Dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em thì các bậc cha mẹ nên hết sức lưu ý vì có thể đem lại hiệu quả nhanh nhưng cần hạn chế tối đa những hậu quả về sau cho bé.
Cũng như biết về các loại thuốc kháng sinh dùng cho trẻ em.
Thuốc kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh là một loại thuốc được sử dụng phổ biến nhằm điều trị các căn bệnh nhiễm trùng có hại tới sức khỏe con người do các loại vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thuốc kháng sinh không hiệu quả với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, tức là nó không thể kiểm soát và tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn đang phát triển mạnh mẽ trong cơ thể. Khi đó, bạn có thể bị tái phát bệnh trở lại và khó chữa trị hơn trước. Bởi lẽ, khi cơ thể càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh thì vi khuẩn gây bệnh càng tăng thêm sức đề kháng.
Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng kháng sinh cần phải hết sức thận trọng. Trước hết, cha mẹ nên tìm hiểu xem thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào? Như chúng ta đã biết, vi-rút và vi-khuẩn là hai loại vi sinh vật chính gây bệnh cho con người. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, kháng sinh chỉ có thể giết chết các loại vi khuẩn mà không có tác dụng đối với vi-rút. Thông thường, các loại vi-rút có thể gây ra các chứng bệnh như cảm cúm, chảy nước mũi, đau họng, ho, viêm xoang, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng tai. Những căn bệnh gây ra do vi-rút sẽ tự hết sau 1-2 tuần mà không cần phải điều trị.
Các cách chữa giun kim ở trẻ em đơn giản và hiệu quả các mẹ nên lưu ý
Công dụng của thuốc kháng sinh
Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể người giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn.
Phần lớn các nhiễm khuẩn thông thường trong sinh hoạt được chữa bằng uống thuốc kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh dùng cho mắt, tai được sử dụng bằng dung dịch, nhỏ giọt. Đối với những nhiễm khuẩn nặng phải sử dụng kháng sinh qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc có khi qua đường truyền dịch.
Kháng sinh là thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi có các bằng chứng cho thấy trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên.
Tác dụng phụ không mong muốn
Uống thuốc kháng sinh không đúng cách có thể làm cơ thể trẻ mất đi khả năng phòng chống bệnh tật mà bẩm sinh vốn có, tạo cơ hội cho vi khuẩn thích nghi và có thể trở thành các chủng kháng thuốc về sau.
Khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh có thể gặp phải các tác dụng phụ phổ biến dưới đây:
- Chóng mặt
- Phát ban
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Nhiễm trùng men
Những điều cần biết về hội chứng thận hư ở trẻ em các bà mẹ nên lưu ý
Khi dùng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó nổi bật là:
- Tiêu chảy dẫn đến tổn thương đại tràng nghiệm trọng
- Nhiễm trùng Clostridium difficile (C. difficile hoặc C. diff)
- Xảy ra các phản ứng dị ứng nguy hiểm
- Tử vong
Cha mẹ khi cho bé sử dụng thuốc kháng sinh cần thận trọng với những loại thuốc sau đây:
Tetracycline
Không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi. Loại thuốc này có thể làm cản trở sự phát triển xương của trẻ, khiến trẻ bị mắc chứng vàng răng. Ngoài ra, trẻ sơ sinh khi sử dụng Tetracyclin có thể bị căng thóp.
Chloramphenicol
Gây ra hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bị sinh non. Hội chứng này khiến cơ thể của trẻ trở nên xanh tái dần, dẫn tới trụy tim và thậm chí là tử vong. Ngoài ra, nó có thể gây ngộ độc tủy hoặc suy tủy nếu sử dụng lâu dài, dẫn tới thiếu máu trầm trọng.
Streptomycin và Gentamicin
Gây ra các hội chứng như Bactrim vàng da, gây điếc hoặc hại thận đối với trẻ sơ sinh.
Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu để chữa sớm
Thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ
Nhiều phụ huynh tin rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên cứ bị bệnh là dùng kháng sinh. Ở trẻ nhỏ, bệnh về tai mũi họng như viêm họng, ho, sổ mũi, cảm cúm… xuất hiện thường xuyên. Nhiều bố mẹ, khi thấy trẻ có dấu hiệu cảm cúm liền tự ý đi mua thuốc dựa trên “kinh nghiệm nuôi con” về cho trẻ uống.
Nguyên nhân một phần cũng là do thầy thuốc: nhiều trường hợp khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng chỉ định sử dụng kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh này có thể gây ra các hệ quả:
- Gây lãng phí: Các bệnh do virus không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh.
- Gây khó khăn cho chẩn đoán.
- Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Một số kháng sinh dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận.
- Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn.
Nổi mề đay ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ đúng cách
Việc lạm dụng kháng sinh và sử dụng không đúng liều lượng kháng sinh mà bác sĩ đã chỉ định sẽ gây ra các tác hại khôn lường cho sức khỏe của trẻ. Sử dụng quá liều kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh trở nên khó khăn hơn, đồng thời làm cho tình trạng nhiễm trùng dễ lây lan sang người khác. Để ngăn ngừa tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ:
Không tự ý chẩn đoán và mua kháng sinh để chữa bệnh
Tình trạng dễ thấy hiện nay là phụ huynh thường truyền tai nhau và dựa trên kinh nghiệm chăm sóc trẻ để đi mua thuốc. Những người bán thuốc không phải ai cũng là bác sĩ đúng chuyên môn để chắc chắn rằng thuốc kháng sinh đó có hợp với trẻ hay không, liều lượng chính xác như thế nào.
Bệnh tay chân miệng trẻ em: những điều bố mẹ phải nên biết
Không dùng lại thuốc còn thừa
- Thứ nhất, nhiều trẻ chưa uống hết thuốc nhưng bệnh đã giảm và bố mẹ không cho dùng thuốc nữa. Khi gặp tình trạng tương tự, bố lại cho bé sử dụng lại thuốc từ lần ốm trước, có thể thuốc đã hết hạn sử dụng, hoặc được bảo quản không đúng cách nên hiệu quả không còn như ban đầu.
- Thứ hai, các triệu chứng bệnh giống nhau nhưng nguyên nhân bệnh có thể khác nhau, dễ nhầm lẫn.
- Thứ ba, có thể lần trước bác sĩ cho thuốc đó, nhưng hiện giờ thuốc đó đã bị kháng, cần thay đổi thuốc khác.
Tuân thủ đúng thời gian điều trị
Trên thực tế, chỉ cần 5 - 7 ngày cho một đợt điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, đợt điều trị kháng sinh cũng có thể dài ngày hơn, theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều phụ huynh khi thấy triệu chứng bệnh ở bé thuyên giảm, ngừng uống thuốc. Điều này có thể khiến việc điều trị gặp khó khăn thêm, vì vi khuẩn chưa bị diệt hẳn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Không được đưa thuốc kháng sinh của trẻ này cho trẻ khác uống
Triệu chứng bệnh ở các bé có vẻ giống nhau, nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau, do đó trẻ bị bệnh cần phải đi khám bác sĩ để kê thuốc nhằm tránh trường hợp dùng sai thuốc, phản ứng phụ với thuốc, dị ứng với thuốc…
Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về vấn đề dùng kháng sinh cho trẻ em rồi đúng không nào. Hãy tìm hiểu thật kỹ cũng như nghe thêm sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại kháng sinh nào để sức khỏe bé luôn an toàn nhé.
Tuthuoc24h.net