Viêm kết mạc, còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, do đó các mẹ cần lưu ý và phòng ngừa cho trẻ.
Thời tiết thay đổi, nắng nóng bất thường và độ ẩm cao trong những ngày gần đây là yếu tố thuận lợi cho việc bùng phát các bệnh lý về mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, chắp lẹo,...Đặc biệt, các bệnh lý này phổ biến ở trẻ nhỏ thường gặp ở các bé dưới 5 tuổi. Khi bị bệnh, các bé có thói quen dụi mắt làm cho mắt bị sưng, ngứa rát và thậm chí ảnh hưởng đến kết mạc và nguy cơ có thể gây mù. Ngoài ra, bệnh dễ lây lan nhanh chóng trong trường học, lớp học và khu vui chơi nên dễ thành dịch nếu phụ huynh không để ý và phòng ngừa đúng cách. Khi phát hiện mắt trẻ có dấu hiệu bất thường, thì hãy lưu ý các dấu hiệu sau đây nhằm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay lập tức.
Viêm kết mạc là gì? Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?
Kết mạc là một lớp màng mỏng trong suốt có chứa các mạch máu, bao phủ lên phần mạc của nhãn cầu (lòng trắng) và mặt trong của sụn mi, tạo nên hai túi cùng đổ trên và dưới. Trường hợp khi viêm kết mạc cấp tính, các mạch máu ở kết mạc sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ, vì vậy người ta thường gọi là viêm kết mạc cấp là đau mắt đỏ.
Thông thường, bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm và ai cũng có thể là đối tượng của bệnh, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào những thời điểm giao mùa, đặc biệt phổ biến đối với trẻ nhỏ.
Viêm kết mạc là bệnh nguy hiểm cấp tính, dễ lây lan thành dịch và ảnh hưởng đến khả năng thị giác của người bệnh. Theo thống kê sơ bộ, mức độ lây lan của bệnh trong nội bộ gia đình lên đến 50%, trong đó đến khoảng 35 - 50% bệnh nhân phát triển các biến chứng. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Mù lòa
- Sưng và sẹo giác mạc
- Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Loét giác mạc
- Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng, nhất là thời điểm giao mùa, vào thời điểm này cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, môi trường khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát.
Đồng thời, sự chủ quan trong việc phòng bệnh của cha mẹ là nguyên nhân gây bệnh và nguy cơ gây ảnh hưởng đến thị giác của trẻ nhỏ trong tương lai.
Nguyên nhân gây viêm kết mạc ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc ở trẻ nhỏ:
Do vi khuẩn, virus: Bệnh này chủ yếu là do vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu và virus Adenovirus và do nhiễm ký sinh trùng hoặc trẻ có thể bị dị ứng, kích ứng bởi khói bụi, hóa chất. Bệnh lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp đối với dịch tiết hoặc để những vật dụng có dịch tiết chạm vào mắt.
Thói quen dụi mắt: Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, trẻ có thói quen đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến trẻ bị đau mắt đỏ. Vì thế, cha mẹ phải thường xuyên để ý và vệ sinh sạch sẽ chân tay cho bé.
Dị ứng với thuốc, phấn hoa và bụi bẩn: Trường hợp này thường xảy ra đối với những người có cơ địa dễ bị kích ứng và thường tái phát lại theo mùa. Trường hợp này sẽ không lây nhiễm và phải tìm ra các tác nhân gây bệnh mới có thể điều trị triệt để bệnh.
Một số nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ, dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh,...Khi bé tiếp xúc hoặc chơi chung với bé khác bị đau mắt đỏ thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao:
Triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ nhỏ
Đỏ mắt, thường xuyên dụi mắt.
Đỏ mắt là dấu hiệu đơn giản dễ thấy và dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em. Do lúc này những tiết tố gây viêm nhiễm sẽ khiến hai mi mắt dính lại, cảm nhận có hạt bụi trong mắt gây cộm, ngứa rát và khó chịu, nên các bé thường dụi mắt, khóc liên tục. Bệnh nặng hơn sẽ còn làm cho các bé cảm thấy mờ mắt khó chịu vì hai mi dính chặt lại và gây nhiều gỉ mắt.
