Viêm da dị ứng là một bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ với các biểu hiện như trẻ ngứa ngáy, đau rát da, mất ngủ, da nhiễm trùng có vệt đỏ, mủ, vảy vàng. Cách tốt nhất để điều trị viêm da ở trẻ em là thăm khám cơ sở y tế để nhận tư vấn tốt nhất.
5 dạng viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ
Viêm da dị ứng
Đây là một bệnh lý liên quan đến tổn thương da mạn tính, trẻ bị khô da, ngứa, nổi sần rất khó chịu. Bệnh còn tái diễn liên tục, nếu không được chăm sóc và xử lý ngay có thể biến chứng, bôi nhiễm ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Viêm da dị ứng còn được gọi là bệnh viêm da cơ địa thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Bệnh gồm 2 cấp độ: viêm da cấp tính và viêm da mãn tính.
Các mẹo chữa dị ứng da đơn giản mà cực kỳ hiệu quả tại nhà
- Viêm da cơ địa cấp tính: Các đốm ban đỏ tròn xuất hiện trên da, dễ bong tróc, trên bề mặt da có mụn nước, sưng, phù nề và gây ngứa
- Viêm da cơ địa mãn tính: Xuất hiện các nốt sần đỏ, dẫn đến bong vảy và gây rối loạn sắc tố da, có thể kèm theo chảy nước vàng, tạo cảm giác khó chịu cho trẻ
Nguyên nhân trẻ có thể bị viêm da cơ địa:
- Do di truyền: Trong gia đình từng có người bị bệnh chàm da, viêm da dị ứng, viêm mũi, hen, nổi mề đay
- Vấn đề nội tại: Bên trong trẻ có cơ địa dị ứng, khi đó gặp các tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể hoặc các yếu tố bên ngoài, dễ dàng làm bệnh tiến triển nặng hơn thành viêm da cấp tính hoặc mạn tính
- Môi trường: Thời tiết thay đổi cũng là một yếu tố thường gặp, nhất là khi trời trở lạnh
Nổi mề đay
Trẻ xuất hiện các nốt sần đỏ, sưng tấy, không có hình dạng rõ ràng, khiến con khó chịu hoặc ngứa ngày. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, khó thở, chóng mặt, rát, da tấy đỏ, phù mạch ở các vị trí như tay, chân, miệng, thậm chí cả mí mắt. Đây là những biểu hiện cơ bản của nổi mề đay.
Nổi mề đay ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn vì sức đề kháng của trẻ ở giai đoạn này còn yếu, dễ nhiễm vi khuẩn, virus hoặc các vật thể lạ xâm nhập qua đường hô hấp. Hơn nữa, trẻ có thể bị dị ứng hải sản, thức ăn, thuốc uống hoặc do tiếp xúc các chất gây dị ứng như phấn hoa, vết trích côn trùng, lông động vật, chất hóa học, thời tiết thay đổi.
Phát ban
Phát ban kèm các biểu hiện như vùng da nông bị sưng, ngứa, đỏ, kích thước có thể thay đổi và xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Phát bản là do chất histamin – tác nhân chính gây bệnh.
Sốt phát ban ở trẻ em và cách điều trị tại nhà
Phù mạch
Phù mạch là bệnh xuất hiện cùng với phát ban, lớp da sâu có hiện tượng sưng. Phù mạch không có biểu hiện như đỏ, ngứa và nổi tại mô mềm như mi mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Phát ban và phù mạch có thể xuất hiện cùng lúc, cũng có thể tách biệt trong cơ thể.
Nguyên nhân phát sinh bệnh phù mạch là do phản ứng các chất hóa học – các chất được dự trữ trong tế bào mast của cơ thể tại lớp da sâu.
Viêm da tiếp xúc
Đây là một tình trạng dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với một số chất hóa chất gây phát ban. Hiện tượng này có thể do phản ứng dị ứng hoặc không dị ứng.
Phương pháp điều trị thông dụng cho trẻ viêm da dị ứng
Dưới đây là cách điều trị viêm da dị ứng an toàn cho trẻ:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc làm ẩm đặc chế cho trẻ nhỏ
- Tắm thường xuyên cho trẻ, giữ da khô ráo, thông thoáng, không để trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc quá chật
- Cho trẻ đi khám sớm để ngăn ngừa tình trạng ngứa và kích ứng da ở trẻ.
Phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng cho trẻ nhỏ
Bên cạnh điều trị bệnh, phòng bệnh cũng là một việc rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Một số cách phòng ngừa bao gồm:
- Luôn giữ cơ thể và da trẻ thoáng mát, khô ráo, tránh để trẻ ra mồ hôi quá nhiều, ẩm ướt, tạo điều kiện cho rôm sảy.
- Tạo thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, đúng giờ cho trẻ. Không để trẻ căng thẳng, thiếu ngủ hay quấy khóc sẽ ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe.
- Thay quần áo thường xuyên, giữ quần áo và đồ dùng của trẻ sạch sẽ, không lột trái quần áo của trẻ khi phơi để tránh các chất kích ứng da bám vào. Mẹ nên ưu tiên chọn quần áo có chất liệu mềm mịn, dễ thấm mồ hôi.
- Thường xuyên vệ sinh làn da cho trẻ bằng nước sạch, các dung dịch lành tính hoặc các loại thảo dược an toàn. Khi tắm cho trẻ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ.
- Cho trẻ uống đủ nước, tránh tình trạng thiếu nước gây khô da.
- Tránh cho con ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như các loại mắm, tương, gà, bò, chao, đồ lên men,…
- Không tự ý lạm dụng các loại thuốc bôi da khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc hoặc chơi với động vật, đồ vật không đảm bảo vệ sinh, dễ gây kích ứng như thú bông, áo lông, chổi lông, áo len,…
- Ngay khi thấy trẻ ngứa ngáy, mất ngủ, đa vùng da bệnh, nhiễm trùng với các vết đỏ, mủ hay vẩy vàng, tránh cho trẻ gãi hoặc cố ý làm xước, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị.
Bệnh viêm da dị ứng có thể điều trị?
Bệnh viêm da dị ứng có thể điều trị nhờ sự kết hợp giữa dùng thuốc, chăm sóc da và thay đổi lối sống. Mặc dù không có phương pháp này có thể điều trị bệnh một cách triệt để nhưng có thể làm giảm một số triệu chứng như:
- Ngăn bệnh diễn tiến xấu hoặc bùng phát bệnh
- Giảm cảm giác khó chịu, đau, ngứa cho con nhỏ
- Ngăn ngừa nhiễm trùng và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra
- Tránh cho da bị dày lên.
Bệnh viêm da ở trẻ em là bệnh lý rất phổ biến và thường gặp do sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Vì thế, ba mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa để giúp trẻ không bị tái phát một khi từng nổi mề đay. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu bệnh có dấu hiệu nặng lên.
TuThuoc24h