Những tác dụng của rong biển đối với sức khoẻ chúng ta
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Thuốc Từ Tâm Thực Dưỡng

Những tác dụng của rong biển đối với sức khoẻ chúng ta

Ăn rong biển có tác dụng gì? Có thể chế biến rong biển như thế nào để có được những món ăn ngon miệng? Những lưu ý khi chế biến và sử dụng rong biển.

Rong biển là một thứ quà quý giá của biển cả, món canh rong biển từ lâu đã được biết đến là một món ăn truyền thống mỗi dịp sinh nhật của người Hàn. Tuy nhiên, ít ai biết đến hết những tác dụng của rong biển cực kì thần kỳ đối với sức khỏe con người. Để hiểu rõ hơn về rong biển, hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu thông tin dưới đây nhé!

Giới thiệu chung về rong biển

Rong biển (hay còn gọi là tảo) là một loài thực vật được nuôi trồng ở biển, thuộc nhóm tảo biển. Đây được coi là loại thực phẩm lành mạnh, đặc biệt tốt cho sức khỏe và được sử dụng như một loại thuốc thảo dược.

rong biển là thực vật ở biển
Rong biển là thực vật ở biển có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ

Các nhà khoa học đã chia rong biển thành nhiều loại khác nhau dựa trên sắc tố, cấu trúc tế bào và những đặc điểm khác của chúng như tảo xanh lá, tảo đỏ, tảo nâu, tảo xanh dương...

Trong tảo bẹ có chứa một hàm lượng i-ốt khá cao, hàm lượng i-ốt cao nhất ở trong rong biển nâu. Các dưỡng chất chủ yếu trong rong biển là bột đường, đạm, chất xơ, chất khoáng và sinh tố. Chính vì thế mà rong biển cực kì tốt cho sức khỏe con người.

Những tác dụng của rong biển có ích cho sức khỏe

1. Ngăn ngừa ung thư

Rong biển ích trong việc ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, hạn chế các tế bào ung thư vào máu và di căn ung thư trên các phần khác của cơ thể nhờ vào lignans có trong rong biển. Đồng thời, lignans còn giúp ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào, cho hiệu quả tương đương như một số loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư.

canh rong biển có thể ngăn ngừa ung thư
Ăn rong biển có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư

Phụ nữ sau bước vào thời kì mãn kinh, các mô mỡ chính là nơi estrogen được tổng hợp, khi một lượng lớn chất chuyển hoá estrogen, gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú.

Theo Tiến sĩ Jane Trà của Đại học Harvard, việc dùng rong biển thường xuyên có thể là một yếu tố quan trọng trong việc giảm tỉ lệ ung thư vú ở Nhật Bản.

2. Tăng cường chức năng tuyến giáp

Rong biển có chứa một nguồn iốt dồi dào, điều này rất cần thiết các hormone tuyến giáp rất cần thiết cho cơ thể người. Bởi vì, các hóc môn tuyến giáp đóng vai trò điều chỉnh sự chuyển hoá trong mọi tế bào của cơ thể và giữ vai trò hầu như tất cả các chức năng sinh lý. Bệnh bướu cổ chính là dấu hiệu của việc thiếu iốt trong tuyến giáp. Trên thế giới có đến 200 triệu người bị bệnh bướu cổ, trong đó có 4% là do thiếu muối iôt.

3. Tốt cho hệ tiêu hóa

rong biển có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hoá
Ăn rong biển sẽ tốt cho hệ tiêu hoá

Trên thực tế, rong biển từ lâu đã là một trong các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Newcastle, chất alginate có trong tảo biển nâu có thể tăng cường chất nhầy trong ruột từ đó giúp bảo vệ thành ruột.

Nhờ Alginate có trong rong biển, bạn sẽ cảm no lâu hơn do rong biển giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Đồng thời, giúp làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột do rong biển cũng giàu chất xơ. 

4. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tác dụng của rong biển trong việc ngăn ngừa chứng cao huyết áp ở động vật. Trong một nghiên cứu từ Đại học Kyoto, các nhà khoa học đã chỉ ra các sợi từ tảo biển nâu cũng có tác dụng hữu ích trong việc làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ ở những người dễ gặp các bệnh về tim mạch. Các nghiên cứu cũng chỉ ra khi ăn rong biển, con người sẽ có dấu hiệu: huyết áp ổn định, mức cholesterol thấp và minh mẫn kể cả khi về già/

5. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh 

Hàm lượng axit folic trong rong biển có thể ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Hàm lượng axit folic trong rong biển có thể ngừa các khuyết tật bẩm sinh

Hàm lượng axit folic hấp thụ trong bữa ăn là yếu tố cần thiết để ngừa các khuyết tật bẩm sinh, bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ em. Đặc biệt, axit folic có rất nhiều trong rong biển. Vì vậy, việc bổ sung rong biển vào bữa cơm của gia đình là điều hoàn toàn cần thiết. Bạn có thể chế rong biển thành các món như súp và các món hầm hoặc ăn kèm rong biển với salad.

6. Bệnh huyết áp

Hấp thu hơn 90 loại khoáng chất (gồm hàm lượng muối thấp và canxi cao) từ nước biển, rong biển có hiệu quả làm giảm huyết áp. Do đó, rong biển là một thực phẩm được ưu tiên hàng đầu đối với những người bị cao huyết áp.

7. Thải độc và giảm cholesterol trong máu

Chất fertile clement là một thành phần quan trọng trong rong biển, chất này có tác dụng trong việc điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.

rong biển có khả thải đọc
Chất fertile clement trong rong biển có khả năng thải độc

Chính vì thế, việc sử dụng rong biển trong các bữa ăn hàng ngày có thể loại bỏ được cholesterol (nguyên nhân gây ra bệnh béo phì) có trong một số thực phẩm và món ăn

8. Chống viêm

Rong biển giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể con người nhờ hàm lượng cacbon hidrat. Thêm vào đó, rong biển còn là một nguồn magiê phong phú, khả năng ngăn ngừa bệnh đau đầu, đau nửa đầu và giảm chứng hen suyễn.

9. Giảm căng thẳng cho phụ nữ khi bước vào mãn kinh

Pic6: giam-stress-phu-nu-man-kinh

Magie trong rong biển còn giúp phụ nữ đang trong thời kì mãn kinh có giấc ngủ ngon hơn, giảm bớt sự khó chịu đối với triệu chứng nóng đột ngột trong người, và chất lignans làm estrogen yếu đi trong thời kì mãn kinh của phụ nữ. 

10. Diệt khuẩn, làm sạch máu

Fertile clement là thành phần quan trọng trong rong biển, là chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Đồng thời, chất này còn là thành phần không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Vì thế, phụ nữ có thai và trẻ em là những đối tượng được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.

Một số cách chế biến và sử dụng rong biển

một số cách chế biến rong biển giúp ngon miệng
Có nhiều phương pháp chế biến rong biển vô cùng ngon miệng

Cách chế biến và sử dụng rong biển rất đa đạng, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Ăn liền: Một số loại rong biển khô có thể ăn ngay sau khi bóc vỏ, không cần qua công đoạn chế biến. Song khi mua, bạn nên xem kĩ nhãn mác để tránh chọn những nhãn hiệu chứa nhiều mì chính (MSG).
  • Làm saladRong biển có thể chế biến thành salad với công thức đơn giản: trộn rong biển với dấm, dầu vừng, gừng và tỏi.
  • Nấu canhRong biển nấu canh là một món ăn cực kì ngon, bạn có thể nấu rong biển kết hợp với đậu hũ, thịt băm, tôm nõn hoặc với nước xương.
  • Bẻ vụn và rắc lên các món ăn khácĐây là một cách ăn rong biển rất nhanh chóng và tiện lợi, có thể rắc rong biển khô lên ăn kèm với cơm hoặc trang trí cho súp và salad. 

Một số lưu ý trong việc sử dụng rong biển

Mặc dù rong biển rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra những tác hại không đáng có như:

1. Gây ra vấn đề về tuyến giáp do thừa i-ốt

ăn nhiều rong biển sẽ gây nên tình trạng thừa i ốt
Ăn nhiều rong biển có thể dẫn đến tình trạng thừa i ốt

Như ta đã biết, trong rong biển chứa một nguồn i-ốt dồi dào, xong nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra thừa i-ốt. Khi đó, tuyến giáp phải tiếp nhận một lượng i-ốt quá lớn và có thể xuất hiện rất nhiều vấn đề xấu. Nếu bạn mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp thì cần phải đặc biệt lưu ý đến điều này.

