Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường là một chế độ ăn uống hợp lí. Tuy nhiên, ngay cả bác sĩ lúc kê đơn thuốc cũng chỉ dặn dò chung chung là kiêng đồ ngọt, chứ không đề cập cụ thể, đầy đủ bệnh tiểu đường nên ăn gì hay kiêng ăn gì. Vì vậy đã có rất nhiều câu xoay quanh vấn đề chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường được gửi về cho tuthuoc24h. Hôm nay tuthuoc24h sẽ giải đáp cho bạn.
1. Bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống như thế nào là hợp lí?
Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu thành phần, và những chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt cho người bệnh tiểu đường. Trước khi đi vào chi tiết, đầy đủ, cụ thể hơn người bệnh tiểu đường ăn gì tốt.
+ Đầy đủ các chất dinh dưỡng: các vitamin, khoáng chất, chất béo, chất đường bột, chất béo, chất đạm.
+ Các thực phẩm hỗ trợ cho việc thanh lọc cơ thể, làm sạch máu, đường huyết không lên cao, phục hồi thành mạch máu.
+ Tái tạo mạch máu, nuôi dưỡng cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm.
+ Hạn chế tất cả các sản phẩm tinh chế, chế biến đặc biệt là các sản phẩm từ động vật.
+ Hạn chế tối đa các loại thuốc và thực phẩm chức năng không cần thiết.
2. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường cần hiểu, và biết nên thêm gì vào khẩu phần ăn cho phù hợp. Sau đây là những thực phẩm được tuthuoc24h tìm hiểu, chọn lọc mà người bệnh tiểu đường nên ăn:
+ Nhóm thực phẩm đường bột: bao gồm ngũ cốc, đậu, rau củ chứa tinh bột. Đối với những thực phẩm này cần cung cấp cho cơ thể, tuy nhiên ở mức vừa phải, tránh ăn nhiều tinh bột, ví dụ nếu đã ăn các loại củ như khoai, sắn, thì cần cắt giảm cơm trong khẩu phần ăn. Hình thức chế biến cũng cần hạn chế tối đa chiên rán, xào, chỉ nên hấp, luộc hoặc nướng.
+ Nhóm thịt cá, trứng: người bệnh tiểu đường nên ăn cá, cá là thực phẩm rất thích hợp và tốt trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường. Có thể bổ sung thêm thịt nạc, thịt gia cầm, tuy nhiên cần lọc bỏ da, mỡ và như đã đề cập ở phần trên, cách chế biến cũng cần hạn chế chiên rán hoặc xào. Có thể chế biến áp chảo để tiếp tục loại bỏ bớt mỡ trong thịt.
+ chất béo và đường: có thể bạn sẽ cảm thấy để nhóm này ở đây là không hợp lí. Tuy nhiên, những chất béo không no rất được ưu tiên trong chế độ ăn uống người bệnh tiểu đường, chất béo không no thường có trong cá và các loại thực vật như đậu nành, vừng, mè, olive, … Vậy nên, hoàn toàn có thể sử dụng bổ sung dầu tinh chế từ các loại thực vật này.
+ Nhóm rau xanh: đây là loại thực phẩm cực kì cần thiết, không chỉ đối với người bệnh tiểu đường mà với bất kì ai. Tuân thủ cách chế biến đơn giản: luộc, hấp, nướng hoặc ăn sống, rau xanh sẽ cung cấp hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất sơ cần thiết cho cơ thể. Đồng thời cũng không làm tăng đường huyết hoặc chất béo. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ăn rau xanh trong hầu hết các bữa ăn chính.
+ Nhóm trái cây tươi, hoa quả: người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? - Trái cây rất tốt, nhưng nên hạn chế dùng trái cây với sữa, kem, siro hoặc những chất ngọt khác. Đồng thời cũng hạn chế các loại hoa quả chín ngọt như: xoài, sầu riêng, me thái, …
3. Người bị bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường không nên ăn (hạn chế ăn) những thực phẩm sau.
+ Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
+ Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
+ Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga...
+ Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
+ Hạn chế chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá, các thực phẩm nhiều phụ gia, gia vị, chiên xào. Các thực phẩm chức năng, thuốc không cần thiết.
-- Ảnh: thuc-an-nhanh
4. 5 mẹo giúp bạn ghi nhớ nhanh chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường
Sau đây là tóm tắt ngắn gọn những gì người bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng ăn:
+ Thứ nhất: ăn uống đủ chất, với nhiều cá, rau xanh.
+ Thứ hai: ăn ít tinh bột
+ Thứ ba: hạn chế chiên rán, xào và mỡ động vật.
+ Thứ tư: hạn chế tối đa đường và thực phẩm giàu đường
+ Thứ 5: hạn chế chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
5. Sai lầm thường gặp trong chế độ ăn uống người bệnh tiểu đường
Dưới đây là những sai lầm rất phổ biến. Nếu mắc phải những sai lầm dưới đây, bạn nên thay đổi từ bây giờ.
+ Không ăn chất béo: nhiều người bệnh tiểu đường kiêng cử tất cả liên quan đến đường và chất béo. Tuy nhiên, đó là một sai lầm, sự thật là người bệnh tiểu đường nên kiêng cử, không nên ăn chất béo, mỡ động vật. Đối với chất béo không no từ cá, thực vật vẫn phải bổ sung.
+ Tốt hơn hết nên kiêng ăn thật nhiều: điều này hoàn toàn không đúng, người bệnh tiểu đường cũng cần bổ sung đủ dinh dưỡng như người bình thường cho cơ thể hoạt động. Không nên kiêng ăn quá nhiều, hoặc ăn đói, gây ra tình trạng hạ đường huyết, cơ thể thiếu dinh dưỡng.
+ Lâu lâu ăn nhiều đồ kiên cử một lần không sao: điều này không nên, phải đảm bảo chế độ ăn đúng liên tục, vì dễ gây tăng đường huyết đột ngột rất nguy hiểm.
6. Lời khuyên cho người bệnh và người nhà người bệnh tiểu đường
+ Sau khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì? Thì hãy bắt đầu áp dụng ngay với những lời khuyên sau.
+ Người bệnh tiểu đường cần có khẩu phần ăn riêng trong nhà, cả nhà có thể dùng phần ăn của người bệnh, nhưng người bệnh không dùng phần ăn cả nhà. Dễ nhầm lẫn các thực phẩm mà người bệnh tiểu đường không nên ăn.
+ Bệnh tiểu đường dễ có nhiều biến chứng nếu không biết cách điều trị, ăn uống hợp lí. Ngoài việc ghi nhớ nên ăn gì, và không nên ăn gì thì người bệnh tiểu đường cần đảm bảo chế độ ăn điều độ, ăn đúng giờ, không để quá đói hoặc quá no.
+ Người bệnh tiểu đường nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, để tránh lượng đường tăng nhiều đột ngột.
+ Nếu đã ổn định đường huyết, năng lượng với các bữa ăn hiện tại. Không nên thay đổi cơ cấu, khối lượng của bữa ăn liên tục, hoặc bất ngờ.
+ Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh tiểu đường nên lưu ý các chỉ định của bác sĩ theo phác đồ điều trị. Vận động, tập thể dục thường xuyên hơn để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ bệnh tiểu đường.+
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm ngầm, dễ gây biến chứng. Vì thế người bệnh cần tuân thủ tốt các bữa ăn, vận động, chế độ điều trị để cải thiện tình trạng tốt nhất. Nếu có vấn đề gì hãy trực tiếp đến bệnh viện, hoặc bác sĩ để được thăm khám và tư vấn một cách tốt nhất.
TuThuoc24h.net