Viêm đường tiết niệu khi mang thai - mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Viêm đường tiết niệu khi mang thai - độ nguy hiểm và cách phòng tránh

Chị em dễ mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai, gây nên khó khăn trong quá trình sinh hoạt và ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm đường tiết niệu là một bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó viêm đường tiết niệu khi mang thai ở phụ nữ là nguy hiểm hơn hết. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai? Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ra sao? Phòng chống bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai như thế nào cho đúng cách! Hãy cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu nhé!  

Viêm đường tiết niệu khi mang thai gây nên nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai? 

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ trở nên yếu hơn so với lúc bình thường không mang thai do sức đề kháng suy yếu dẫn đến các bộ phận trong hệ tiết niệu của thai phụ đều nhảy cảm và có khả năng nhiễm khuẩn cao, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Phụ nữ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể gây ra hiện tượng sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh,…Trong một số trường hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận cấp, nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy các thai phụ cần được chẩn đoán nếu có dấu hiệu viêm đường tiết niệu và điều trị sớm từ bác sĩ chuyên khoa để tránh những hậu quả khôn lường. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ? Câu trả lời được lý giải do bởi nhiều nguyên nhân. 

Biết thêm về bệnh viêm đường tiết niệu mà 99 người không biết!

Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến là do vi khuẩn E.coli, nấm chlamydia và vi trùng gây nên. Chúng thường có mặt trên da, trong trực tràng hoặc âm đạo ở cơ thể người phụ nữ. Chúng xâm nhập vào bang quang, sinh sôi nảy nở và gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng đến các cơ quan hệ tiết niệu.

Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân đầu tiên gây nên bệnh viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân thứ hai được nhắc đến là do khi mang thai khối lượng cơ tử cung tăng lên gây chèn ép đường tiết niệu. Thay đổi về giải phẫu và chức năng của đường tiết niệu dẫn đến hiện tượng thận mở rộng, khiến cho niệu quản và bàng quan bị chèn ép gây ra khó khăn lúc đi tiểu, dẫn đến sản phụ đi tiểu không hết, còn đọng lại nước tiểu và tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn gây hại.

Nguyên nhân thứ ba được đề cập đến là do phụ nữ có âm đạo và hậu môn tương đối gần và nằm trên một bình diện khiến cho khả năng lây nhiễm bệnh từ bộ phận này sang bộ phận khác cao hơn. Thêm nữa khi mang thai, thân nhiệt của người phụ nữ thường cao hơn so với lúc bình thường cùng với chứng nóng trong gây ra hiện tượng nóng rát, đi tiểu buốt, làm dễ bị viêm đường tiết niệu.

Liệu rằng  bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không ?

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai phải biết để điều trị kịp thời

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai  ở phụ nữ khá nhiều, những dấu hiệu phổ biến biểu hiện ra bên ngoài mà chúng ta có thể nhận biết ngay được bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, nước tiểu đục thậm chí có thể có máu;
  • Khó khăn trong việc đi tiểu, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi chỉ được một ít, khó tiểu đôi khi cần rặn;
  • Người bệnh mệt mỏi, có hiện tượng sốt nhẹ;
  • Cảm giác đau vùng bụng dưới, căng tức bàng quang, đau thắt lưng hoặc đàu hai bên mạn sườn;
  • Cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, đặc biệt hay buồn đi tiểu vào ban đêm.

Khi thấy phụ nữ mang thai có những biểu hiện trên, người nhà và bệnh nhân nên nhanh chóng tìm đến các phòng khám đa khoa, bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thực hiện chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp tránh những hậu quả khôn lường. Khi thực hiện chẩn đoán, căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, người ta phân ra một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu tùy mức độ nặng nhẹ ở phụ nữ có thai như sau:

  • Thể nhiễm khuẩn: lúc này vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo. Tuy nhiên lại không thể hiện triệu chứng rõ ràng, khiến cho việc phát hiện rất khó khan. Ở thể nhiễm khuẩn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra bệnh viêm thận, bể thận.
  • Thể viêm bang quang: lúc này vi khuẩn đã sinh sôi và phát triển rộng rãi. Giai đoạn này sản phụ sẽ gặp phải hiện tượng đau buốt khi đi tiểu thường xuyên, bí tiểu hoặc đi tiểu nhiều, đôi khi trong nước tiểu có lẫn máu,…
  • Viêm thận, bể thận cấp: đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu khi mang thai, viêm thận có thể gây ra hiện tượng sốt cao ở sản phụ, tim đạp nhanh, rét run, mệt mỏi, chán ăn, thậm chí nôn ói,…Lúc này cơ thể thai phụ suy nhược nhanh dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ cao sảy thai, sinh non.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý không phải xa lạ, có cách điều trị. Tuy nhiên không nên chủ quan coi nhẹ khi phát hiện ra các dấu hiệu nhất là bệnh xảy ra ở người phụ nữ đang mang thai để tránh các trường hợp đáng tiếc cũng như các biến chứng sau này.

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng nước cam

Điều trị bằng kháng sinh nếu chẳng may mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai, nếu được chẩn đoán rơi vào trường hợp nhẹ như thể nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quang, các sản phụ có thể được điều trị ngoại trú tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, loại kháng sinh được sử dụng không gây hại cho thai nhi giúp làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm cảu sản phụ và sau thời gian điều trị bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm lại để có kết quả chính xác bệnh tình của mình.

Trong trường hợp kết quả chẩn đoán với thể viêm thận, bể thận cấp thì thai phụ buộc phải nhập viện để thực hiện điều trị theo phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa đưa ra, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu từ bác sĩ về đơn thuốc, cách sử dụng và tránh lạm dụng thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra, còn cần có sự chăm sóc của sản khoa như kiểm tra thai nhi, theo dõi tim thường xuyên … để phát hiện ra nguy cơ sảy thai hay sinh non nếu có.

