Hướng dẫn những cách chăm sóc da khi mang thai để có làn da như ý
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Những cách chăm sóc da khi mang thai an toàn và hiệu quả

Khi mang thai, chị em sẽ có những biến đổi về da , tóc và cả móng. Vậy làm thế nào để chăm sóc da khi mang thai và khắc phục những thay đổi khác?

Việc chăm sóc da khi mang thai để có làn da khoẻ và đẹp là móng muốn muôn thuở của phái đẹp. Nhưng cần thực hiện như thế nào để da vừa đẹp mà lại không ảnh hưởng đến thai nhi thì không phải chị em nào cũng biết.

Một số thay đổi về da phổ biến trong thai kỳ

Khi mang thai, làm da chị em sẽ có nhiều thay đổi
Khi mang thai, làm da chị em sẽ có nhiều thay đổi

Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ có những dấu hiệu thay đổi về da, móng

tay và tóc. Dưới đây là một số thay đổi phổ biến nhất:

- Núm vú trở nên sẫm màu hơn.

- Có xuất hiện đường sọc nâu chạy từ rốn dọc theo tới gần vùng kín, má, mũi và trán gọi là  Melasma.

- Linea nigra- đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín

- Vết rạn da

- Mụn trứng cá

- Tĩnh mạch mạng nhện

- Suy tĩnh mạch

- Tăng trưởng móng tay và tóc

Yếu tố dẫn đến những thay đổi da trong thai kỳ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi của da trong thai kỳ là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu khiến da có xu hướng xấu hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những vết da sậm màu là do sự thiếu hụt của axit folic trong cơ thể của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.

Tuy vậy mẹ bầu cũng không cần phải lo lắng quá nhiều, bởi tình trạng thay đổi của da trong thai kỳ là một sự thay đổi hoàn toàn bình thường cũng giống như tình trạng buồn nôn, táo bón, chuột rút,... mà thôi.

Những thay đổi da trong thời kỳ mang thai

Nám và tàn nhang xuất hiện trên da khi mang thai

Hiện tượng nám và tàn nhang có thể xuất hiện khi phụ nữ mang thai
Hiện tượng nám và tàn nhang có thể xuất hiện khi phụ nữ mang thai

Chăm sóc da mặt khi mang thai sẽ khó hơn lúc bình thường. Thống kê cho thấy 70% phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng nám và tàn nhang. Nám và tàn nhang được gây ra bởi sự gia tăng các hắc tố melanin - một chất tự nhiên quyết định màu da và tóc cho con người. Sau khi bạn sinh con thì những nốt nám và tàn nhang cũng sẽ thường tự mờ dần. Tuy nhiên, một số phụ nữ có tình trạng nám và tàn nhang nặng hơn có thể kéo dài trong nhiều năm mà không thể mờ đi. Để giúp ngăn ngừa nám và tàn nhang trở nên tồi tệ hơn, hãy mặc áo chống nắng và đội mũ rộng vành mỗi ngày khi bạn ở bên ngoài.

Ngoài ra mẹ bầu có thể dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên loại mineral hoặc physical sunscreen. Tránh các sản phẩm có chứa các hoạt chất như Oxybenzone, avobenzone và homosalate có tác dụng xấu tới mẹ bầu.. Tốt nhất mẹ bầu chỉ nên sử dụng kem chống nắng có thành phần tự nhiên. Bôi kem chống nắng 2-3 tiếng/lần hoặc nhiều hơn nếu mẹ bầu phải thường xuyên tiếp xúc với nắng.

Mẹ bầu bị rạn da

Hình ảnh minh hoạ về rạn da khi mang thai
Hình ảnh minh hoạ về rạn da khi mang thai

Tình trạng rạn da thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể của người mẹ phát triển nhanh trong thai kỳ. Các vết rạn da thường có màu đỏ hoặc màu trắng. Đến kỳ tam cá nguyệt thứ ba, nhiều bà bầu thường có vết rạn ở bụng, mông, ngực hoặc đùi. Để giúp làm mờ các vết rạn da và giữ cho làn da luôn mềm mại, bà bầu nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho mình. Sau khi sinh em bé thì hầu hết các vết rạn da sẽ mờ dần mặc dù chúng sẽ không thể biến mất hoàn toàn.

Xem thêm các mẹo trị rạn da khi mang thai nhé!

Xuất hiện mụn trứng cá khi mang thai

Mụn trứng cá là hiện tượng phổ biến khi chị em mang thai
Mụn trứng cá là hiện tượng phổ biến khi chị em mang thai

Nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá khi mang thai. Một số đã bị mụn trứng cá từ trước và nhận thấy tình trạng mụn ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong khi mang thai. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nội tiết tố bị thay đổi và đây là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá sinh sôi.

Cách điều trị mụn trứng cá trong khi mang thai

Mẹ bầu vẫn nên cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân mặc dù trên thị trường hiện nay thì có rất nhiều sản phẩm dùng để trị mụn dành cho mẹ bầu. 

Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng này, các bạn có thể:

- Mẹ bầu nên rửa cùng với nước ấm hai lần mỗi ngày. Nên dùng loại có độ PH dịu nhẹ sẽ tốt cho da hơn.

