Phụ nữ mang thai có nên ăn trứng vịt lộn là thắc mắc của nhiều chị em. Bởi lo lắng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu ngay nhé.
Trứng vịt lộn là món ăn đã quá quen thuộc. Vậy phụ nữ mang thai có nên ăn trứng vịt lộn không? Liệu thói quen ăn uống này có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không?
Công dụng của trứng vịt lộn đối với bà bầu
Dinh dưỡng
Theo số liệu từ các nghiên cứu về dinh dưỡng, trung bình 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 13,5g protein, 12g lipid, 82mg canxi, 198g phospho; beta-carotene các, vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin C và sắt,… Tuy vậy, nó cũng chứa tới gần 600mg cholesterol. Vì vậy, dù mang nhiều dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé, bà bầu cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…
Bồi bổ cơ thể
Các chất dinh dưỡng này thực hiện nhiệm vụ tái tạo máu, tăng sức đề kháng, cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Trứng vịt lộn là loại thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể, hạn chế suy nhược cơ thể, hay đau đầu chóng mặt, thiếu máu mệt mỏi. Lượng canxi dồi dào có trong trứng vịt lộn giúp thai nhi tăng cân, hấp thụ tốt các dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.
Theo Đông y, ăn trứng vịt lộn khi mang thai thì từ món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
Ngoài ra, trứng vịt lộn còn có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả tu âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau tăng trưởng. Rau răm ăn vào sẽ giúp sáng mắt, giúp mạnh chân gối hơn và đồng thời làm ấm bụng.
Cải thiện cân nặng
Nếu bạn muốn cải thiện cân nặng thì trứng vịt lộn là một sự lựa chọn hợp lý. Trứng giàu vitamin A và chứa chất tiền vitamin A. Bạn cần phải nạp vào bên trong cơ thể lượng dầu mỡ nhất định để cơ thể có thể hòa tan được trứng. Cơ thể khi đó mới hấp thu hết được chất dinh dưỡng. Cơ thể bạn sẽ được bổ sung nguồn năng lượng dồi dào khi ăn trứng vịt lộn. Đồng thời cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân. Còn với những người đã béo sẵn mà muốn giảm cân thì tốt nhất nên tránh loại thực phẩm này.
Việc bà bầu ăn trứng vịt lộn có giúp con sinh ra chân dài da trắng?
Về quan niệm của dân gian, bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn, thai nhi được nuôi dưỡng chân dài, da trắng, tóc mọc dày đen ngay từ khi mới ra đời là hoàn toàn không có cơ sở.
Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh quan niệm này là xác thực. Trứng vịt lộn đúng là có chứa nhiều canxi, protein cùng các dưỡng chất giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh
Mang thai có được ăn trứng vịt lộn không?
Kể cả với những thực phẩm tốt với cơ thể như thế nào đi chăng nữa thì vẫn cần phải ăn với liều lượng phù hợp, nếu không sẽ mang lại những tác dụng ngược. Và mẹ bầu cần nghiêm túc chú ý điều này. Ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho mẹ bầu. Món ăn này c cũng chứa hàm lượng vitamin A cao. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ, rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
Hơn nữa, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh ăn trứng vịt lộn trẻ sinh ra sẽ cao, trắng hay nhiều lông tóc, ho ,… Những điều đó phụ thuộc vào yếu tố di truyền nhiều hơn là tác động từ dinh dưỡng. Em bé vẫn sẽ phát triển bình thường nếu mẹ bầu ăn uống đầy đủ và khoa học. Vì thế, khi ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ không hẳn sẽ có thể tạo ra những điều kì tích như nhiều người vẫn nghĩ.
Vì thế, mang thai có nên ăn trứng vịt lộn không thì bạn nên tập trung ăn một món như trứng vịt lộn để cải thiện chiều cao của con khi còn trong bụng mẹ là điều hoàn toàn sai lầm.
Nguy hiểm hơn, bà bầu ăn trứng vịt lộn nhiều quá còn làm gia tăng nguy cơ nạp nhiều cholesterol xấu khiến chị em dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ.
Chị em nên bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để cơ thể được cân bằng dinh dưỡng, mẹ khỏe mạnh, con tăng trưởng đến mức tối đa.
Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì?
Những lưu ý khi thai phụ ăn trứng vịt lộn
Mặc dù trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều sẽ có thể dẫn đến nguy cơ cho bà bầu. Theo bác sĩ Lê Quang Hào chia sẻ, bà bầu có thể ăn một tuần một quả trứng vịt lộn trong thời kỳ mang thai. Ba tháng đầu thai kỳ, bà bầu không được lạm dụng ăn quá nhiều trứng vịt lộn có thể dẫn đến nguy cơ xấu cho thai nhi.
Nếu bà bầu ăn trứng vịt lộn, nhất định phải nắm rõ những lưu ý này để đảm bảo nhận được trọn vẹn dinh dưỡng mà không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Không nên lạm dụng, ăn quá nhiều trứng vịt lộn, mỗi tuần mẹ chỉ nên bổ sung tối đa khoảng 1 – 2 trái là đã đủ nguồn dinh dưỡng cho thai phụ và thai nhi.
