Đau đầu sau gáy báo hiệu điều gì cho sức khỏe của bạn?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Đau đầu sau gáy báo hiệu điều gì cho sức khỏe của bạn?

Đau đầu sau gáy khá phổ biến, là căn bệnh lành tính những tiềm ẩn những nguy hiểm. Vâỵ đau đầu sau gáy có những nguy hiểm gì?

Đau đầu sau gáy thường lành tính và là biểu hiện thông thường. Tuy nhiên nếu đau kéo dài có thể phản ánh một tình trạng bệnh lý nào đó, tệ hơn chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Biểu hiện các cơn đau đầu

Đau đầu được định nghĩa là chứng đau vùng đầu, gáy-cổ, mặt-hốc mắt. Đau có thể gặp một bên hoặc hai bên, cố định hoặc lan tỏa, khác nhau bởi cường độ đau (nhẹ-vừa-nặng), tính chất đau (nhói điện giật, bó thắt, âm ỉ, dữ dội, đau như mạch đập ...), diễn biến (thành cơn, liên tục, nặng dần...), khởi phát (đột ngột, từ từ) và các triệu chứng kèm theo (vận động, thăng bằng, thị lực, thính lực ...).

Hầu hết tất tả mọi người đều trải qua vài lần đau đầu trong cuộc đời, đau đầu xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi, và là chứng bệnh thường gặp nhất.

Đau đầu sau gáy là bệnh gì?

 đau nửa đầu sau gáy bên trái
Đau đầu sau gáy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Đau đầu sau gáy là tình trạng được hiểu là các cơn đau xuất hiện ở phía sau đầu, các vùng cổ gáy, thậm chí mặt và hốc mặt. Cảm giác đau nhức hoặc mỏi sẽ bắt đầu từ vùng cổ gáy sau lan dần lên đầu vùng chẩm, đỉnh đầu, sau đó có thể lan san vùng thái dương hai bên.

Người bệnh có thể phải chịu những cơn đau âm ỉ liên tục hoặc thành từng đợt, mức độ tăng dần từ nhẹ đến nặng, tính chất như điện giật hay cảm giác bó thắt đầu. Ngoài ra, có thể kèm theo các biểu hiện rối loạn cảm giác da đầu, hạn chế vận động cổ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, chóng mặt có thể xuất hiện. 

Đau đầu sau gáy kéo dài gây nguy hiểm như thế nào?

Đau đầu sau gáy không phải là bệnh mà là dấu hiệu của những bệnh lý khác nhau. Nếu ác cơn đau đầu sau gáy của bạn kéo dài liên tục thường xuyên thì đây là dấu hiệu của những bệnh lý sau:

Thoát vị đĩa đệm cổ: Những cơn đau đầu bên phải báo hiệu bạn có thể gặp vấn đề thoát vị đĩa đệm cổ. Lúc này bạn cần được khám chẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu không cơn đau sau gáy bên phải của bạn sẽ rất khó được chữa khỏi. Hơn nữa, khi tình trạng đau đầu sau gáy, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như liệt nửa người, teo cơ, mất cảm giác tay.

Thoái hóa cột sống cổ: Bệnh lý này gây ra biến chứng chèn ép rễ thần kinh, gây tổn thương lỗ liên hợp và rối loạn tiền đình. Các triệu chứng bao gồm: đau mỏi vùng vai gáy, cánh tay, đau đầu sau gáy. Nếu nặng có thể gây mất cảm giác phản xạ, teo cơ, liệt cứng nửa người, có thể tàn phế suốt đời.

triệu chứng đau nửa đầu sau gáy
Đau đầu sau gáy có thể là biển hiện của khối u

U não: Do mức độ to nhỏ của khối u có thể gây tăng áp lực lên nội sọ. Điều đó dẫn đến cơn đau đầu sau gáy, kèm theo nôn, sợ sáng, rối loạn ý thức. Giai đoạn sau kèm buồn nôn, xuất hiện tình trạng giảm thị lực hoặc các dấu hiệu của thần kinh khu trú như liệt chi thể, liệt dây thần kinh sọ não, mắt mờ.

Gai đôi cột sống cổ: Bệnh đau đầu sau gáy kèm hoa mắt, mệt mỏi có thể là gai đôi cột sống cổ. Bởi đây là bệnh lý bẩm sinh gây dị dạng ống thần kinh, ngăn chặn quá trình lưu thông máu đến não bộ, xuất hiện các triệu chứng trên.

Hội chứng nhiễm siêu vi: Các biểu hiện thường có của bệnh là: cảm giác đau mỏi vùng cổ gáy, uống thuốc không giảm, cổ cứng, ói, sợ ánh sáng, sốt cao. Trẻ em là đối tượng thường dễ mắc bệnh, do bệnh khởi phát nhanh và khó phát hiện.

