Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Những vấn đề nên lưu ý
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Những vấn đề cần lưu ý

Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu và làm cách nào để đo nhịp tim trẻ em chính xác. Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây.

Theo dõi nhịp thở của trẻ giúp cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu sức khỏe bất thường ở trẻ để có phương pháp điều trị tốt nhất. Vậy nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số nhịp tim bình thường ở trẻ:

Nhip tim chính là số lần đập trong mỗi phút. Ở trẻ sơ sinh là khoảng 100 - 160 lần/phút, khi 1 tuổi là khoảng 80 - 130 lần/phút và lúc 6 tuổi khoảng 70 - 110 lần/phút.

Thông thường càng lớn thì nhịp tim huyết áp sẽ giảm dần theo độ tuổi, để biết được nhịp tim của trẻ chính xác nhất thì nên đo khi trả đang hoạt động bình thường, không chạy nhảy hay chơi đùa.. Nếu như trẻ đang khóc thì nhịp tim sẽ cao hơn mức bình thường, nhịp tim cũng sẽ giảm dưới mức bình thường khi trẻ ngủ.

Đối với trẻ đang hoạt động ở cường độ cao, nhịp tim có thể lên đến 220 lần/phút. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý khi trẻ vận động khoảng 6 phút mà nhịp tim không trở lại bình thường đi kèm với dấu hiệu như đau tức ngực, khó thở thì cha mẹ nên đưa tới bác sĩ để kiểm tra ngay, vì đó có thể là biểu hiện của rối loạn nhịp tim.

Chỉ số nhịp tim, nhịp thở và huyết áp theo độ tuổi:

Muốn biết các chỉ số huyết áp, nhịp thở và nhịp tim bình thường của trẻ em theo từng độ tuổi, cha mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây:

Bảng tham khảo chỉ số nhịp tim, nhịp thở và huyết áp theo độ tuổi
Bảng tham khảo chỉ số nhịp tim, nhịp thở và huyết áp theo độ tuổi

Chỉ số BMI cho trẻ em là gì? Cách tính và ý nghĩa các bà mẹ cần biết

Nhịp tim như thế nào được xem là không đều ở trẻ:

Dựa trên kết quả trong bảng đo nhịp tim, nhịp thở nêu trên các bậc phụ huynh có thể biết được chỉ số nhịp tim của trẻ bình thường là bao nhiêu. Vậy thì nhịp tim như thế nào là không đều?

Nhịp tim không đều là khi nhịp thở của bé lúc nhanh lúc chậm so với mức bình thường. Nhịp tim trẻ em được xem là quá nhanh so với độ tuổi khi nó thay đổi như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh: nhịp tim trung bình của trẻ vượt quá 200 lần/phút.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: nhịp tim của trẻ vượt quá 160 lần/phút.
  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi: nhịp tim vượt quá 140 lần/phút.
  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: có nhịp tim vượt quá 130 lần/phút.
  • Trẻ từ 7 -12 tuổi: nhịp tim vượt quá 120 lần/phút.

Đo nhịp tim cho trẻ sơ sinh như thế nào?

– Đo bằng máy: khi đo nhịp tim của trẻ bằng máy, mẹ cần tìm nơi yên tĩnh, thoáng mát, để trẻ ngồi hoặc nằm thoải mái, hãy chú ý lựa chọn lúc trẻ bình tĩnh để tiến hành đo nhịp tim, nếu trẻ vừa quấy khóc, chạy nhảy hoặc cười đùa thì mẹ nên đợi khoảng 5 phút sau, khi nhịp tim của trẻ ổn định trở lại rồi mới đo.

Máy đo nhịp tim cho trẻ
Máy đo nhịp tim cho trẻ

– Đo “thủ công”: dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên mạch ở cổ, mạch cổ tay hoặc nách của bé và đếm số lần mạch đập trong vòng 1 phút. Lưu ý, mẹ nên dùng đồng hồ bấm giờ, hiển thị cả kim phút và kim giây khi đo mạch cho trẻ.

Cách đếm nhịp thở của trẻ sơ sinh:

Mẹ ôm bé nằm trong lòng, ở trạng thái yên lặng, không quấy khóc. Sau đó vén áo trẻ lên quá phần ngực, nhìn vào bụng hoặc ngực trẻ và bắt đầu đếm, mỗi lần hít vào thở ra là một nhịp, tiếp tục đếm trong vòng 1 phút và đếm lại 2 - 3 lần. Mẹ nên nhớ là không được đếm 30 giây hoặc 20 giây rồi nhân lên đấy nhé, vì trẻ sơ sinh thường có nhịp thở không đều nên làm theo cách này mẹ sẽ không có kết quả chính xác nhất.

Huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu? Bệnh huyết áp ở trẻ em

Đặt trẻ nằm yên và đo nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút
Đặt trẻ nằm yên và đo nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút

Nhịp tim của trẻ nhanh hơn bình thường có sao không?