Điều trị bệnh không dùng kháng sinh mặc dù kháng sinh được lựa chọn để làm giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, các sản phụ cũng nên kết hợp một số biện pháp tại nhà để giảm tình trạng viêm nhiễm bằng việc sử dụng đồ ăn thức uống tại nhà.

Với trường hợp  viêm đường tiết niệu sau sinh thì như thế nào?

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai tại nhà được ưa chuộng áp dụng khiến cho các mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Đầu tiên dễ thực hiện nhất là uống nhiều nước cam và nước dừa non, nước cam giàu vitamin C giúp cho mẹ bầu tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó nước dừa non lại có tác dụng lợi tiểu và tăng cường hệ miễn dịch bởi sự dồi dào axit lauric, có tác dụng chống khuẩn, virus, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Kiên trì uống trong vòng khoảng 5 ngày, cảm giác đau buốt hay khó tiểu sẽ thuyên giảm và khoảng 2 tuần thì có thể khỏi hẳn. Cẩn thận hơn các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian thực hiện nhé!

Thêm một loại trái cây hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu khi đang mang thai được gợi ý là ăn quả nam việt quất, ăn quả này có khả năng ngăn cản vi khuẩn E.coli bàm vào thành bàng quang hoặc đường tiết niệu. Các mẹ bầu có thể ăn trực tiếp, ép nước uống hoặc ăn đồ khô. Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng rằng hãy tránh sử dụng quả nam việt quất khi mẹ bầu đang sử dụng thuốc cho chứng loãng máu hoặc thuốc kháng viêm không steroid.

Ngoài ra, các mẹ bầu không thể bỏ qua việc thực hiện uống nước nhiều, càng uống nhiều nước, các mẹ bầu càng có nhu cầu đi vệ sinh nhiều và điều đó tốt cho việc loại bỏ vi khuẩn.  

Tại sao mang thai 3 tháng cuối dễ bị viêm đường tiết niệu?

3 tháng cuối thai kì là giai đoạn dễ mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu

Câu hỏi này được lý giải như sau, ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối cùng trước khi sinh, tử cung của người mẹ có xu hướng nghiêng sang bên phải, đè lên niệu quản và thận phải vì thế dễ gây ứ nước thận và viêm thận làm cho việc đi tiểu trở nên khó khăn dẫn đến nước tiểu ứ đọng tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển trong đường tiết niệu dễ gây viêm đường tiết niệu.

Bên cạnh đấy, trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi về sinh lý nội tiết như dưới tác động của progesterone sản sinh sẻ làm nhu động ruột, nhu động ruột niệu quản giảm nên thai phụ hay bị táo bón và ứng đọng nước tiểu hơn, điều đó khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển gây nên viêm đường tiết niệu.

Phòng bệnh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai

Nhìn chung, viêm đường tiết niệu khi mang thai là bệnh khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chủ động biết cách phòng tránh cẩn thận thì căn bệnh sẽ không quá nguy hiểm đồng thời giảm khả năng mắc bệnh trong suốt quá trình mang thai. Sau đây là một số cách phòng bệnh mà các mẹ bầu nên áp dụng để phòng bệnh tốt nhất:

Khi viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

  • Để chủ động phòng tránh và phát hiện ra bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai càng sớm càng tốt thì phụ nữ mang thai cần thực hiện thường xuyên kiểm tra nước tiểu, các mẹ bầu có thể kết hợp việc đi khám thai để thực hiện các xét nghiệm về nước tiểu, đặc biệt chú ý trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Khi mang thai, thai phụ nhất thiết phải chú trọng đến việc bổ sung nhiều nước hơn so với bình thường, ngoài ra còn nên sử dụng thêm các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, hỗ trợ sức đề kháng và có tác dụng lợi tiểu. Lượng nước khuyên các mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày khoảng từ 1,5 lít cho đến 2 lít.
  • Thêm một điều khuyến cáo cho các mẹ bầu là phải đi tiểu ngay nếu có nhu cầu, tuyệt đối không nhịn tiểu vì như thế sẽ gây ra việc ứ đọng nước tiểu làm ảnh hưởng đến thận, nguy hiểm hơn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi phát triển dễ dàng dẫn đến viêm đường tiết niệu mà các mẹ bầu không hề mong muốn.
  • Vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ và đúng cách trong thời gian thai kỳ nhất là việc làm sạch vùng kín và hậu môn sau khi đi vệ sinh là hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn có hại.
  • Một điều quan trọng nữa là hãy điều trị triệt để các bệnh nếu như các mẹ bầu đang mắc phải như viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung để tránh lây sang đường tiết niệu vì như đã biết vị trí âm đạo và các cơ quan trong hệ tiết niệu rất gần nhau.

Khi bị  viêm đường tiết niệu uống thuốc gì ?

Giai đoạn mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng và nhạy cảm đối với người phụ nữ. Vì thế trong giai đoạn này người phụ nữ đặc biệt phải chú ý sức khỏe của bản thân, những dấu hiệu thay đổi của cơ thể đều có thể chứa những nguy cơ mắc bệnh, một trong số đó bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai cần phải quan tâm không được chủ quan. Tuy là viêm nhiễm đường tiết niệu có cách chữa trị tuy nhiên không nên lơ là cảnh giác mức độ nguy hiểm đặc biệt là trong thời gian mang thai. Do vậy hãy siêng năng kiểm tra sức khỏe thường xuyên để chủ động phòng tránh và có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc. 

TuThuoc24h.net