- Các mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng vịt lộn trong các giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Lý do là vì nguồn năng lượng trong loại thực phẩm này quá dồi dào sẽ không phù hợp với những thời điểm trên.
- Lượng cholesterol và năng lượng quá lớn có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của chị em ngày càng tệ hơn và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của bé.
- Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối hoặc trước lúc đi ngủ. Lượng đạm trong loại thực phẩm này sẽ khiến mẹ dễ bị đầy hơi khó tiêu, mất ngủ và nôn nao khó chịu suốt đêm.
- Không nên ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm và quá nhiều gia vị vì chúng không có lợi cho sự an toàn của bé.
- Với bà bầu có triệu chứng mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thừa cân thì nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Bởi một quả trứng vịt lộn cung cấp khá nhiều dinh dưỡng và cholesterol gây tác động xấu cho sức khỏe của mẹ bầu mắc những bệnh trên.
Dinh dưỡng khi mang thai: 3 nguyên tắc cần nhớ
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều cần thêm chất đạm, vitamin, khoáng chất như axit folic và sắt, cùng nhiều calorie để cung cấp năng lượng. Nếu trước đây bạn duy trì một chế độ ăn nghèo nàn, nên chuyển ngay sang bữa ăn giàu dinh dưỡng. Đó là cách tốt nhất bạn có thể làm vì sức khỏe của con bạn.
Tuy nhiên, ăn tốt hơn không có nghĩa là ăn nhiều. Nếu bắt đầu tăng cân, bạn không cần thêm calorie trong 3 tháng đầu. 3 tháng sau cần thêm khoảng 300 calories một ngày. Khoảng 450 calories một ngày cho 3 tháng cuối. Nếu như bạn bị dư cân hoặc quá nhẹ cân, thì bạn sẽ cần phải thêm hoặc là bớt ít hơn thế này. Bạn có thể cân đối dựa theo trọng lượng mong muốn.
Các món sushi, rượu và phô mai mềm thì nên bỏ qua
Khi mang thai, bạn nên tránh dùng hải sản sống, sữa không tiệt trùng và phô mai mềm làm từ sữa không tiệt trùng, đặc biệt là các loại thịt và gia cầm chưa qua nấu chín. Tất cả đều có thể là nguồn chứa vi khuẩn gây nguy hiểm đến bạn và bé yêu.
Tìm hiểu về cách phòng tránh nhiễm khuẩn Listeria, một loại bệnh lây qua đường ăn uống đặc biệt nguy hiểm trong khi mang thai.
Hầu như tất cả loại cá đều chứa một lượng nhỏ metyl thủy ngân. Kim loại này nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây tác hại đến quá trình phát triển não của thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi mang thai, bạn nên giới hạn lượng tiêu thụ cá vào khoảng 350 gram một tuần, cho 2 phần ăn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên từ bỏ các buổi tiệc cocktail sau giờ làm. Uống rượu khi mang thai thì không hề tốt cho thai nhi. Nó có thể gây ra ở thai nhi những khuyết tật về thể chất. Hơn thế còn gây ra rối loạn khả năng nhận thức cũng như xuất hiện các vấn đề về cảm xúc của trẻ. Nên nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên bỏ rượu trong suốt giai đoạn mang thai.
Bạn cũng có thể cân nhắc việc bỏ qua thức uống chứa caffeine. Điều này có thể khó khăn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nếu bạn có thói quen dùng cà phê hay các thức uống chứa caffeine mỗi ngày. Bạn nên giảm từ từ để tránh tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt. Một vài nghiên cứu cho biết phụ nữ dùng khoảng 200 hay hơn 200 mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi phụ nữ không dùng caffeine. Em bé khi sinh ra có thể bị chết lưu, bị nhẹ ký nếu như mẹ bầu đưa vào cơ thể một lượng lớn caffeine.
Ngoài cà phê, caffeine còn tìm thấy trong trà, cola, các thức uống có ga khác, cacao, và chocolate.
Mẹ bầu có thể chủ động thay thế các món thiếu dinh dưỡng bằng các lựa chọn khác tốt cho sức khỏe. Ví dụ như sữa không béo, nước ép trái cây 100%, nước cam, chanh vắt. Một ly sữa nóng thơm ngon có thể thay cho một ly latte vào buổi sáng.
Không ăn kiêng khi mang thai
Sẽ có những mối nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu như ăn kiêng trong giai đoạn mang thai. Khi giảm cân sẽ khiến cơ thể bạn giảm cả sắt, axit folic, cũng như các loại vitamin và khoáng chất quan trọng thiết yếu khác.Chứ không hẳn chỉ giảm calorie
Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một sản phụ khỏe mạnh. Phụ nữ ăn uống tốt và tăng cân vừa đủ có khả năng sinh em bé khỏe mạnh. Nếu bạn dùng thực phẩm tươi ngon và đang dần tăng lên vài kg, bạn cũng cứ thư giãn và yên tâm vì đây là điều bình thường, cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã biết được phụ nữ mang thai có nên ăn trứng vịt lộn rồi đúng không nào.Hãy luôn chú ý đến thói quen ăn uống để không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé yêu nhé.
TuThuoc24h