương pháp nội khoa

Đây là phương pháp dùng thuốc kháng sinh tiêu viêm, nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Phương pháp này có thời gian điều trị ngắn và giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, để có kết quả hỗ trợ điều trị cao nhất thì người bệnh cần dùng đúng và đủ liều thuốc kháng sinh trị bệnh. Đồng thời, phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được bỏ dở liệu trình điều trị.

Phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được dựa trên nguyên lý hấp thụ nhiệt, giúp tiêu viêm, tiêu diệt mầm. Đồng thời, phương pháp này còn giúp tái tạo tế bào mới và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Máy sóng ngắn là sản phẩm công nghệ cao với nguyên lý sử dụng hiệu ứng điện trường tác động trực tiếp lên vùng bị viêm, tăng cường tuần hoàn máu và loại bỏ các nhân tố gây bệnh.

Vì vậy, khi sử dụng nguồn sóng ngắn và năng lượng lớn sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát.

Điều trị bệnh bằng những phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao nếu người bệnh lựa chọn đúng cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng.

Điều trị bằng đông y

Trong đông y, Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo là hai loại thảo dược được sử dụng kết hợp để điều trị viêm đường tiết niệu an toàn và cho hiệu quả cao. Theo đó, Kim Ngân Hoa được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn cực mạnh, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli. Bên cạnh đó Kim Tiền Thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, từ đó giúp đào thải vi khuẩn, chất độc đã chết và vi khuẩn bám trên bề mặt đường tiết niệu ra ngoài. 

Trị bệnh bằng phương pháp đông y

Vì vậy, người bệnh nên uống thật nhiều nước kết hợp với hai dược liệu trên sẽ giúp đi tiểu nhiều, đào thải vi khuẩn, mảng viêm ở bàng quang ột cách an toàn và hiệu quả. Với phương pháp điều trị này, đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) cũng cho hiệu quả cao.

Khi  viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

Những bài thuốc dân gian điều trị viêm đường tiết niệu

Với những tình trạng nhờn thuốc kháng sinh người bệnh nên thực hiện những bài thuốc dân gian điều trị bệnh dưới đây:

Khi bị  viêm đường tiết niệu uống thuốc gì ?

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu:

  • Rau dền cơm: 50 gram
  • Lá mã đề: 30 gram
  • Cam thảo đất: 10 gram

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, giã nhỏ sau đó lọc bằng nước đun sôi để nguội. Lấy nước cốt đặc uống 2 lần trong ngày.Uống liền 3 ngày để có tác dụng tốt nhất.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu:

  • Kim tiền thảo: 40 gram
  • Râu ngô: 40 gram
  • Chè: 5 gram

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập và đun sôi trong 10-15 phút. Sau đó chắt lấy nước, tiếp tục đổ thêm nước vào đun. Hợp hai nước lại chia uống dần trong ngày, nên dufngh 3-5 ngày liên tục.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu:

  • Ngải cứu: 45 gram
  • Cỏ seo gà: 15 gram
  • Bạch mao căn: 15 gram
  • Mật ong: 10 gram.

Cách thực hiện: Bạn cho ngải cứu cả rễ, cỏ seo gà và bạch mao căn vào đun sôi 15-20 phút. Chắt lấy nước rồi hòa với mật ong uống nóng. Uống 2 lần trong ngày trước bữa ăn và uống liên tục trong 3-5 ngày

Bài thuốc 4:

Nguyên liệu:

  • Đậu xanh: 100 gram (cả vỏ)
  • Đường phèn: 20 gram

Cách thực hiện: Ngâm đậu xanh trong nước, rồi vo sạch. Cho vào nồi thêm 300 ml nước đun kỹ. Sau đó, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều, uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 5:

Nguyên liệu:

  • Hải kim sa: 30 gram
  • Hoạt thạch: 30 gram
  • Ngọn cành cam thảo: 10 gram
  • Mạch môn: 10 gram

Cách thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn trong trường hợp bị đái buốt, đái dắt do viêm đường tiết niệu.

Liệu rằng  viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở nữ

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau: 

-      Quan hệ tình dục an toàn, nên quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng. 

-      Giữ gìn bộ phận sinh dục hàng ngày sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn lên lỗ niệu đạo gây bệnh.

-      Trong kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh đúng cách 4 tiếng/ lần đối với nữ giới. 

-      Tránh mặc quần áo, đồ lót quá bó sát, quá chật, gây bí bách.

-      Không nên nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Nhịn tiểu còn khiến trương cơ, co thắt bàng quang. 

Với trường hợp  viêm đường tiết niệu sau sinh thì như thế nào?

-      Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thải chất độc theo đường nước tiểu ra ngoài. 

-      Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu như trái cây tươi, nước ép cam, việt quất, nho tươi…

-      Khi nghi ngờ dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu phù hợp. Bệnh viêm đường tiết niệu cần phải chữa trị càng sớm càng tốt, bởi để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vậy là bạn cũng đã nắm khá rõ thông tin về cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ rồi nhé. Hãy phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả và có khoa học hợp lý bạn nhé.

Tuthuoc24h.net