Mi mắt bị sưng
Mi mắt sưng nề là do mạch máu kết mạc (phần lòng trắng của mắt) bị ngưng tụ làm cho mắt bị đỏ và sưng phù nề. Thậm chí, nhiều trường hợp còn gây ra tình trạng xuất huyết dưới kết mạc.
Nhạy cảm với ánh sáng
Khi bị bệnh, các nhân tố gây viêm xuất hiện sẽ khiến mắt trở nên dễ chảy nước mắt và nhạy cảm hơn nhất là đối với ánh sáng. Các mẹ nên để ý, bé có thể được nhận biết khi mở mắt đột ngột lúc gặp ánh sáng hay mới ngủ dậy.
Ngoài ra, khi bị viêm kết mạc trẻ nhỏ có thể bị sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, cổ họng đỏ, amidan sưng to, có nốt mụn phồng ở ngoài da mi và mắt.
Đừng chủ quan để lâu bệnh, kết mạc mi sẽ có thể xuất hiện lớp giả mạc che phủ gây ra những gây ra những tổn thương như nhủ, hột ở kết mạc mi. Ở một số bé bị nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm giác mạc bị mờ đục và sưng sẹo.
Khi đó thị giác của bé bị giảm đi rất nhiều và nguy hiểm hơn là gây mù lòa.
Kinh nghiệm chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm giác mạc ở trẻ
Đau mắt đỏ, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ với tốc độ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh đó, việc điều trị đau mắt đỏ lâu không khỏi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tác động xấu đến thị lực. Vì thế điều trị và phòng ngừa đau mắt đỏ là vô cùng quan trọng.
Trường hợp nhẹ: các cha mẹ nên mua thuốc tại các nhà thuốc cho bé uống, theo sự chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: không tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc của người này điều trị cho người khác, đặc biệt là những thuốc có chứa chất corticosteroid tương đối nguy hiểm.
Trường hợp nặng: trẻ bị đau mắt đỏ, thường rất khó chịu, quậy phá, khóc lóc, vì thế để trẻ nhanh khỏi và giảm khó chịu cha mẹ cần kết hợp dùng thuốc với chữa trị tại nhà cho bé như sau:
+ Đắp khăn ấm lên mắt nhằm làm giảm đau và khó chịu
+ Rửa mặt cho bé bằng nước muối sinh lý pha loãng nhẹ, nhằm làm mềm lông mi của bé.
+ Phân loại các dạng khăn lau: khăn lau cơ thể, khăn lau mặt, khăn lau mắt.
+ Đi học thì nên xin nghỉ cho bé để tránh trường hợp lây lan thành dịch và hạn chế cho bé ra đường để tránh khói bụi vào mắt.
+ Dùng nước ấm và nước muối sinh lý rửa mắt cho bé hằng ngày. Chùi ghèn trong khóe mắt thường xuyên và dùng nước muối làm sạch phần ghèn đó sau đó lấy bông lau sạch. Tuyệt đối không để ghèn bám nhiều trên mắt quá lâu sẽ gây khó chịu và cờm ngứa cho bé
+ Nên lấy ghèn lúc ước vì lấy ghèn khô làm khó chịu và đau rát mắt bé.
+ Bổ sung thực đơn các loại trái cây dinh dưỡng để giúp con tăng cường sức đề kháng, nếu bé đang bú mẹ thì cho bé bú càng nhiều càng tốt.
+ Không nên cho con tiếp xúc với các loại màn hình điện tử, tivi liên tục
+ Nghiêm cấm chữa bệnh bằng các phương pháp dân gian vì dễ gây nhiễm trùng\
Tuy nguy hiểm nhưng nếu có cách chữa trị và chăm sóc phù hợp thì các bé có khả năng khỏi bệnh trong vòng 1 tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.
Hiện nay bệnh đau mắt đỏ ở trẻ xảy ra khá phổ biến, nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Tuy nhiên trong quá trình trẻ viêm kết mạc chế độ chăm sóc lành mạnh phù hợp cho bé đang ốm và tuyệt đối tuân thủ kỹ lưỡng các quy định về vệ sinh mắt. Các bà mẹ nên tìm hiểu để chữa trị và phòng ngừa cho bé khi bị bệnh.
Tuthuoc24h.net