Nhiệt độ bình thường của trẻ là gì? Nhiệt độ ở trẻ bao nhiêu là sốt?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Nhiệt độ bình thường của trẻ? Nhiệt độ ở trẻ bao nhiêu là sốt?

Thân nhiệt là yếu tố phản ánh rõ nhất tình trạng sức khỏe ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, tìm hiểu nhiệt độ bình thường của trẻ em bao nhiêu là cần thiết

Có rất nhiều ông bố bà mẹ không biết thực sự nhiệt độ bao nhiêu là nhiệt độ bình thường ở trẻ em và mức ngưỡng bao nhiêu là trẻ sẽ bị sốt. Điều này đặt biệt quan trọng, gây khó khăn trong việc điều trị sớm cho trẻ.

Có rất nhiều người khi được hỏi bạn có biết thân nhiệt con mình bao nhiêu là bình thường thì đã lắc đầu chán nản. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệt độ cơ thể phải là điều các mẹ quan tâm nhất. Bởi đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi, các bé thực sự còn non nớt, chưa hoàn thiện. Vì vậy sức đề kháng yếu. Chỉ cần một tác động từ môi trường cũng dẫn tới tình trạng ốm, sốt. Chính vì lý do đó, các mẹ cần tìm hiểu kỹ để có thể chăm sóc con tốt hơn đặc biệt khi con có dấu hiệu bị sốt.

Nhiệt độ trung bình của trẻ:

Đối với trẻ nhỏ thì mỗi vùng cơ thể của bé có thể có nhiệt độ chênh lệch nhau từ 1 – 2 độ. Do đó mỗi vùng cơ thể của bé sẽ đo được những con số khác nhau. Ngoài ra sự thay đổi nhiệt độ của bé cũng sẽ thay đổi tùy theo vào thời gian trong ngày, thời tiết…

Nhiệt độ trung bình của trẻ ở các vị trí được tính như sau:

– Nhiệt độ bình thường của trẻ được đo tại:

  • Hậu môn vào khoảng 36,6 – 38°C.
  • Miệng vào khoảng 35,5 – 37,5°C.
  • Nách là 34,7 – 37,3°C.
  • Tai khoảng 35,8 – 38°C.
Nhiệt độ trung bình ở mỗi vùng cơ thể của bé sẽ khác nhau
Nhiệt độ trung bình ở mỗi vùng cơ thể của bé sẽ khác nhau

Khi đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ, các mẹ cần chú ý một vài điều sau đây:

  • Thứ nhất, các mẹ phải chỉnh nhiệt độ phòng sao cho phù hợp, không để bắc mặc quá dày, quá bí.
  • Thứ 2, nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh phản ánh đúng nhất khi được đo ở mông đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Thứ 3, trẻ sơ sinh có ống tai hẹp hơn so với trẻ đã lớn nên việc đo nhiệt độ ở tai có thể sẽ làm bé cảm thấy khó chịu.
  • Cuối cùng, việc đo nhiệt độ tại miệng chỉ dành cho các bé từ 4 – 5 tuổi.

Nhiệt độ ở trẻ bao nhiêu thì có dấu hiệu bị sốt?

Bé bao nhiêu độ là bị sốt? Đây là điều các mẹ phải quan tâm rất nhiều vì mẹ là người gần gũi nhất với bé. Các con còn nhỏ tuổi nên mẹ sẽ phải nhạy cảm với tất cả những thay đổi nhỏ của con. Mẹ có thể xem từng vị trí để biết em bé của mình có bị sốt hay không.

Thường những trẻ em có thân nhiệt rơi vào khoảng 37,5 – 38°C có thể coi là sốt nhẹ nhưng mẹ cần chú ý hạ sốt cho bé nhanh.

Từ 38 – 39°C là sốt cao. Lúc này mẹ cần phải linh hoạt giúp trẻ hạ sốt nhanh và đưa đến các cơ sở ý tế. Nếu trẻ có nhiệt độ trên 40°C thì ngay lập tức mẹ phỉ hạ sốt kịp thời rồi đưa đến bệnh viện điều trị bởi sốt ở nhiệt độ này bé sau đó có thể co giật, ảnh hưởng xấu trực tiếp tới trẻ và sự phát triển cơ thể sau này.