Theo một số cách nấu rong biển, việc kết hợp rong biển với một số loại thức ăn có chứa goitrogens, đã giúp hạn chế sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Các chất này có trong đậu phụ, sữa đậu nành và các loại rau cải. Đây là lí do hầu hết người Nhật không mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp cho dù ăn nhiều rong biển.

Tuy thế, những vấn đề về tuyến giáp vẫn có thể xuất hiện nên phải hạn chế lượng hấp thụ i-ốt vào cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng với những người sống ở các quốc gia có thói quen sử dụng muối i - ốt.

Nói chung, ăn rong biển khoảng 2 - 3 lần/tuần như một loại gia vị (1-2 thìa) thì sẽ không vượt quá lượng 3mg i-ốt tiêu chuẩn cho phép. Để đảm bảo an toàn, các bạn nên đến bác sĩ để đo chính xác mức độ hormon tuyến giáp của cơ thể khi bạn sử dụng rong biển trong chế độ ăn hàng ngày, để xem liệu rong biển có phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề cho tuyến giáp hay không.

2. Vấn đề về tiêu hóa sinh ra từ carbohydrate và chất xơ của rong biển

Rong biển chứa nhiều loại carbohydrate mà hệ tiêu hóa của chúng ta không thể tiêu hóa được. Những loại carbohydrate này sẽ làm giảm các vi khuẩn đường ruột. Với những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc bị hội chứng loạn khuẩn ở ruột non thì những loại carbonhydrate này chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra.

Các loại thức ăn công nghiệp thường sử dụng loại carbohydrate này như carrageenan và agar (bột rau câu) để tạo hình và làm mịn thức ăn. Đặc biệt, carrageenan gây ra nhiều vấn đề. Nó là nguyên nhân gây ra sự kích thích đường ruột và toàn bộ cơ thể. Vì thế, tốt nhất hãy  tránh xa các loại thức ăn có chứa chất carrageenan.

Trong khi đó, chất carrageenan tinh khiết lại rất tốt cho sức khỏe, hoàn toàn khác xa với chất carrageenan sử dụng trong thức ăn công nghiệp. Song để đảm bảo sức khỏe bản thân, không nên sử dụng các loại rong biển có chứa hàm lượng chất carrageenan cao như rong biển màu đỏ tím, cũng như sử dụng các loại rong biển khác nhau một cách điều độ.

3. Nhiễm độc kim loại nặng

chọn rong biển có nguồn gốc để tránh những hậu quả đáng tiếc
Chọn rong biển có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị nhiễm độc kim loại nặng

Bên cạnh việc giàu các khoáng chất có lợi, rong biển cũng có thể chứa một số kim loại độc. Mức độ kim loại độc phụ thuộc vào nguồn gốc của từng loại rong biển, nơi thu hoạch và mức độ độc hại trong nước. 

Mức độ kim loại nặng có trong rong biển không giống nhau. Vì vậy, trước khi tung ra thị trường, rong biển nên được mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra mức độ tồn tại kim loại nặng. Ngườn mua cũng cần kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của loại rong biển mình định sử dụng và chọn mua, để đảm bào chất lượng của rong biển và sức khỏe của con người.

Tuy nhiên có một điều chúng ta phải nhớ rằng lượng kim loại nặng có thể bị phơi nhiễm qua nhiều nguồn khác nhau như từ môi trường, từ thức ăn, từ cá và hải sản. Khả năng chuyển hóa kim loại nặng ở mỗi người cũng khác nhau. Vì thế, nếu lo lắng về mức độ nhiễm kim loại nặng thì cách tốt nhất là tránh xa rong biển và các loại hải sản.

Tóm lại, những tác dụng của rong biển có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, song một tuần chỉ nên sử dụng 2-3 lần, tránh dùng quá thường xuyên gây thừa muối i-ốt trong cơ thể. Hơn nữa để đảm bảo sức khỏe, ngươi tiêu dùng cũng nên tìm mua các thương hiệu, địa chỉ nổi tiếng, tin dùng. Như vậy, có thể đảm bảo chất lượng và hương vị thơm ngon của rong biển.

TuThuoc24h