Rửa mặt hai lần một ngày với sữa rửa mặt có độ PH dịu nhẹ và - Nếu tóc tiết nhiều dầu, phải gội đầu mỗi ngày. Đồng thời cố gắng giữ khoảng cách không cho tóc chạm vào da mặt quá thường xuyên.

- Tránh nặn mụn để không bị sẹo.

- Chọn mỹ phẩm không chứa dầu.

- Ngoài ra mẹ bầu nên sử dụng nước tẩy trang để tẩy trang trước khi đi ngủ. Nước tẩy trang sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ những bụi bẩn, lớp dầu trên da mặt. Nhờ đó làn da có thời gian phục hồi, giảm mụn hiệu quả.

Các cách trị mụn khi mang thai đơn giản tại nhà!

Hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện ở mẹ bầu

Hiện tượng tĩnh mạch khi mang thai
Hiện tượng tĩnh mạch khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố và lượng máu cao hơn trong cơ thể khi mang thai dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch và hình thành nên các tĩnh mạch mạng nhện xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay. Triệu chứng này sẽ mờ dần sau khi sinh em bé.

Nguyên nhân

Trọng lượng và áp lực của tử cung có thể làm giảm lưu lượng máu từ phần dưới cơ thể của người mẹ và làm cho các tĩnh mạch ở chân bị sưng và đau. Điều này gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở âm hộ và trực tràng gây ra bệnh trĩ. Nó sẽ biến mất sau khi sinh nhưng lại gây mất thẩm mỹ.

Cách ngăn ngừa 

Mặc dù không thể ngăn chặn chúng hoàn toàn, nhưng có một số cách có thể áp dụng để giảm sưng, đau và ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn:

Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, thường xuyên đi lại giúp lưu thông máu

Tuyệt đối không bắt chéo chân khi ngồi trong thời gian

Khi ngồi, nên kê cao chân bằng ghế hoặc bệ đỡ

Tập thể dục thường xuyên, đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp

Tránh táo bón bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước

Bà bầu bị ngứa

Khi đang mang thai mà thấy bị ngứa, thì sẽ có những vết sưng nhỏ. Vết ngứa trông giống như vết của côn trùng cắn và có thể xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên da. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ và thường bắt đầu với một vài vết sưng, sau đó sẽ tăng số lượng mỗi ngày. Nó được gây ra bởi những thay đổi trong hệ thống miễn dịch xảy ra trong thai kỳ.

Hiện tượng Pemphigoid khi mang thai

Hiện tượng Pemphigoid ở bà bầu
Hiện tượng Pemphigoid ở bà bầu

Pemphigoid là một loại bệnh về da hiếm gặp, thường bắt đầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ hoặc đôi khi ngay sau khi sinh con. Mụn nước xuất hiện trên bụng, và mụn nước có thể bao phủ một khu vực rộng của cơ thể nếu trong trường hợp nghiêm trọng,. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới thai kỳ bao gồm sinh non và em bé có kích cỡ nhỏ hơn bình thường.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai bà bầu phải làm sao?

Những thay đổi khác khi mang thai

Những thay đổi tóc khi mang thai

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể khiến tóc và lông cơ thể phát triển và trở nên dày hơn. Đôi khi phụ nữ mang thai bị mọc lông ở các khu vực mà trước đây không có, chẳng hạn như mặt, ngực, bụng và cánh tay. Tóc và lông sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 tháng sau khi sinh.

Hầu hết phụ nữ gặp phải tình trạng rụng tóc sau khoảng 3 tháng khi sinh con, hầu hết phụ nữ gặp tình trạng rụng tóc. Điều này xảy ra bởi vì hormone đang trở lại mức ổn định, giúp cho tóc trở lại chu kỳ phát triển và rụng bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, tóc sẽ mọc lại hoàn toàn trong vòng 3- 6 tháng

Những thay đổi về móng tay trong khi mang thai

Móng tay phát triển nhanh hơn bình thường khiến nhiều chị em khi mang thai thấy lo lắng. Chúng có thể trở nên giòn hơn hoặc dễ bị gãy. Giống như những thay đổi về tóc, các thay đổi về móng tay sẽ giảm bớt sau khi sinh.Ứ mật trong thai kỳ là gì?

Hiện tượng ứ mật khi mang thai

Ứ mật trong thai kỳ (ICP) là tình trạng bệnh gan phổ biến nhất xảy ra trong thai kỳ. Triệu chứng chính của ICP là ngứa dữ dội nhưng không bị phát ban. Ngứa thường xảy ra ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, nhưng nó cũng có thể lan sang các khu vực khác. Các triệu chứng thường xảy ra cuối thai kỳ nhưng thường biến mất một vài ngày sau khi sinh con. ICP có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tử vong thai nhi.

Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã biết được cách chăm sóc da khi mang thai rồi đúng không nào. Hãy luôn yêu thương bản thân và chăm sóc sắc đẹp, dưỡng da khi mang thai nhưng nhớ đảm bảo an toàn cho bé yêu nhé.

TuThuoc24h