Sởi và sốt phát ban các mẹ làm sao để phân biệt rõ

Thân nhiệt của trẻ rơi vào khoảng 38 – 39°C được coi là sốt cao
Thân nhiệt của trẻ rơi vào khoảng 38 – 39°C được coi là sốt cao

Những dấu hiệu dẫn tới ốm, sốt ở trẻ em:

Rất nhiều bố mẹ, đặc biệt là bố mẹ trẻ vì mới có con nên khá bối rối, không hiểu tại sao thân nhiệt con lại tăng như vậy. Chúng tôi có liệt kê một số dấu hiệu dẫn tới ốm sốt ở trẻ dễ gặp phải mà bố mẹ cần chú ý:

  • Đầu tiên dấu hiệu của bệnh thông thường các bé thường có dấu hiệu là viêm mũi họng, sốt do cảm cúm, virus … Trẻ sơ sinh khi có những triệu chứng này dễ bị nóng sốt, kèm theo các dấu hiệu như ho, sổ mũi, ... Với những bệnh thông thường thì trẻ sơ sinh có thể tăng thân nhiệt từ 3 đến 4 ngày tuy nhiên bé vẫn tỉnh táo và ăn uống bình thường.
  • Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên thì bé đã dần chuyển sang hình thức ăn ông mới: ăn dặm. Vì vậy giai đoạn này nếu thân nhiệt bé tăng thì có khả năng cao là bé đang mọc răng. Đây là dấu hiệu bình thường mà trẻ nào cũng sẽ mắc phải ở trong giai đoạn này.

Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ bạn không nên bỏ qua

Các mẹ cần phải làm gì khi biết trẻ bị sốt?

Sau khi phát hiện trẻ bị sốt thì bố mẹ xem thân nhiệt của bé trong đoạn sốt nhẹ hay sốt cao để tìm phương pháp hạ sốt cho trẻ phù hợp:

Hạ sốt ngay cho bé:

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ cần ngay lập tức hạ sốt để trách cho thân nhiệt của bé tăng cao dẫn đến những tình trạng khó lường.  Những việc cần làm khi hạ sốt là: thay cho trẻ quần áo rộng, nhẹ và thoáng mát để cơ thể trẻ tỏa bớt nhiệt nóng. Bố mẹ cần để con ở những chỗ thoáng mát tuy nhiên tránh các nơi nhiều gió như quạt, hay thẳng ngay dưới điều hòa.

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Bù nước cho bé:

Với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần quan tâm tới việc bù nước cho bé bằng cách cho bé bú sữa mẹ. Bởi khi cơ thể khi bị sốt, cơ thể bé rất dễ hao hụt nước vì vậy bú nhiều để bé có thể mau khỏi. Lưu ý để dưỡng chất được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng một cách từ từ thì nên chia số lần bú với lượng sữa vừa phải cho bé.

Các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em và cách điều trị bệnh hiệu quả

Cần theo dõi bé liên tục:

Bố mẹ phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể khi trẻ mới sinh bị sốt bằng nhiệt kế cách 30 phút 1 lần. Các mẹ hãy lau người nhẹ nhàng cho bé ở các vùng: nách, bẹn. Nước ấm có công dụng làm giãn mạch máu để thân nhiệt bé giảm xuống từ từ. Khi trẻ bị sốt cao nhất định phải lập tức đi đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời chữa trị.

Sốt phát ban ở trẻ em và cách điều trị tại nhà

Những sai lầm mà bố mẹ chưa biết khi trẻ bị sốt:

Có rất nhiều bố mẹ dựa vào cảm tính để chăm sóc con mà không xem xét thông tin kỹ lưỡng. Ví dụ như ủ ấm cho bé. Có rất nhiều bố mẹ mắc phải sai lầm này, cho trẻ mặc rất nhiều quần áo, đắp chăn kín vì trẻ kêu lạnh, hoặc cho bé mau toát mồ hôi cho khỏi nhanh. Điều này hoàn toàn sai! Vì khi lượng nhiệt thừa sẽ làm cho thân nhiệt của bé tăng cao, mất nước quá nhiều, thậm chí có thể dẫn đến việc bé bị co giật.

Cho trẻ uống thuốc giảm sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ:

Mỗi giai đoạn sốt bé sẽ có những cách hạ sốt khác nhau. Đặc biệt là khi sốt cao, nếu cho trẻ uống thuốc lung tung không những không làm cho bệnh thuyên giảm mà còn làm bệnh của bé nặng hơn.

Không sử dụng đá lạnh hay pha thêm rượu, dấm vào nước để lau cho trẻ.

Mong rằng với bài viết nhiệt độ bình thường của trẻ em là bao nhiêu này, bố mẹ sẽ có thêm những kiến thức chăm cho bé nhà mình tốt hơn.

Tuthuoc24h.net