Xuất huyết não: Bệnh lý này có các triệu chứng đi kèm như đau đầu, đau đầu sau gáy đột ngột, dữ dội và có thể liệt nửa người, hôn mê nhanh. Các cơn đột quỵ có thể xuất hiện gắng sức về tâm lý hoặc thể lực trong lúc làm việc, hay cả trong sinh hoạt bình thường và lúc ngủ. 

Tăng huyết áp: Cơn đau như bó chặt lấy đầu thường là dấu hiệu của cơn cao huyết áp, đối với những người trên 50 tuổi thì biểu hiện đau đầu sau gáy có thể là biểu hiện của tăng huyết áp.

Lao xương khớp: Nếu các cơn đau đầu sau gáy của bạn có kèm theo các triệu chứng như: mệt mỏi, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi trộm thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về lao xương khớp.

Bệnh khớp vai: Các tình trạng như: viêm khớp vai, thoái hóa khớp và trật khớp vai cũng có thể gây nên cơn đau âm ỉ vùng sau gáy.

Một số nguyên nhân dẫn đến đau đầu sau gáy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu sau gáy, có thể do bệnh lý nào đó như đã kể trên. Ngoai ra, các trường hợp đau đầu sau gáy cũng có bắt nguồn từ chính những thói quen xấu và yếu tố cơ học của chúng ta như:

  • Làm việc sai tư thế: Tư thế cúi quá sát khi ngồi làm việc (đọc sách, máy vi tính…), mang vác nặng vùng cổ – vai
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Gối đầu quá cao (xem tivi, đọc sách …), nằm – ngồi trái tư thế, vận động cổ vai quá mức.
  • Stress, căng thẳng: Môi trường sống, sinh hoạt căng thẳng, stress quá mức gây co cơ dẫn đến các cơ vùng cổ gáy co cứng, gây đau mỏi cổ.
tê nửa đầu sau gáy
Căng thẳng mệt mỏi có thể dẫn tới đau sau gáy
  • Chấn thương: Các chấn thương vùng cổ – gáy gặp trong sinh hoạt, lao động, thể thao gây tổn thương lên các cấu trúc vùng cổ – gáy như xương, căng cơ, dây chằng, mạch máu, dây thần kinh, cũng dẫn đến đau đầu sau gáy.
  • Co cơ, chuột rút: Việc không khởi động trước khi luyện tập hoặc lười vận động, v.v dẫn tới tình trạng đau sau gáy do giảm lưu thông máu gây cứng cơ cổ và vai.

Thống kê về tình hình đau đầu sau gáy hiện nay

Đau đầu sau gáy là triệu chứng thường gặp, không phân biệt lứa tuổi, giới tính nghề nghiệp. Tuy nhiên, mỗi đối tượng có những nguyên nhân gây đau đầu đặc thù khác nhau:

  • Nhân viên văn phòng: Thường gặp đau đầu do nguyên nhân ngồi lâu, sử dụng máy tính nhiều, ngồi sai tư thế.
  • Người cao tuổi: Thường gặp đau đầu do tăng huyết áp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm.
  • Lái xe: Người làm nghề lái xe thường ngồi lâu ở 1 tư thế
  • Người lao động chân tay, làm việc vất vả, thường phải mang vác: Những đối tượng này dễ mắc các chấn thương, vi chấn thương, bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Người làm việc trong môi trường áp lực: Người bệnh thường căng thẳng, stress.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu:

  • Mới bị những cơn đau đầu kéo dài hơn một vài ngày.
  • Cơn đau gây cản trở những hoạt động bình thường của bạn.
  • Có bất kỳ thay đổi mới trong triệu chứng đau đầu.
  • Cơn đau trở nên dữ dội hơn hoặc dần dần nghiêm trọng hơn thì nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
đau nửa đầu sau gáy là bệnh gì
Khi thấy tình trạng bệnh nặng, nên đi gặp ngay bác sĩ để có hướng điều trị hợp lí

Về cơ bản, hầu hết các cơn đau này là lành tính tức là triệu chứng có thể hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau sau gáy là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những dấu hiệu cho thấy cơn đau đầu sau gáy trở nên nguy hiểm như:

  • Thay đổi tâm trạng đột ngột, dễ nổi nóng hoặc kích động.
  • Bạn bị sốt, giảm sự tỉnh táo, cứng cổ.
  • Bị rối loạn thị giác, yếu ở một bên mặt và tê bất cứ nơi nào trên cơ thể, nói chậm.
  • Khi có va chạm vào đầu sẽ xảy ra những cơn đau dữ dội.
  • Những cơn đau xảy ra đột ngột, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy.

