Các cách chữa giun kim ở trẻ em đơn giản và hiệu quả các mẹ nên lưu ý
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Các cách chữa giun kim ở trẻ em đơn giản và hiệu quả các mẹ cần biết

Bệnh giun kim ở trẻ em là gì? Có những nguyên nhân nào và triệu chứng của bệnh này ra làm sao? Các cách chữa trị bệnh giun kim? Cùng xem nhé!

Bệnh giun kim là một trong những bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Giun kim sinh sôi và phát triển ở vùng hậu môn, thức ăn chủ yếu của chúng là máu của chủ. Bị nhiễm giun kim là tình trạng thường gặp và chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để có thể chủ động phòng tránh bệnh, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh giun kim và cách chữa giun kim ở trẻ em trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân xuất hiện bệnh giun kim ở trẻ em

Các nguyên nhân chủ yếu của bệnh giun kim
Các nguyên nhân chủ yếu của bệnh giun kim

- Bệnh giun kim xuất hiện là do nhiễm ký sinh trùng giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis).

Đặc điểm: Giun kim mang một màu trắng sữa, đầu hơi phình ra và phần vỏ có khía. Miệng của chúng thì có 3 môi, chiều dài của con giun đực khoảng 3-5mm, phần đuôi cong và có chứa gai sinh dục khoảng 60mm. Con giun cái dài khoảng 10-12 mm có phần đuôi dài và nhọn.

- Giun kim cái thường đẻ trứng rồi thải ra ngoài môi trường, trứng của giun kim phát triển rất tốt và nở thành trứng chứa ấu trùng và có khả năng lây lan ở nhiệt độ 300C với độ ẩm 70% và oxy sau khoảng từ 7 -8 giờ đồng hồ. Giun kim cái thường chỉ đẻ trứng lúc ban đêm ở vùng nếp nhăn của hậu môn và trứng sẽ phát triển thành ấu trùng, những con ấu trùng này có khả năng cử động. Bởi vì giun kim thường đẻ trứng vào ban đêm và thải ra một chất làm ngứa nên những người mắc bệnh giun kim thường xuyên cảm thấy ngứa hậu môn dữ dội vào ban đêm.

Các cách lây truyền bệnh giun kim như sau:

- Lây qua đường ăn uống: Do con người sử dụng tay gãi hậu môn có trứng giun kim rồi sau đó lại cầm thức ăn hoặc trẻ nhỏ mút tay.

- Các đường lây truyền khác: Trứng của giun kim sau khi sinh ra và phát triển thành những con ấu trùng giun kim tại nếp gấp của hậu môn thì chúng có thể phát triển thành giun trưởng thành, trường hợp này rất hiếm gặp.

Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh giun kim

Các triệu chứng thường gặp của người mắc giun kim
Các triệu chứng thường gặp của người mắc giun kim

- Những gười mắc bệnh giun kim thường có các biểu hiện như sau:

+ Cảm giác ngứa quanh hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm, đó  là một triệu chứng rất hay gặp và là đặc trưng của bệnh.

+ Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm giun kim thì thường quấy khóc vào ban đêm do ngứa khu vực hậu môn, phụ huynh quan sát kỹ ở rìa hậu môn sẽ có thể thấy giun kim 

+ Khi đi đại tiện có thể thấy ấu trùng giun kim ở trong phân.

+ Ngoài ra, do giun kim sinh sống tại khu vực hậu môn nên nó cũng có thể chui vào âm đạo gây ra tình trạng ngứa âm đạo và làm rối loạn kinh nguyệt.

+ Bên cạnh đó, giun kim cũng có thể chui vào ruột thừa, làm cho bị bội nhiễm gây ra tình trạng viêm ruột thừa.

+ Người mắc bệnh này kéo dài có thể gây ra thiếu máu mạn tính: với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt.

Mẹo chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng các vô cùng hiệu quả tại nhà

Các cách điều trị bệnh giun kim

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ hoàn toàn sự phát triển của trứng giun kim:

  • Phải rửa tay kỹ lưỡng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh
  • Vệ sinh, làm sạch và cắt ngắn móng tay, móng chân của mọi thành viên trong gia đình
  • Khuyến khích mọi người không nên cắn móng tay.
  • Những người bị nhiễm bệnh nên tránh gãi khu vực hậu môn.
  • Nên sử dụng nước nóng, ấm để giặt các khăn trải giường, khăn tắm, khăn lau mặt cũng như quần áo ở trong nhà. Sử dụng nhiệt độ cao để làm khô các vật dụng này. 
  • Không nên giũ quần áo hoặc khăn trải giường để tránh trường hợp trứng của giun kim bay vào không khí
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng

Các biện pháp dân gian có thể áo dụng tại nhà

Các biện pháp dân gian áp dụng tại nhà
Các biện pháp dân gian áp dụng tại nhà

- Tuy không có các nghiên cứu khoa học ủng hộ các phương pháp khắc phục  giun kim tại nhà. Tuy vậy, vẫn có những lời đồn truyền tai nhau rằng một vài người cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi sử dụng tỏi sống, dầu dừa hay cà rốt sống. Còn bác sĩ thì không khuyên chúng ta tự áp dụng các phương pháp này.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì và các lưu ý

Các cách phòng tránh bệnh giun kim

- Các phương pháp dự phòng bệnh chỉ ra theo Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế bao gồm những điều sau:

  • Thường xuyên nâng cao ý thức cũng như nhận thức về vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân và đặc biệt là nền nhà, giường chiếu, ga giường hay quần áo, đặc biệt là trẻ em.
  • Thực hiện nghiêm túc cách ăn chín uống sôi để phòng ngừa giun kim
  • Nên vệ sinh cá nhân thường xuyên như cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng hoặc nước ấm trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh.
  • Không nên để cho trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho bé hàng ngày với xà phòng vào mỗi buổi sáng.

Trên đây là bài viết về cách chữa giun kim ở trẻ em mà phụ huynh cần biết để phòng tránh cho con em mình bởi vì trẻ em chưa tự biết cách phòng bệnh, vì vậy, các bậc phụ huynh phải thường xuyên chú ý để chủ động phòng tránh bệnh giun kim cho bản thân cũng như là  con em mình. Lưu ý không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tuthuoc24h.net