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn nhịp tim mình luôn ở mức ổn định.Nhưng có những người bị nhịp tim chậm, có những người mắc nhịp tim nhanh, có người lại bị loạn nhịp tim. Nhịp tim không đều thường thấy trong thời kỳ trẻ còn nhỏ, không hoàn toàn giống với người trưởng thành, bao gồm một số dạng dưới đây:

Rối loạn nhịp tim:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những rối loạn nhịp tim ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ sớm mắc phải chứng bệnh này khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ như hở van tim, hẹp van tim lâu dài khiến cơ tim dày lên và suy yếu, hoặc do bất kỳ sự thay đổi cấu trúc nào của tim. Ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác dẫn đến loạn nhịp tim như trẻ bẩm sinh bị cao huyết áp, đái tháo đường. Trẻ em được cho uống thuốc không đúng gây tác dụng phụ; thực phẩm bẩn, có độc tố, giảm lượng oxy trong máu, rối loạn điện giải hoặc bị kích thích quá độ cũng gây ra hiện tượng loạn nhịp tim ở trẻ nhỏ.

- Một số loại rối loạn nhịp tim thường gặp ở trẻ:

Nhịp xoang chậm.

Nhịp xoang nhanh.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất.

Rung nhĩ.

Cuồng nhĩ.

Nhịp nhanh thất.

Rung thất.

…v.v…

Tim đập quá nhanh:

Thường gặp ở những trường hợp trẻ vận động nhiều, căng thẳng, gào khóc, sốt, thiếu máu, mất máu,  sốc, viêm cơ tim; trẻ mắc bệnh lý về tuyến giáp, bệnh lý về đường hô hấp; bệnh tim bẩm sinh hoặc dùng các loại thuốc như Atropin, Ephedrin… Bệnh thường đột nhiên phát tác, có thể xuất hiện các triệu chứng như sắc mặt trắng xanh, vã mồ hôi, lạnh tứ chi, thở gấp, bỏ bú, nôn ọe, đau tức vùng ngực, hồi hộp, khó thở…

Chứng tổng hợp Sick Sinus:

Đây là sự cố sản sinh kích động và phát sinh dẫn truyền do chức năng của buồng tim bị suy kiệt. Trẻ nhỏ mắc phải chứng này thường do các bệnh như viêm cơ tim, bệnh lý về cơ tim, trúng độc cây dương địa hoàng, bệnh tim bẩm sinh gây ra. Đặc điểm trên lâm sàng là tim đập quá chậm, nhịp tim gia tăng không theo sự vận động, khóc hoặc phát nhiệt. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện hiện tượng tim đập quá nhanh.

Chăm sóc khi trẻ bị rối loạn nhịp tim như thế nào?

Biết cách chăm sóc khi trẻ bị rối loạn nhịp tim
Biết cách chăm sóc khi trẻ bị rối loạn nhịp tim

Trẻ em khó có thể tự biết bệnh của mình cũng như tự chăm sóc bản thân, vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm chăm sóc trẻ em nhiều hơn; nên:

Những lợi ích và các tư thế Yoga cho trẻ em mà các mẹ nên biết

– Tìm hiểu về các chỉ số huyết áp, nhịp tim, nhịp thở bình thường của trẻ em; tìm hiểu đến các biểu hiện bệnh của con bằng cách theo dõi và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc tìm hiểu qua sách báo, internet… từ đó giúp bạn an tâm và có kiến thức để chăm sóc con tốt hơn.

– Nếu không may con bạn có những biểu hiện bất thường đột ngột, hãy yêu cầu giúp đỡ và bấm số gọi ngay cấp cứu 115.

– Đưa con em bạn đi tái khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 3 – 6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe của con, phòng những biến chứng nguy hiểm

– Nên biết cách tự đo nhịp tim của con bạn bằng cách bắt mạch hoặc sử dụng ống nghe

– Tuyệt đối không tự ý cho con bạn dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

– Cho trẻ ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn nên hạn chế các đồ nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh… và chế độ tập luyện đều đặn hàng ngày.

– Giáo dục con em mình cách tự bảo vệ và chăm sóc bản thân để có một sức khỏe tốt.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nhận thấy tình trạng trẻ ngưng thở khoảng 5 giây sau đó tiếp tục thở lại thì đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu da mặt bé chuyển sang màu xanh hoặc ngừng thở kéo dài lâu hơn thời gian cho phép, đây là một trường hợp khẩn cấp và mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Hy vọng với những thông tin mà tuthuoc24h.net chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có kiến thức cơ bản về vấn đề nhịp tim ở trẻ em từ đó có thể xử lý nếu gặp phải những tình huống khẩn cấp. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Hẹn gặp các mẹ trong những bài viết sau của tuthuoc24h.net

Tuthuoc24h.net