Cách điều trị dứt điểm các cơn đau đầu sau gáy

1. Điều trị bằng Tây y

1.1 Thuốc Tây

Có sự kết hợp của một số thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ hoặc Glusamin liều lượng cụ thể sẽ do bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.

1.2 Phương pháp hỗ trợ 

Siêu âm: Việc sử dụng phương pháp này có tác dụng làm ấm hệ cơ vùng cổ, kích thích lưu thông máu và giảm các cơn đau sau gáy nhanh chóng. 

Điện trị liệu: Sử dụng xung điện có tần số trung bình, thấp tác động đến vùng đau nhức giúp cơn đau nhanh chóng biến mất. 

1.3 Phẫu thuật 

Phẫu thuật hở hoặc nội soi: Đây là cách điều trị đau đầu sau gáy cuối cùng trong Tây y được áp dụng khi việc dùng thuốc không còn tác dụng. 

Pic6: cach-dieu-tri-benh

2. Điều trị bằng Đông y

2.1 Thuốc Nam

Cỏ xước: Lấy 500g mỗi loại cỏ xước, lá lốt, ngải cứu làm sạch, băm nhỏ rồi phơi khô. Mỗi ngày lấy 30g hỗn hợp này đem đun với nước và uống giúp giảm đau đầu sau gáy tốt. 

Lá chìa vôi: Chuẩn bị 30g chìa vôi cùng 20g tầm gửi, cỏ xước, dền gai, cỏ ngươi, lá lốt. Đem rửa sạch các vị thuốc, đun cùng 1l nước, uống thay nước lọc hàng ngày. 

Cây mật gấu: Lấy 8 lá mật gấu già, rửa sạch, đem giã nát rồi chắt lấy nước cốt, hòa cùng 1 cốc bia, bệnh nhân đau sau gáy sử dụng 2 lần/ngày. 

2.2 Vật lý trị liệu

Xoa bóp: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt đạo chủ chốt giúp đả thông kinh lạc, đem đến hiệu quả điều trị đau đầu sau gáy nhanh chóng. 

Châm cứu: Sử dụng kim châm kích thích cơ thể sản sinh hoocmon giảm đau giúp cơn đau đầu biến mất chỉ sau 20 - 30 phút. 

3. Bài tập trị đau đầu sau gáy

Bài tập kéo giãn cơ cổ (Neck Stretch): Ngồi thẳng lưng, 2 chân bắt chéo lại. Tay phải thả lỏng xuống sàn còn tay trái đặt lên đỉnh đầu, kéo căng đầu hết cỡ về bên trái, giữ yên 15s. 

Tư thế con cá (Fish Pose): Người bệnh đau sau gáy nằm thẳng trên sàn, 2 chân khép chặt lại, 2 tay để dưới mông. Hít sâu và nâng ngực lên, cổ dần dần ngả ra sau. Giữ khoảng 10s thì dừng lại.

Cách phòng ngừa bệnh đau đầu sau gáy

  • Có chế độ làm việc- nghỉ ngơi hợp lý: Không ngồi quá lâu ở 1 tư thế. Khi làm việc cần ngồi đúng tư thế. Đối với nhân viên văn phòng phải ngồi máy tính lâu, cứ 1 tiếng làm việc cần nghỉ ngơi 5-10 phút.
  • Không mang vác vật nặng.
  • Để phòng tránh và giảm thiểu cơn đau đầu sau gáy, mọi người cần chú ý các tư thế khi ngủ và ngồi, nên dùng gối đầu thấp và chất liệu mềm để phần cổ thư giãn tối đa.
  • Chế độ ăn uống cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, chứa nhiều sắt và vitamin để năng cao thể trạng của cơ thể.
 đau nửa đầu sau gáy và buồn nôn
Vận động thường xuyên để giảm chứng đau đầu sau gáy
  • Thường xuyên vận động: Bệnh nhân có thể tập các bài tập nhẹ nhàng vùng cổ vai. Có thể tự massage vùng cổ vai gáy khi có đau mỏi, tham gia các lớp yoga hay thiền để cải thiện tình trạng xương khớp.
  • Tránh các căng thẳng, stress.
  • Khám sức khỏe định kỳ, đây là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và có biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả.

Tóm lại, đau đầu sau gáy là một bệnh lý thường gặp, xảy ra với nhiều người do tính chất công việc hoặc do sau tư thế. Tuy nhiên, nếu các cơn đau kéo dài, cho dù bạn có uống thuốc giảm đau những vẫn không đỡ thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đồng thời, kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh để duy trì cuộc sống thoải mái vốn có.

TuThuoc24h.net